Văn Nghị luận xã hội

Trà My Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng ba 2017
221
64
169
22
Hà Tĩnh
THPT Can Lộc

lolem_theki_xxi

Cựu Mod Cộng đồng|Miss được yêu thích nhất 2017
Thành viên
13 Tháng sáu 2011
3,008
1,286
416
$\color{Violet}{Địa ~ Ngục :))}$
Câu 1:
Mở bài : ( GG, Rất nhiều cho em tham khảo, nhưng phải có cái tôi cá nhân riêng nhé)
Thân bài :
Trả lời lần lượt, làm rõ lần lượt các câu hỏi sau là đã có một sườn tạm ổn

  1. Tính tự lập có nghĩa là gì?
  2. Tự lập biểu hiện như thế nào ?
  3. Cần làm gì để rèn luyện tính tự lập? Lấy ví dụ về tính tự lập?
  4. Tồn tại trên đời có nhiều người có thói quen ỷ lại không? Lấy ví dụ?.
  5. Liên hệ bản thân.
Kết bài: Cũng là tùy theo phong cách làm văn của em như thế nào, nhưng văn nghị luận cần ngắn gọn, đủ ý là điểm cũng ngon ngon rồi :D
Ví dụ :(ST)
Nhìn chung đức tính tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này để ta có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này. :)))
Câu 2
( By : Candyxbaby )
Mở bài:
+ Người Việt nam rất coi trọng tình cảm gia đình thiêng liêng.

+ Nói về công lao to lớn của cha mẹ đối với con cáI, bài ca dao “ Công cha như núi TháI Sơn…” là một bài thơ... ( balallaala )


-Thân bài:

+ khẳng định công lao to lớn của cha mẹ qua hình ảnh so sánh giàu ý nghĩa tượng trưng:
Công cha như núi Thái Sơn: Công lao sinh thành , dưỡng dục của cha sánh với núi TháI Sơn – một ngọn núi cao lớn của Trung Quốc, tượng trưng cho những khái niệm lớn lao vĩ đại.
Nghĩa mẹ…chảy ra: Tình thương của mẹ giống như nguốn nước không bao giờ cạn.
Cha mẹ có công sinh thành nuôi nấng con cáI nên người. Cha mẹ dành hết sức lực, tâm huyết và hi sinh cả cuộc đời vì các con.
Cha mẹ là gương sáng là người thày dạy dỗ con cài bước và đời. Công lao của cha mẹ chỉ sánh với những gì to lớn nhất, vĩ đại nhất.


+ Nghĩa vụ của con cáI đối với cha mẹ:

Một lòng thờ mẹ .. đạo con: đạo làm con cần phảI làm chòn bổn phận khi cha mẹ già yếu, tháI độ tôn kính, biết ơn cha mẹ

- Kết bài:

- Ở lứa tuổi học sinh, chữ hiếu thể hiện qua lời nói, việc làm, qu học tập…
- Chữ hiếu là đạo đức cơ bản của người Việt Nam…
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Trà My Chi

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
bạn tham khảo nhé :)

1.
Một trong những đức tính quyết định thành công trong mỗi con người chính là đức tính tự lập. Vậy tự lập có nghĩa là gì, và nó giúp ích gì cho chúng ta để đạt được thành công?

Tính tự lập có nghĩa là gì? Tính tự lập có nghĩa là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỉ lại, không nhờ vả người khác. Vậy thì tại sao chúng ta cần phải có tính tự lập? Bởi vì nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta. Trong cuộc sống, có những giai đoạn chúng ta cần phải tự mình lo liệu không phải lúc nào cũng cần đến ba mẹ nâng đỡ ta mãi. Tính tự lập còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,...Giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống. Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dẫn chứng ở các bạn sinh viên khi lên thành phố học tập đều phải xa nhà, tự mình bươn trải kiếm sống, tự lo liệu học tập, ba mẹ chỉ ủng hộ về mặt tinh thần và phần nào vật chất. Các anh chị sinh viên ấy phải tự mình thuê nhà trọ, tự mình kiếm việc làm để trang trải cuộc sống cho bốn năm đại học trên thành phố đầy bon chen và cạm bẫy.

Chính nhờ sự tự lập như vậy mà các anh chị đó sau khi học xong thì rất vững vàng về mặt kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống. Bởi vì trong thời gian các anh chị làm việc đã giúp cho các anh chị có sự cọ sát thực tế cuộc sống. Trau dồi cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nhẫn nại, chịu khó...với sự rèn luyện như vậy chắc chắn những anh chị sinh viên này sẽ dễ dàng thành công trong công việc ở tương lai.

Vậy ta cần phải rèn luyện tính tự lập như thế nào? Chúng ta cần rèn luyện tính tự lập trước hết là trong học tập nhằm tạo hứng thú cho bản thân. Vì khi ta tìm tòi học hỏi về một bài học nào đó nhưng lại không có thầy cô, bạn bè giúp sức thì bản thân ta phải tự mình tìm tòi, độc lập trong suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết. Từ đó đã tạo cho chúng ta sự hứng thú trong học tập rất tốt. Bên cạnh đó, ta cần rèn luyện tính tự lập thông qua những công việc mà mình có thể tự tay làm được không cần phải nhờ vả đến người khác giúp. Những công việc trong nhà ta nên tự giác làm không cần mẹ cha nhắc nhở vì đó là những công việc hết sức nhẹ nhàng. Ta dễ dàng làm được và thể hiện được chúng ta là con ngoan, siêng năng còn thể hiện mình đã có tính tự lập từ sớm. Đó là những điều tốt mà ta cần phải làm. Tự lập cũng đồng nghĩa với việc không sợ thất bại, gian truân, khi vấp ngã ta cần đứng lên một cách tự tin và bằng sự quyết tâm cao độ hơn nữa.

Trong cuộc sống ta vẫn còn bắt gặp đâu đó những người không có tính tự lập, lúc nào cũng có tư tưởng dựa dẫm vào người khác mà bản thân lại không biết phấn đấu vươn lên. Ví dụ như trong các lần kiểm tra, những người không có ý thức tự giác, tự lập, tự mình học tập thì lúc nào cũng nghĩ đến việc nhờ người khác giúp đỡ, chỉ bài cho mình. Những con người này cần phải bị phê phán và lên án mạnh mẽ.

Nhìn chung đức tính tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này để ta có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này.


2.
Trong quan hệ gia đình, một vấn đề được đặt ra là con cái phải đối xử với cha mẹ như thế nào cho đúng với đạo lí làm người, cho đúng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Để giải đáp vấn đề đó, ca dao có câu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Qua bài ca dao trên, nhân dân ta khẳng định công lao to lớn của cha mẹ và khuyên bảo mọi người phải hiếu thảo với cha mẹ. Đó cũng là vấn đề chúng ta cần bàn luận để rút ra bài học bổ ích trong cách đối xử với cha mẹ.


Lời ca dao mở đầu bằng lời lẽ thật trang trọng, gợi cảm xúc:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.

Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem ra so sánh “công cha nghĩa mẹ”.
Cha mẹ sinh ra con nuôi con khôn lớn để mau thành người. Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật là vô tận, công lao ấy chỉ có thể so sánh với núi sông hùng vĩ và trường cửu mà thôi. Với hình ảnh đầy nghệ thuật, bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, kính trọng cha mẹ, dù thế nào thì chữ hiếu cũng được giữ gìn trọn vẹn.

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.

Lời khuyên ấy được đút kết từ bao đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau: đạo hiếu làm con đối với cha mẹ là một đạo lý đúng đắn muôn đời. Chúng ta được sinh ra trong vòng tay dịu dàng của mẹ, lớn lên trong vòng kiến thức uyên bác của cha. Chín tháng cưu mang mẹ chịu nhiều gian khổ rồi lại phải đẻ đau, rồi phải chắc chiêu từng giọt sữa ngọt ngào để nuôi ta khôn lớn. Ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả để cung cấp cho ta đầy đủ vật chất, bồi dưỡng cho ta về tinh thần. Ta lớn lên trong sự dưỡng dục, trong sự yêu thương lo lắng của cha me. Quả thật công lao ấy cao ngất trời và mênh mong vô tận như nước trong nguồn. Chúng ta không thể quên điều ấy được. Mỗi người đều có nguồn có cội, “ con người có tổ có tông”. Vì vậy hiếu với cha mẹ là một chân lí, là điều cơ bản nhất trong đạo lý làm người. Cha mẹ hết lòng vì con cái thì bổn phận làm con ta phải chân thành biết ơn và tôn kính cha mẹ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng bảo vệ kỉ cương, đạo lý của xã hội. Hiện nay, khoa học đang ngày càng tiến bộ nhưng đạo lý này vẫn là nền tảng của đạo đức, là cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và xã hội.

Lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói và việc làm của chúng ta. Một con người có hiếu trước hết phải có thái độ yêu thương, kính trọng cha mẹ. Một lời nói lễ phép, một thái độ vâng lời, một cử chỉ nhỏ chăm sóc mẹ cha… đều là bổn phận cụ thể của chữ hiếu. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong con đền đáp lại công lao ấy, song nghĩa vụ thiêng liêng của con cái là phải biết giúp đỡ chăm lo phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi cao sức yếu. Dù ta có báo đáp đến đâu cũng không xứng đáng với công lao to lớn như biển trời của cha mẹ. Vì vậy đạo làm con phải có hiếu với cha mẹ là đạo lí, là nhân cách làm người.

Bài ca dao đã nêu lên một nét đẹp rực rỡ thiêng liêng nhất của con người. Khi nghe lời cha mẹ, biết chăm chỉ học hành để cuối năm đạt kết quả cao tức là ta đã làm cho cha mẹ vui lòng. Ta cũng nên hiểu rằng ngoài bổn phận có hiếu với cha mẹ trong gia đình, ta còn có bổn phận “ Hiếu với dân” nữa; như Bác Hồ đã từng dạy: “ Trung với nước hiếu với dân” là vậy. Đây là một phương châm sống, giúp ta giữ trọn đạo làm con, và cũng trở thành người công dân tốt, hữu ích cho xã hội.
nguồn sưu tầm
 
  • Like
Reactions: Trà My Chi

Trà My Chi

Học sinh tiến bộ
Thành viên
4 Tháng ba 2017
221
64
169
22
Hà Tĩnh
THPT Can Lộc
bạn tham khảo nhé :)

1.
Một trong những đức tính quyết định thành công trong mỗi con người chính là đức tính tự lập. Vậy tự lập có nghĩa là gì, và nó giúp ích gì cho chúng ta để đạt được thành công?

Tính tự lập có nghĩa là gì? Tính tự lập có nghĩa là chúng ta có khả năng tự xây dựng lấy cuộc sống cho mình, không ỉ lại, không nhờ vả người khác. Vậy thì tại sao chúng ta cần phải có tính tự lập? Bởi vì nó thể hiện sự tự tin của bản thân ta. Trong cuộc sống, có những giai đoạn chúng ta cần phải tự mình lo liệu không phải lúc nào cũng cần đến ba mẹ nâng đỡ ta mãi. Tính tự lập còn giúp cho ta rèn luyện những phẩm chất đạo đức tốt đẹp khác nữa như: cần cù, chịu khó, kiên nhẫn,...Giúp cho ta dần dần hoàn thiện trong cuộc sống. Bên cạnh đó, tính tự lập còn tạo cho bản thân những thử thách mới lạ, tạo niềm vui cho cuộc sống. Có tính tự lập thì chúng ta sẽ có được một cuộc sống tốt đẹp hơn. Dẫn chứng ở các bạn sinh viên khi lên thành phố học tập đều phải xa nhà, tự mình bươn trải kiếm sống, tự lo liệu học tập, ba mẹ chỉ ủng hộ về mặt tinh thần và phần nào vật chất. Các anh chị sinh viên ấy phải tự mình thuê nhà trọ, tự mình kiếm việc làm để trang trải cuộc sống cho bốn năm đại học trên thành phố đầy bon chen và cạm bẫy.

Chính nhờ sự tự lập như vậy mà các anh chị đó sau khi học xong thì rất vững vàng về mặt kiến thức và kinh nghiệm cuộc sống. Bởi vì trong thời gian các anh chị làm việc đã giúp cho các anh chị có sự cọ sát thực tế cuộc sống. Trau dồi cho bản thân mình những đức tính tốt đẹp khác như kiên trì, nhẫn nại, chịu khó...với sự rèn luyện như vậy chắc chắn những anh chị sinh viên này sẽ dễ dàng thành công trong công việc ở tương lai.

Vậy ta cần phải rèn luyện tính tự lập như thế nào? Chúng ta cần rèn luyện tính tự lập trước hết là trong học tập nhằm tạo hứng thú cho bản thân. Vì khi ta tìm tòi học hỏi về một bài học nào đó nhưng lại không có thầy cô, bạn bè giúp sức thì bản thân ta phải tự mình tìm tòi, độc lập trong suy nghĩ để tìm ra hướng giải quyết. Từ đó đã tạo cho chúng ta sự hứng thú trong học tập rất tốt. Bên cạnh đó, ta cần rèn luyện tính tự lập thông qua những công việc mà mình có thể tự tay làm được không cần phải nhờ vả đến người khác giúp. Những công việc trong nhà ta nên tự giác làm không cần mẹ cha nhắc nhở vì đó là những công việc hết sức nhẹ nhàng. Ta dễ dàng làm được và thể hiện được chúng ta là con ngoan, siêng năng còn thể hiện mình đã có tính tự lập từ sớm. Đó là những điều tốt mà ta cần phải làm. Tự lập cũng đồng nghĩa với việc không sợ thất bại, gian truân, khi vấp ngã ta cần đứng lên một cách tự tin và bằng sự quyết tâm cao độ hơn nữa.

Trong cuộc sống ta vẫn còn bắt gặp đâu đó những người không có tính tự lập, lúc nào cũng có tư tưởng dựa dẫm vào người khác mà bản thân lại không biết phấn đấu vươn lên. Ví dụ như trong các lần kiểm tra, những người không có ý thức tự giác, tự lập, tự mình học tập thì lúc nào cũng nghĩ đến việc nhờ người khác giúp đỡ, chỉ bài cho mình. Những con người này cần phải bị phê phán và lên án mạnh mẽ.

Nhìn chung đức tính tự lập là một đức tính rất tốt, quý báu. Chúng ta cần phải rèn luyện, trau dồi, bồi dưỡng đức tính quý báu này để ta có thể đương đầu một cách tự tin trước cuộc đời đầy bon chen xô bồ này.


2.
Trong quan hệ gia đình, một vấn đề được đặt ra là con cái phải đối xử với cha mẹ như thế nào cho đúng với đạo lí làm người, cho đúng với truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc ta. Để giải đáp vấn đề đó, ca dao có câu:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra
Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.


Qua bài ca dao trên, nhân dân ta khẳng định công lao to lớn của cha mẹ và khuyên bảo mọi người phải hiếu thảo với cha mẹ. Đó cũng là vấn đề chúng ta cần bàn luận để rút ra bài học bổ ích trong cách đối xử với cha mẹ.


Lời ca dao mở đầu bằng lời lẽ thật trang trọng, gợi cảm xúc:

Công cha như núi Thái Sơn
Nghĩa mẹ như nước trong nguồn chảy ra.


Không phải ngẫu nhiên mà hình ảnh núi Thái Sơn cao vời vợi và nước trong nguồn vô tận kia được đem ra so sánh “công cha nghĩa mẹ”.
Cha mẹ sinh ra con nuôi con khôn lớn để mau thành người. Tấm lòng của cha mẹ dành cho con thật là vô tận, công lao ấy chỉ có thể so sánh với núi sông hùng vĩ và trường cửu mà thôi. Với hình ảnh đầy nghệ thuật, bài ca dao muốn nhắc nhở chúng ta về lòng biết ơn, kính trọng cha mẹ, dù thế nào thì chữ hiếu cũng được giữ gìn trọn vẹn.

Một lòng thờ mẹ kính cha
Cho tròn chữ hiếu mới là đạo con.


Lời khuyên ấy được đút kết từ bao đời và được lưu truyền qua nhiều thế hệ nối tiếp nhau: đạo hiếu làm con đối với cha mẹ là một đạo lý đúng đắn muôn đời. Chúng ta được sinh ra trong vòng tay dịu dàng của mẹ, lớn lên trong vòng kiến thức uyên bác của cha. Chín tháng cưu mang mẹ chịu nhiều gian khổ rồi lại phải đẻ đau, rồi phải chắc chiêu từng giọt sữa ngọt ngào để nuôi ta khôn lớn. Ngày qua ngày cha phải làm lụng vất vả để cung cấp cho ta đầy đủ vật chất, bồi dưỡng cho ta về tinh thần. Ta lớn lên trong sự dưỡng dục, trong sự yêu thương lo lắng của cha me. Quả thật công lao ấy cao ngất trời và mênh mong vô tận như nước trong nguồn. Chúng ta không thể quên điều ấy được. Mỗi người đều có nguồn có cội, “ con người có tổ có tông”. Vì vậy hiếu với cha mẹ là một chân lí, là điều cơ bản nhất trong đạo lý làm người. Cha mẹ hết lòng vì con cái thì bổn phận làm con ta phải chân thành biết ơn và tôn kính cha mẹ. Quan hệ giữa cha mẹ và con cái trong gia đình tốt đẹp sẽ góp phần xây dựng bảo vệ kỉ cương, đạo lý của xã hội. Hiện nay, khoa học đang ngày càng tiến bộ nhưng đạo lý này vẫn là nền tảng của đạo đức, là cơ sở của mọi quan hệ trong gia đình và xã hội.

Lòng biết ơn cha mẹ được thể hiện qua thái độ, lời nói và việc làm của chúng ta. Một con người có hiếu trước hết phải có thái độ yêu thương, kính trọng cha mẹ. Một lời nói lễ phép, một thái độ vâng lời, một cử chỉ nhỏ chăm sóc mẹ cha… đều là bổn phận cụ thể của chữ hiếu. Cha mẹ nuôi con không bao giờ mong con đền đáp lại công lao ấy, song nghĩa vụ thiêng liêng của con cái là phải biết giúp đỡ chăm lo phụng dưỡng khi cha mẹ tuổi cao sức yếu. Dù ta có báo đáp đến đâu cũng không xứng đáng với công lao to lớn như biển trời của cha mẹ. Vì vậy đạo làm con phải có hiếu với cha mẹ là đạo lí, là nhân cách làm người.

Bài ca dao đã nêu lên một nét đẹp rực rỡ thiêng liêng nhất của con người. Khi nghe lời cha mẹ, biết chăm chỉ học hành để cuối năm đạt kết quả cao tức là ta đã làm cho cha mẹ vui lòng. Ta cũng nên hiểu rằng ngoài bổn phận có hiếu với cha mẹ trong gia đình, ta còn có bổn phận “ Hiếu với dân” nữa; như Bác Hồ đã từng dạy: “ Trung với nước hiếu với dân” là vậy. Đây là một phương châm sống, giúp ta giữ trọn đạo làm con, và cũng trở thành người công dân tốt, hữu ích cho xã hội.
nguồn sưu tầm
Bài này bạn tự viết hay là sưu tầm vậy?
 
Top Bottom