Văn Nghị luận xã hội

Trà My Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng ba 2017
221
64
169
22
Hà Tĩnh
THPT Can Lộc

Nguyễn Phạm Đoàn Lê

Học sinh
Thành viên
10 Tháng năm 2017
75
38
21
23
THị Xã Gia Nghĩa Tỉnh Đăk Nông
Câu 1:
Cuộc chiến tai nạn giao thông – không ai là người ngoài cuộc!

Tai nạn giao thông đã và đang là vấn đề nóng hổi cũng là mảng tối trong bức tranh giao thông đòi hỏi cả xã hội phải có một cuộc chiến thực sự với nó. Đi khắp các nẻo đường, khẩu hiệu An toàn giao thông là hạnh phúc của mọi nhà như là lời nhắc nhở cũng là lời cảnh báo với những người tham gia giao thông hãy chấp hành nghiêm túc luật giao thông để đem lại an toàn cho mình và hạnh phúc cho mọi người.Đâu không phải là một chính trị gia, một nhà kinh tế, một nhà khoa học, một bác sĩ hay một kĩ sư nhưng bạn và tôi, mỗi học sinh chúng ta hoàn toàn có thể góp phần nhỏ bé vào việc đẩy lùi hiểm họa ấy vì sự bình yên của mỗi người, mỗi gia đình và của toàn xã hội.

Bạn đã bao giờ tận mắt chứng kiến tai nạn giao thông — Điều đang xảy ra hằng ngày, hằng giờ trên đất nước chúng ta? Bạn đã bao giờ bực bội trước sự hỗn loạn của giao thông mà bất lực vì mình chẳng thay đổi được gì? Tôi tin chắc câu trả lời là “có”. Tất cả chúng ta đều phải thừa nhận một thực trạng đau xót: tai nạn giao thông là một điểm đen trong bức tranh giao thông phức tạp ở Việt Nam hiện nay.

Theo số liệu thống kê, số vụ tai nạn giao thông ở Việt Nam trong những năm qua không ngừng tăng cùng với lưu lượng xe gắn máy di chuyển ngày càng nhiều. Thật khủng khiếp khi chúng ta biết rằng số người chết do tai nạn giao thông lớn hơn nhiều so với số người chết do bão lũ. Có gì đáng tự hào đâu khi Việt Nam nằm trong nhóm nước đứng đầu thế giới về số vụ tai nạn giao thông? Có gì để tự hào đâu khi phần lớn các vụ tai nạn giao thông dều do những người Việt trẻ gây ra?

Nguyên nhân của thực trạng đáng buồn ấy, trước hết là từ ý thức của những người tham gia giao thông. Họ chưa biết quý trọng bản thân, chưa nhận thức đầy đủ sự nguy hiểm của nhừng hành vi vi phạm luật lộ giao thông, mà khi hối tiếc thì sự thể đã muộn. Vì thế, đi trên đường họ nghênh ngang, coi thường, không chấp hành luật giao thông. Bạn đừng giật mình khi tôi nêu ra một vài con số sau đây: 80% số người tham gia giao thông không dùng đòn báo khi chuyến hướng, 85% không đùng còi dũng luật quy định, 70% không dùng phanh tay, 90% không dùng đèn chiếu xa và rất rất nhiều người dội mũ bảo hiểm kém chất lượng hoặc không đúng quy cách nhằm đôi phó với lực lượng công an. Và bạn sẽ lại giật mình nữa khi nhận thấy người thân của chúng ta cũng vi phạm những lỗi như vậy một cách rất “hồn nhiên”. Bên cạnh đó, tai nạn giao thông còn xảy ra do ý thức thấp kém của những người chỉ vì lợi ích cá nhân mà bất chấp sự an toàn tính mạng của người đi đường. Ti vi, báo chí đã nhiều lần cảnh báo việc rải đinh trên đường quốc lộ làm người đi xe trên đường bị tai nạn dẫn đến thương tật hoặc tử vong. Đó là một thực tế đau lòng mà chúng ta không thể phủ nhận.
Trên cái nền chung ấy, thực trạng tham gia giao thông của tuổi trẻ học đường ra sao? Chúng ta vui mừng trước việc ý thức tham gia giao thông của học sinh chúng ta ngày một nâng cao. Nhiều hoạt động, nhiều lời kêu gọi về an toàn giao thông đã được các bạn nhiệt tình hưởng ứng. Song bên cạnh đó, vẫn có những hiện tượng khiến chúng ta phái suy nghĩ. Chắc chắn bạn cũng như tôi đã từng chứng kiến cái cảnh cÔng trường giờ tan học bị mắc kẹt. Từng nhóm bạn chờ nhau, tụ tập nói chuyện, mặc bác bảo vệ ra sức giải tán, mặc người đi đường la lôi, nhắc nhở. Rồi khi đi trên đường, mặc cho mật độ giao thông vốn đã dày đặc, chúng ta dàn hàng ba, hàng bốn nói chuyện ầm I, mải mê đến mức quên cả xung quanh. Có những bạn đã bị tai nạn vì thiếu tập trung chú ý vào việc đi đường. Ngoài ra, chúng ta còn bát gặp những hiện tượng nổi cộm khác. Do điều kiện kinh tế khá giả, học sinh đi xe gắn máy đến trường dù chưa đủ tuổi được cấp giấy phép lái xe. Khi đi xe, nhiều bạn vưọt đèn đỏ, chở quá số người quy định, phóng nhanh lạng lách, quẹt lửa chân chống, “tráng trứng” trên đường,… Khi xảy ra va chạm giao thông thì có thái độ hung hăng, sẵn sàng gây gổ đánh nhau, bất chấp phải trái. Đặc biệt, một vấn nạn nhức nhối là hiện tượng các “anh hùng xa lộ” lập phi đội bay, sắn sàng đánh cược với tính mạng của mình.



Nguyên nhân của tình trạng này không chỉ do ý thức của mỗi học sinh mà còn do đặc điểm tâm, sinh lí lứa tuổi: bồng bột, ham vui, thích ra oai, thích thể hiện “cái tôi”. Tại sao bạn lại đánh dổi mạng sông của mình, để bốc đầu ra oai với bạn bè? Tại sao bạn lại đánh đối mạng sống của mình để lạng lách phóng nhanh, vượt ẩu chỉ vì một lời khích bác? Bạn ơi, Đó đâu phải cách tuyên xứng “cái tôi” cá nhân của mỗi người. Cái tôi của chúng ta được khẳng định bằng những dạng thức khác: bằng học tập, bằng tính cách chân thành, cởi mớ, nhiệt tình, ham học hỏi, … Và bạn sẽ đẹp dần lên trong mắt mọi người.

Thực trạng giao thông Việt Nam nói chung và của nhiều bạn học sinh nói riêng đang gióng lên một hồi chuông khẩn thiết yêu cầu bạn và tôi, chúng ta cùng phải nhập cuộc và hành động. “Một cây làm chẳng nên non” nhưng “Ba cây chụm lại nên hòn núi cao”. Chỉ cần bạn thấy đau trước tai nạn giao thông, chỉ cần trong bạn vang lên tiếng nói của trách nhiệm, bạn hoàn toàn có thể tham gia giảm thiểu tai nạn giao thông bằng những việc làm thiết thực. Trước hết, mỗi chúng ta phải nắm vững luật giao thông, tôn trọng và chấp hành nghiêm túc luật giao thông. Bạn không chỉ là người thực hiện tốt mà hãy là một tuyên truyền viên tốt nữa, nhắc nhở chính bố mẹ, người thân, bạn bè nếu họ vi phạm, làm gương cho các em nhỏ tuổi hơn… Ngoài ra, bạn có thể tham gia các phong trào tìm hiểu về an toàn giao thông, phong trào tình nguyện trong giao thông. Một giọt nước không làm nên biển cá nhưng vô số giọt nước sẽ tạo thành đại dương. Chỉ cần tất cá chúng ta hợp sức, tôi có lòng tin vào sự chuyển biến tích cực của bức tranh giao thông Việt Nam

Bản thân tôi cũng từng dàn hàng ngang đi trên đường khi tan học về và đã phải bó bột suốt hai tuần liền. Tôi tự thấy mình may mắn vì vẫn còn cơ hội để hối hận và sửa chữa sai lầm. Nhưng có bao nhiêu người đã không còn cơ hội để hối hận và làm lại nữa. Vậy thì bạn ơi, để không bao giờ phải thốt lên “nếu như “giá như bạn hãy nâng cao ý thức trách nhiệm khi tham gia giao thông nhé.

Tôi rất tâm đắc với câu nói: “Ngày mai bắt đầu từ chính ngày hôm nay, tương lai bắt đầu từ chính hiện tại”. Bức tranh giao thông hôm nay và ngày mai phụ thuộc rất nhiều vào tuổi trẻ học đường – những chủ nhân tương lai của đất. nước. Vì vậy, chúng ta bằng sức trẻ và nhiệt huyết, hãy hành động thiết thực để đem lại khoảng sáng cho giao thông Việt Nam.
Câu 2:
Trong thời đại công nghệ phát triển như vũ bão hiện nay, thì internet dường như là một thứ không thể thiếu. Nhưng việc lạm dụng internet quá mức đã trở thành một mặt tiêu cực của internet.

Internet là một phương tiện tuyệt vời. Nó là một thành tựu khoa học công nghệ hữu ích đối với con người. Internet có rất nhiều mặt tích cực. ví dụ như nó là một công cụ để con người cập nhật tin tức, thông tin liên quan đến công việc cũng như cuộc sống của họ. Không chỉ là cập nhật thông tin mà nhờ có internet con người có thể liên lạc với nhau mà không cần lo ngại khoảng cách cũng như điều kiện khí hậu. Mọi người có thể nhìn thấy nhau, nói chuyện, chia sẻ với nhau mà không cần lo lắng những điều kiện khách quan không cho phép. Internet còn rất nhiều điểm mạnh. Tuy nhiên cũng chính vì những điểm mạnh ấy mà đã dẫn đến hiện tượng nghiện internet đặc biệt là trong giới trẻ. Nghiện internet là hiện tượng con người dành qua nhiều thời gian sử dụng internet. Nghiêm trọng hơn, họ còn coi internet là thứ không thể thiếu, là quan trọng nhất hơn cả những nhu cầu sinh hoạt hàng ngày như ăn, ngủ, nghỉ,… Tại sao nghiện internet lại là một hiện tượng xấu? Một ngày mỗi người có 24 giờ để làm việc và sinh hoạt. Nhưng 24 giờ đó, chúng ta đã mất 12 giờ để ăn, ngủ, sinh hoạt. Còn 12 giờ còn lại để làm việc. Tuy nhiên nếu bạn nghiện internet thì thời gian bạn làm việc thực sự rất ít có thể là bằng 0. Điều đáng nói là đa số người nghiện internet là học sinh sinh viên. Thời gian học tập ở trường thường là cả ngày rồi, vì vậy nếu nghiện, họ sẽ không có thời gian để tập trung vào việc học của mình. Ai cũng biết chỉ học ở trường thôi thì không đủ để bạn lĩnh hội kiến thức một cách đầy đủ.
Theo một nghiên cứu cho rằng, việc học trên lớp chỉ có thể giúp học sinh tiếp thu được tối đa 5% kiến thức, còn lại là nhờ vào việc học tập ở nhà. Nếu nghiện internet, tôi dám chắc bạn sẽ không bao giờ có thể học tốt được. Không chỉ ảnh hưởng lớn đến việc học, nghiện internet còn có hại cho sức khỏe của người sử dụng. Dành quá nhiều thời gian cho việc ngồi trước màn hình máy tính không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe của người dùng. Theo một nghiên cứu cho rằng 45% stress là do ngồi trước màn hình máy tính quá lâu. Không chỉ bị căng thẳng, người dùng còn có một số triệu chứng khác như trầm cảm , tự kỷ… Không chỉ thế một số bệnh lý khác cũng có thể xảy ra. Sức khỏe của người nghiện internet sẽ bị đe dọa nếu tình trạng này diễn ra quá lâu mà không có sự biến chuyển. Ngoài sức khỏe, học tập, công việc, nghiện internet còn ảnh hưởng đến kinh tế của bạn. Số tieefn bạn phải bỏ ra để phục vụ cho nhu cầu sử dụng internet của mình không phải là nhỏ. Kéo dài sẽ khiến kinh tế bị kiệt quệ một cách nhanh chóng. Bản thân internet không hề gây nghiện mà là những ứng dụng của nó. Như những trò chơi giải trí, trang mạng xã hội. Việc bỏ ra hàng giờ để lướt facebook, zalo, instagram… là điều thường thấy trong giới trẻ. Việc đắm chìm trong các trang mạng xã hội dẫn tới cụm từ rất quen thuộc: "sống ảo". Vâng, chắc hẳn ai cũng biết cụm từ này. Căn bệnh này đã được đề cập bởi không ít bài báo cũng như truyền hình. căn bệnh sống ảo đang trở thành thực trạng lớn của giới trẻ hiện nay. Việc lạm dụng internet đã trở thành mối nguy hiểm lớn đối với xã hội. Không chỉ trong bộ phận giới trẻ mà những ngời lớn tuổi hơn cũng xảy ra hiện tượng này. Nhưng giới trẻ là một lực lượng lao động mới sau này, là bộ phận quyết định phần lớn tới sự phát triển của đất nước sau này. Chính vì vậy, nghiện internet thực sự là một vấn đề đáng được quan tâm, và việc giảm thiểu tình trạng này cũng là cấp thiết. Trước hết để nghiện internet được giảm thiểu thì ý thức của giới trẻ về vấn đề này phải được nâng cao. Giới trẻ phải hiểu được thế nào là đủ với inernet, và sử dụng như thế nào là hợp lý. Có được như vậy, những tích cực, lợi ích mà internet đem lại mới được khai thác một cách tốt nhất. Bởi internet nếu sử dụng đúng cách, nó sẽ là công cụ hỗ trợ con người phát triển không chỉ trong công việc mà còn là đời sống tinh thần. Để làm được điều đó, việc giáo duc và tuyên truyền về sử dụng internet không bao giờ là thừa thãi. Không chỉ nhà trường mà gia đình cũng cần có những biện pháp phù hợp để giáo dục thế hệ trẻ. Ý thức tự giác sẽ được hình thành nếu ta biết cách gây dựng nó.Chính vì thế mà những yếu tố khách quan tác động luôn là cần thiết. Những quán nét, quán game cần phải được quản ký chặt chẽ theo qui định của pháp luật. Chúng ta cần thắt chặt quản lý và nghiêm túc hơn trong vấn đề này. Bởi lẽ nếu chỉ từ phía chủ quan là ý thức của người dùng thì việc hạn chế, đẩy lùi tình trạng nghiện internet thực sự quá khó khăn. Những thói xấu rất dễ nhiễm vào tâm trí của con người nhưng ngược lại thói quen tốt, tích cực thì cần thời gian, cần quá trình rèn luyện. Cho nên để đạt được kết quả cao nhất, cần phải có sự kết hợp, phối hợp giữa các bên trong vấn đề này.

Internet không phải là xấu. Nó xấu bởi cách con người sử dụng và khai thác nó. Hãy để nó trở nên tích cực trong mắt mọi người. Giới trẻ hãy thức tỉnh, bớt sống ảo. Hãy rèn luyện cho tương lai sắp tới của bạn. Đừng đắm chìm mãi vào thế giới game, trang mạng xã hội, hãy biết lo cho cuộc sống của bản thân mình. Không đoạn đường nào dẫn tới thành công mà ngọt bùi trong nhung lụa. Cũng không có đoạn đường nào quá gập ghềnh không thể vượt qua. Điều quan trọng là ý chí của bạn, niềm tin của bạn. Đừng để niềm tin chết yểu để đổi lấy những tháng ngày đắm chìm trong những thứ không đáng.

Nguồn:internet
~~ Đây là bài tham kháo nha bạn,vì đề văn nghị luận này cần thực tiễn nhiều á nên bạn đặt mình vào nghị luận thì sẽ hay hơn á~~
 
  • Like
Reactions: Trà My Chi

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
bạn tham khảo ^^
1.
dàn ý
I- Mở bài
Trong nhiều năm trở lại đây, vấn đề tai nạn giao thông đang là điểm nóng thu hút nhiều sự quan tâm của dư luận bởi mức độ thiệt hại mà vấn đề này gây ra của nó quá lớn.
Nhận thức: tuổi trẻ học đường – những công dân tương lai của đất nước còn quá kém chưa có những suy nghĩ và hành động để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông.

II- Thân bài
.Hiện nay tai nạn giao thông ở Việt nam đang diễn ra hàng ngày hàng giờ trên cả nước, 33 -34 người chết và bị thương / 1 ngày
Trong số đó, có không ít các bạn học sinh, sinh viên là nạn nhân hoặc là thủ phạm gây ra các vụ tai nạn giao thông vì ý thức các bạn còn quá kém và chưa hiểu rành về luật khi lái xe .
Hậu quả của tai nạn giao thong vô cùng nghiêm trọng.
Gây thiệt hại lớn về người và của, để lại những thương tật vĩnh viễn cho các cá nhân ko thể lao động góp sức vì đất nước và hậu quả nặng nề cho cả cộng đồng. Gây đau đớn, mất mát, thương tâm cho người thân, xã hội; Biến họ trở thành gánh nặng cho gia đình và khiến họ cảm thấy tự ti, buồn chán với cuộc đời.
Các bạn biết ko, trong vòng 10 năm qua, số vụ tai nạn giao thông đã tăng gấp 4 lần.
Theo điều tra chấn thương liên trường (VMIS), trong năm 2001 có 4.100 trẻ chết do tai nạn giao thông, tương đương với 11 trẻ chết 1 ngày. Tỷ lệ tử vong ở trẻ em trai gấp 2 lần tỷ lệ này ở trẻ em gái.
Trong khi đó có 290.000 trẻ bị thương do tai nạn giao thông cũng trong 2001, tương đương với 794 trẻ/ngày. Tai nạn giao thông là nguyên nhân tử vong hàng đầu của trẻ em từ 15 tuổi trở lên. Phần lớn trẻ 0-9 tuổi chết là người đi bộ. Đa số trẻ 10-14 tuổi chết khi đi xe đạp trong khi tất cả các ca tử vong ở đối tượng 15-19 tuổi là người đi xe máy.

Nguyên nhân của tai nạn là ý thức tham gia giao thông của người dân còn hạn chế, thiếu hiểu biết và không chấp hành nghiêm chỉnh luật lệ giao thông (lạng lách, đánh võng, vượt đèn đỏ, coi thường việc đội mũ bảo hiểm. . .).
Thiếu hiểu biết về các quy định an toàn giao thông (lấy trộm ốc vít đường ray, chiếm dụng đường . . .) gây ra nhựng vụ tai nạn nghiêm trọng làm bị thương đến chục người. Sự hạn chế về cơ sở vật chất (chất lượng đường thấp, xe cộ không đảm bảo an toàn...)
Không những thế , sự góp phần gây ra nhiều tai nạn giao thông, còn có những bạn học sinh đang ngồi trên ghế nhà trường. Do tuổi trẻ bồng bột, một phút thiếu tự chủ, các bạn đã tụ tập đua xe ko những gây thg tích cho mình mà còn làm cho cha mẹ buồn lòng, có khi cha mẹ họ còn phải nuôi họ suốt đời vì hậu quả của cuộc tai nạn.
Ngay từ bây giờ, chúng ta phải góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. Chúng ta phải tham gia học tập luật giao thông đường bộ ở trường lớp. Ngoài ra, bản thân mỗi người phải tìm hiểu, nắm vững thêm các luật lệ và quy định đảm bảo an toàn giao thông.
Chấp hành nghiêm chỉnh quy định về an toàn giao thông: không lạng lách, đánh võng trên đường đi, không đi xe máy khi chưa có bằng lái, không vượt đèn đỏ, đi đúng phần đường, dừng đỗ đúng quy định, khi rẽ ngang hoặc dừng phải quan sát cẩn thận và có tín hiệu báo hiệu cho người sau biết, đi chậm và quan sát cẩn thận khi qua ngã tư..
.Đi bộ sang đường đúng quy định, tham gia giúp đỡ người già yếu, người tàn tật và trẻ em qua đường đúng quy định. Tuyên truyền luật giao thông: trao đổi với người thân trong gia đình, tham gia các hoạt động tuyên truyền xung kích về an toàn giao thông để góp phần phổ biến luật giao thông đến tất cả mọi người, tham gia các đội thanh niên tình nguyện đảm bảo an toàn giao thông...

III- Kết bài
- An toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi người mỗi gia đình và toàn xã hội.
- Tuổi trẻ học đường với tư cách là chủ nhân tương lai của đất nước, là thế hệ tiên phong trong nhiều lĩnh vực, có sức khoẻ, có tri thức... cần có những suy nghĩ đúng đắn và gương mẫu thực hiện những giải pháp thiết thực để góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông. . .


2.

Đặt Vấn Đề:


– Vai trò của Internet: Internet là kênh thông tin khổng lồ, là phương tiện đắc lực giúp con người mở mang hiểu biết, đó là môi trường để trao đổi chia sẻ kinh nghiệm, tạo điều kiện giao lưu tình cảm, rút ngắn khoảng cách trong xã hội hiện đại.

– Sự tác động đến thanh niên: Thế hệ trẻ luôn nhạy cảm với cái mới, đặc biệt là khoa học công nghệ tiến bộ, Internet đã mở ra chân trời sống động. Đằng sau ấy là kho tri thức vô giá nhưng cũng đồng thời tiềm ẩn những nguy cơ đáng sợ.

Giải Quyết Vấn Đề:

Bước 1: Giải thích vai trò của Internet đối với đời sống.

– Vai trò tích cực: Trong cuộc sống hiện đại, Internet là phương tiện trao đổi tri thức trên toàn cầu, là phương tiện xuyên quốc gia, có ảnh hưởng đến mọi phạm vi đời sống của con người.

– Vai trò tiêu cực: Kho thông tin trên Internet rất đa dạng, bao gồm những thông tin quý giá lẫn những sản phẩm xấu, những mầm bệnh cần đề phòng như những trang web kích động bạo lực, những trò lừa đảo về kinh tế và tình cảm.

Bước 2: Phân tích hiện tượng.

– Xã hội ngày càng phát triển thì Internet thực sự trở thành bạn đồng hành của con người, khắp mọi nơi ta đều thấy sự hiện diện của Internet.

– Ở mặt tích cực, thanh niên có thể tìm thấy kho thư viện khổng lồ được sắp xếp hoàn hảo giúp cho việc học hỏi trở nên thuận tiện hơn bao giờ hết. Các khoá học mở trên Internet với nội dung và phương pháp học tập tiên tiến luôn chào đón bạn bất cứ lúc nào, ví dụ như trang web Coursera cung cấp hàng ngàn khoá học trực tuyến do các giáo sư hàng đầu của các trường Đại Học uy tín thế giới giảng dạy. Thanh niên cũng có thể tìm được sân chơi bổ ích, lí thú. Ngoài ra, việc tìm kiếm thông tin sản phẩm cũng như mua sắm qua Internet cũng rất nhanh chóng. Như vậy, vai trò của Internet với đời sống hiện đại là vô cùng quan trọng và ảnh hướng đến mỗi một con người.

– Tuy nhiên, một thực trạng nguy hiểm đối với việc sử dụng Internet đó là nhiều người sa vào trò chơi trên mạng, bỏ học hành, quay lưng với trách nhiệm gia đình và xã hội, chìm đắm trong thế giới ảo. Internet trở thành thứ gây nghiện khiến cuộc đời họ bế tắc và chìm vào ảo mộng.

– Nguyên nhân con người sa vào những cạm bẫy trên Internet:

+ Khách quan:

– Sự quản lý lỏng lẻo của cơ quan chức năng.

– Nhiều kẻ vì lợi ích kinh tế mà sẵn sàng khai thác những trang web xấu.

+ Chủ quan:

– Do con người thiếu bản lĩnh, thiếu ý chí và nghị lực.

– Do không được sự quan tâm, sự quan tâm từ gia đình và xã hội dẫn đến lối sống buông thả.

Bước 3: Giải Pháp.

– Không nên trốn tránh và sợ hãi Internet vì biết cách khai thác Internet sẽ làm phong phú và giàu có cho cuộc sống của mình.

– Đừng vì tò mò, buồn chán mà dây dưa với những trang web xấu – đó là những cạm bẫy khó lường.

– Hãy nhớ rằng đừng mập mờ giữa thế giới thực và ảo, bởi Internet là phương tiện giúp cuộc sống tốt đẹp hơn chứ không phải là mục đích sống.

Bước 4: Bài Học Cụ Thể.
nguồn sưu tầm
 

Ngọc Đạt

Banned
Banned
TV ấn tượng nhất 2017
11 Tháng năm 2017
5,281
7,952
829
21
Lâm Đồng
THCS Lộc Nga
Đề 2:Suy nghĩ về internet trong học đường
Bài làm:
Hiện nay, với lối phát triển công nghiệp hóa, hiện đại hóa, các bạn học sinh sẽ được tiếp cận khá toàn diện với internet. Nhiều bạn vì quá coi internet là "bạn thân" mà đã có nhiều vấn đề bức thiết nảy sinh. Qúy bậc phụ huynh nhiều khi còn vắt tay lên trán tự hỏi "Internet đến với con cái tôi như thế nào?". Đây thật là một vấn đề nóng, chúng ta hãy cùng nhau tìm hiểu nó nhé!
"Internet" là một phương tiện để chúng ta có thể tra cứu, tham khảo, kết nối bạn bè. Nhưng nhiều bạn học sinh lại quá vị lợi dụng internet mà dùng nó thâu đêm suốt sáng. Có một lần tôi ra ngoài phô tô đề cương cho lớp, điều đầu tiên đập thẳng vào mắt tôi là các máy tính ở đó đều có người, đa số là các bạn học sinh. Các bạn học sinh ấy mặc quần áo chỉnh tề như đi học, còn có cả cặp sách bên cạnh nữa chứ.Cạnh nhà tôi có một đứa nhỏ, ba mẹ nó đi làm xa, mua cho nó cái điện thoại, nó sử dụng internet bằng điện thoại suốt đêm, gần đây khi qua nhà nó chơi, tôi vô cùng ngạc nhiên khi sách vở nó ngày nào cũng là những môn đó, chắc rằng nó mang cặp sách đến các quán net. Ta cũng không thể nào bỏ qua hình ảnh các em nhỏ mẫu giáo cũng đã vi vu cầm điện thoại. Nhiều em còn mang điện thoại vào cả lớp học để dùng nữa. Trước đây, tình hình này đâu có phổ biến. Sao bây giờ lại thay đổi đến thế, thật quá bất ngờ. Khi những bạn ấy lên net thì thường vào những trang nào, ta thấy chủ yếu là game, hiện nay còn có cả game Liên quân đang thu hút ánh nhìn từ các bạn học sinh, sinh viên. Tôi cũng từng có một ông anh học trên mạng và rất giỏi, anh ấy phân chia thời gian hợp lí.
Vậy, tại sao internet lại đi sâu vào mỗi người học sinh, sinh viên như thế? Như chúng ta biết, trong quá trình du nhập những văn hóa phương Tây, chúng ta đã du nhập internet, và lúc đấy vì một số người quá lạm dụng internet mà dường như thứ văn hóa ấy quá hay đi nên họ đã "nghiện", rồi dần dần trên internet có các chương trình, quảng cáo thu hút mọi người, những thứ đó lại càng lôi cuốn chúng ta vào internet. Nguyên nhân sâu xa hơn cả có lẽ là do quý bậc phụ huynh, họ chú ý đến việc mà ít quan tâm đến con cái và việc học của chúng. Vì thế mà để giải tỏa đi ưu phiền này mà có lẽ chúng đã tìm đến internet và coi internet là bạn thân đó. Ngoài ra còn có sự lôi kéo của bạn bè, bạn bè rủ rê quá là hay thế là không tranh khỏi với internet. Và con là do, khi học sinh chúng ta thấy người khác dùng internet, thế là cũng bắt chước tiếp cận internet.Nhiều bạn thì học tập trên internet rất nghiêm túc.
Quan trọng hơn cả là chính suy nghĩ của các người dính phải cạm bẫy. Các bạn không điều tiết suy nghĩ đúng cách và dễ đi sai hướng thế là mê net hơn mê học, Thật không hiểu những nguyên nhân này, những nguyên nhân dường như đơn giản mà chúng ta cũng không thể thoát được.
Chúng ta phải công nhận là internet rất cần thiết. Nhờ nó mà chúng ta có thể tìm hiểu thêm những kiến thức mà sách vở không có, thực tế cũng chẳng tìm ra. Nhờ có internet mà chúng ta có thể kết nối liên lạc với những người thân xa cách cả vài nghìn cây số, cách nhau cả mấy châu lục. Nhờ có internet mà chúng ta có thể tiết kiệm thời gian, có thể đặt đồ ăn trên mạng cũng như mua hàng trên mạng, quá chi tiện lợi. Tôi có một chị trên diendanhocmai, tôi coi chị ấy như chị gái của mình, có lẽ là nếu không có internet thì chắc gì hai chị em có thể găp được chị đâu! Nhờ có chị mà tôi thấy cuộc đồi tươi đẹp hơn, vậy là cái internet cái lợi của nó lớn lắm đấy chứ.
Nhưng, bên cạnh cái hại thì cái lợi lại vô cùng to lớn nhé! Vì có internet mà phát sinh nhiều game, từ đây các em nhỏ nghiện game, cắp tiền bố mẹ, giết người để cướp tiền. Rồi nhiều vấn đề phát sinh khác, bạn quá tin tưởng vào internet để học tập nhưng nhiều tài liệu trên đấy lại chưa đạt tiêu chuẩn chất lượng nữa, khi bạn tham khảo quá nhiều bạn sẽ nghĩ rằng tự mình làm sẽ không đúng và bạn bị phụ thuộc quá nhiều. Thật là đáng sợ mà. Hay là trên các chương trình thời sự còn có cả về những vấn đề "học sinh lừa tình nhau qua mạng xã hội", nạn ấu dấm đó các bạn! Nhiều học sinh do đăng quá nhiều thông tin cá nhân của mình lên mạng xã hội nên dễ bị lừa gạt, thậm chí là bắt cóc tống tiền. Rồi còn nhiều vấn đề khác nữa. Ta thấy rằng, internet như con dao hai lưỡi, nó vừa có thể giúp bạn vừa có thể giết bạn nữa! Thế giờ bạn nghĩ rằng, bạn lợi dụng internet hay là internet lợi dụng bạn?
Chúng ta cần biết ơn internet đã tạo điều kiện cho chúng ta học tập, liên lạc, buôn bán dễ dàng. Nhưng chúng ta không nên quá phụ thuộc và lợi dụng internet. Chúng ta cần phải thực hiện của mình là học tập thật tốt. Tham gia tích cực các hoạt động xã hội quên đi internet. Hãy lấy những gì bên cạnh bạn mà làm kinh nghiệm học hỏi.
Đây thật là một vấn đề đáng quan tâm! Mỗi người chúng ta cần phải có ý thức hơn nhé!
___________Nguồn: Tự làm theo cảm xúc____________
@lolem_theki_xxi người chị em nói là ai chị nhỉ?
Chúc anh/ chị học tốt! Mất gần 40 phút của em đó.
 
  • Like
Reactions: lolem_theki_xxi
Top Bottom