Nghị luận xã hội

K

khanhlinh2018

Trong cuộc sống, bên cạnh nhiều tập quán, thói quen tốt còn có những tập quán, thói quen xấu có hại cho con người và xã hội. Những thói quen xấu có sức quyến rũ ghê gớm như chơi cờ bạc, hút thuốc lá, nghiện ma túy hoặc sách, băng, đĩa có nội dung độc hại, nếu ta không kiên định tự chủ, dần dần sẽ bị nó ràng buộc, chi phối và biến thành nô lệ. Ta gọi chung các thói xấu trên là tệ nạn xã hội.
Đối với bất kì một quốc gia nào thì tệ nạn xã hội cũng là một hiểm họa trước mắt và lâu dài, cần phải ra tay trừ bỏ. Vì những tác hại khôn lường của nó, chúng ta hãy kiên quyết nói : “Không !”.
Tại sao chúng ta lại phải nói “Không !” với các tệ nạn xã hội?
Cờ bạc, thuốc lá, ma túy… là thói hư tật xấu gây ra những tác hại ghê gớm với bản thân, gia đình và xã hội về nhiều mặt : tư tưởng, đạo đức, sức khỏe, kinh tế, nòi giống… Đây là mối nguy cơ trước mắt và lâu dài của đất nước, dân tộc.
Ban đầu, chúng đến một cách ngẫn nhiên, tình cờ. Tuổi trẻ thường ham vui, ham lạ, đó là chỗ yếu để tệ nạn tấn công. Đám con trai mười lăm, mười bảy, vài lần nhìn các anh thanh niên phì phèo điếu thuốc lá trên môi với vẻ rất lãng tử, sành điệu, thấy hay hay, thế là bắt chước. Bạn bè xấu rủ rê hút chích, khích bác vài câu chạm tự ái “nam nhi”. Ừ thì thử cho biết với đời, nhằm nhò gì, chuyện vặt ! Một lần, hai lần…, rồi đến một lúc nào đó, không có không chịu được. Thiếu nó, ta cảm thấy bồn chồn, chống chếnh, buồn và lại tìm đến nó như tìm đến một sự giải thoát, một nguồn vui. Ví dụ, đã tập tọng hút thuốc lá, hít heroin thì từ “thích” đến “nghiện” chẳng bao xa.
Mỗi khi cơn nghiện ập đến, nó hành hạ thân xác đến mức khó có thể chịu đựng nổi. Muốn có thuốc để thỏa mãn cơn nghiện thì phải có tiền. Không có tiền thì phải xoay sở mọi cách. Thế là trước thì lấy đồ nhà đem cầm, đem bán, sau thì đi lừa đảo, ăn trộm, ăn cắp, cướp giật, thậm chí giết người… Hỏi làm sao có thế tránh khỏi con đường tội lỗi ?!.
Như vậy là thói xấu đã biến ta thành nô lệ của nó. Nó là ông chủ vô hình nhưng khắc nghiệt, tàn bạo, chi phối toàn bộ tư tưởng, tình cảm và hành động của ta.
Tác hại của các tệ nạn là vô cùng ghê gớm. Một khi đã nhiễm phải tệ nạn lâu ngày thì rất khó từ bỏ. Chúng ta thử bàn đến tác hại của từng loại một.
Thứ nhất là cờ bạc. Người xưa đã đúc kết : “Cờ bạc là bác thằng bần. Cửa nhà bán hết, tra chân vào cùm”.
Đúng thế, cờ bạc cũng là một loại ma túy mà người nào trót sa chân vào thì khó lòng thoát khỏi. Người đánh bạc có thể ngồi lì ở chiếu bạc từ sáng đến tối, ngày này sang ngày khác, quên ăn, quên ngủ, quên cả làm việc, học tập. Khi thua, cay cú quyết gỡ, càng gỡ lại càng thua.
Lúc đầu thì gán đồng hồ, xe đạp, xe máy; sau thì bán nhà, bán đất… và bán cả danh dự, sự nghiệp của mình. Đầu óc lúc nào cũng bị ám ảnh bởi ảo tưởng xe hơi, nhà lầu. Nếu thắng thì chiêu đãi bạn bè, ăn chơi phóng túng, vung tiền không tiếc tay để được nghe những lời tâng bốc dối trá, để chứng tỏ “vai vế” trong giới giang hồ. Nhiều kẻ biết rõ là cờ gian bạc lận nhưng vẫn mê muội lao đầu vào, tự nguyện làm “nai” cho lũ “thợ săn” xẻ thịt. Dân gian có câu : “Đánh đề ra đê mà ở” là thế. Để khuyên mọi người tránh xa cờ bạc, tục ngữ – ca dao cũng đưa ra bài học thấm thía : “Của làm ra cất trên giác. Của cờ bạc để ngoài sân. Của phù vân để ngoài ngõ”. Bởi thực tế không ai giàu có bền lâu nhờ cờ bạc.
Thứ hai là tệ nghiện thuốc lá. Các nhà nghiên cứu y học đã đưa ra nhận xét có tính chất cảnh báo : “Khói thuốc là ‘sát thủ’ thể khí đối với sức khỏe của con người”.
Người ta đến với thuốc lá thường do nhiều nguyên nhân : do hiếu kì, tò mò, thích bắt chước hình ảnh của một thần tượng nào đó trong đời hoặc trên phim ảnh, hoặc muốn khẳng định đã lớn trước mặt bạn bè. Đó thường là những cú “hích” xui nhiều chàng trai mới lớn đốt điếu thuốc đầu tiên trong đời. Hơn bốn ngàn thứ hóa chất độc hại trong khói thuốc sẽ tàn phá không chừa bất cứ bộ phận nào trong cơ thể. Những căn bệnh ghê gớm như ung thư phổi, ung thư vòm họng, tai biến tim mạch, nhũn não, liệt run… phần lớn người nghiện thuốc lá mắc phải. Mỗi điếu thuốc sẽ là một mồi lửa đốt “miếng da lừa” tuổi thọ của bạn cháy nhanh hơn.
Nghiện thuốc lá cũng đồng nghĩa với việc người hút tự cắt giảm thu nhập của mình. Mỗi ngày hút nửa bao, một bao. Thuốc rẻ tiền thì cũng mất cả trăm ngàn một tháng; thuốc “xịn” thì phải tiền triệu. Hãy thử làm phép nhân để xem người nghiện một tháng, một năm, một đời đốt hết bao nhiêu tiền ra khói ? Một con số thống kê gần đây cho biết Việt Nam có tỉ lệ người nghiện thuốc lá khá cao so với khu vực và toàn thế giới. Mỗi năm, thuốc lá ngốn hết hàng ngàn tỉ đồng. Quả là con số chứa đựng một hiểm họa đáng sợ !.
Thứ ba là tác hại của ma túy, gồm thuốc phiện, cần sa, heroin và nhiều loại thuốc kích thích khác. Khác với ngày xưa, người nghiện thường là một số trung niên có tiền, có vai vế trong xã hội. Người nghiện ma túy ngày nay phần lớn lại ở độ tuổi thanh niên đang phát triển thể lực và trí lực để chuẩn bị tạo dựng tương lai cho cá nhân và đóng góp trí tuệ, tài năng cho sự nghiệp xây dựng đất nước.
Lúc đầu cũng có thể chỉ vì những lời khích bác của bạn bè và để thỏa mãn tính tò mò mà thử chơi cho biết với suy nghĩ là một, hai lần thì không thể nghiện được. Nhưng chỉ cần thế thôi là bạn đã trao tính mạng của mình vào tay thần chết. Khi mắc nghiện, vỏ não bị tổn thương rất lớn, sức khỏe suy kiệt nhanh chóng. Nghiện rồi thì tiền bạc bao nhiêu cũng không đủ. Nghiện nhẹ thì một ngày hết độ dăm chục, một trăm. Nghiện nặng thì năm bảy trăm ngàn. Vậy làm gì ra tiền để thỏa mãn cơn nghiện ? Những kẻ nghiện ngập có thể làm tất cả. Từ chôm đồ nhà đến chôm đồ hàng xóm. Rồi lừa cả bố mẹ, anh em, vợ con cũng chẳng từ. Không ít kẻ lúc lên cơn vật vã, nã tiền không được, điên cuồng giết cả người thân. Một xâu chuỗi tệ nạn xã hội khác kéo theo tệ nghiện ngập : ăn trộm, ăn cắp, giết người cướp của, … và kinh khủng hơn cả là nguy cơ bệnh SIDA, dẫn đến căn bệnh thế kỉ HIV mà hiện nay cả thế giới đang mất biết bao công sức, tiền của để tập trung giải quyết đại dịch này. Chính vì vậy, khi đã nghiện ma túy là mất hết danh dự, đạo đức, tình yêu, hạnh phúc gia đình, sự nghiệp.
Thứ tư là văn hóa phẩm độc hại (sách có nội dung xấu, băng, đĩa hình đồi trụy…). Tiếp xúc với loại này, con người sẽ bị ám ảnh bởi những hành vi không lành mạnh, từ đó nảy sinh những ham muốn bản năng, phi đạo đức, sa vào lối sống ích kỉ, mất hết khả năng phấn đấu, sống không mục đích. Nếu làm theo những điều bậy bạ thì sẽ dẫn đến sự suy đồi đạo đức, nhân cách, ảnh hưởng tới uy tín bản thân, gia đình và có thể dẫn đến vi phạm pháp luật.
Đó là sự thực. Một sự thực hiển nhiên đau lòng mà chúng ta chứng kiến hằng ngày. Hiện nay, có một số thanh thiếu niên, học sinh hư hỏng, không lo tu chí học hành mà đua đòi ăn chơi sa đọa, rủ nhau tham gia vào những trò cờ bạc đỏ đen, hút chích ma túy, xem phim có nội dung xấu, chuyền tay đọc cũng cuốn sách độc hại. Rồi đàn đúm đánh lộn, đua xe gây rối an ninh trật tự công cộng, gây ra tai nạn giao thông… Tất cả những thói xấu đó nhanh chóng đẩy họ vào vực thẳm tội lỗi.
Thói quen xấu là người bạn đồng hành của chủ nghĩa cá nhân ích kỉ. Trong mỗi con người, thường có cả hai mặt tốt và xấu. Lối sống buông thả là mảnh đất màu mỡ cho những thói quen xấu nảy nở và phát triển.
Ngày xưa, ông cha ta đã dạy : “Gần mực thì đen, gần đèn thì sáng”. Có thể coi những tệ nạn trên là “mực”, gần nó sẽ bị vấy bẩn. Vì vậy, chúng ta cần phải tránh xa những cạm bẫy của thói hư tật xấu để trước hết là bảo vệ phẩm cách được trong sáng, sau đó là góp phần bảo vệ gia đình, xã hội, bảo vệ truyền thống đạo đức tốt đẹp của dân tộc. Khi đã lỡ mắc thói xấu phải quyết tâm từ bỏ nó, để làm lại cuộc đời.
Như trên đã phân tích, tập quán xấu, thói quen xấu có ma lực cuốn hút con người. Bởi vậy, để không bị biến thành nạn nhân của nó, mỗi người phải tự rèn luyện, tu dưỡng không ngừng trong học tập, trong lao động và phải nâng cao nhận thức về tác hại của các tệ nạn xã hội. Bạn bè phải khuyên bảo nhau biết kiềm chế trước những thú vui không lành mạnh và chung tay góp sức đẩy lùi, tiến tới đấu tranh tiêu diệt tệ nạn để cuộc sống ngày càng trong sạch, tốt đẹp hơn.


Nguồn Bài:google
 
1

123khanhlinh

1. Người Việt và ý thức công dân ý thức xã hội (Phần 1): Bảo thủ, dựa dẫm, cầu an; Tri túc và hiếu cổ; Cái gì cũng đổ tại trời; Ma quỷ sống lẫn với người hèn yếu; Ý thức quốc gia thức tỉnh quá chậm; Khi bàn chuyện quốc gia chỉ ham hư danh; Làm ra vẻ yêu nước để mưu lợi riêng; Lo việc nước theo lối tự tư tự lợi; Tư tưởng gia nô; Kém óc hợp quần; Một vài thói tục đã thành di truyền (một là học để làm quan, hai là làm quan ăn lót, ba là a dua người quyền quý, bốn là trọng xác thịt…); Sợ tự do, cam chịu làm nô lệ; Chưa trưởng thành trên phương diện công dân; Các hội nghề nghiệp yếu ớt ọp ẹp; Sinh hoạt hội đoàn dễ bị làm hỏng; Theo sự chi phối của quan niệm hư vô.

2. Người Việt và ý thức công dân ý thức xã hội (Phần 2): Có độc lập cũng cướp đoạt của cải và chém giết nhau đến chết; Dân trí thấp kém... (hay nghi kỵ lẫn nhau, không làm nên việc gì cả…); Tôn sùng những điều xa hoa vô ích, bỏ bễ những sự nghiệp đáng làm; Chỉ biết lợi mình mà không biết hợp quần; Thương tiếc của riêng, không tưởng đến việc ích chung; Biết có thân mình nhà mình mà không biết có nước; Dễ ỷ lại; Trong việc nước cũng ai mạnh thì theo, bỏ hết liêm sỉ; Rên rỉ than vãn mỗi khi gặp khó; Không có chí viễn du; Xa lạ với chuyện phiêu lưu; Căn tính nô lệ, run sợ trước cái mới; Không thiết việc đời; Chống đối tự phát (như nhà nước đòi sơn thì dân chặt cây đi, nhà nước đòi vải lụa thì dân phá khung dệt, đòi gỗ thì dân quăng búa rìu, đòi tôm cá thì dân xé lưới…); Đi đâu cũng lo quay về làng; Ngoài làng xã không biết gì đến nước nhà đến thế giới; Tình yêu làng nước cản trở tiến bộ; Ương ngạnh, hoài nghi, khó dìu dắt; Ương ngạnh, hoài nghi, khó dìu dắt.

3. Người Việt qua cách nói năng cười cợt: Không còn lễ nghĩa liêm sỉ; Những câu chửi rủa quá quắt; Tây không ra tây, tàu không ra tàu, ta không ra ta; Thiên về những cái tầm thường thô bỉ; Tật huyền hồ sáo hủ (chỉ sự ăn nói lời nói linh tinh, trống rỗng, giả tạo…); Gì cũng cười (trong tiếng cười ẩn chứa nhiều ý xấu…); Tiếng cười vô duyên; Nói bừa nói bãi, tủi nhục cho cả nòi giống; Hay cãi nhau, thích kiện tụng; Chỉ trích và châm chọc.

4. Thói hư tật xấu người Việt trong làm ăn buôn bán: Thiếu cái gan làm giàu; Không lo xa, dễ thoả mãn; Ăn xổi ở thì, chưa lo làm đã lo phá; Không biết chấn hưng thực nghiệp; Đồng tiền không dùng để sinh lợi; Những người thợ bất đắc dĩ; Buôn bán lòng vòng trong phạm vi hẹp; Không có nghề nào đạt tới trình độ chuyên nghiệp; Không chịu học buôn học bán; Khéo tay mà trí không khôn; Không ai chuyên nhất việc gì; Làm hàng bán hàng đều kém; Tài trí thua kém; Thời gian phí phạm cách sống làm điệu làm dáng; Quan niệm về kinh tế quá cổ lỗ; Giữa chủ và thợ không tìm được hình thức cộng tác thích hợp; Những cái gia truyền dần dần mất đi; Ngủ yên trên danh vọng; Bôi bác, giả dối, chỉ cầu rẻ; Người làm nghề không ngóc đầu lên được; Không biết thích ứng với xã hội hiện đại.

5. Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt (1): Nhắm mắt bắt chước điều không hay của cổ nhân và ngại thay đổi; Dễ học cái dở; Học thuật hủ bại; Học để kiếm gạo; Học để làm quan; Học đòi vặt vãnh bỏ qua chuyện lớn; Nặng tính hiếu kỳ; Thần trí bạc nhược, thiếu óc tự lập; Như cái cây bị “cớm”; Con ma cử nghiệp giết chết sự học; Có khoa cử mà không có sự nghiệp; Giáo dục hiện đại bị thương mại hóa; Thiếu niên hư hỏng; Đỗ đạt là xong, không còn cầu học; Một nền giáo dục giết chết nhân cách; Không có một nhà tư tưởng, không có người khao khát tìm đạo lý mới.

6. Việc tìm tòi học hỏi và nền giáo dục của người Việt (2): Khi học thuật kém cỏi lòng người sinh ra phù phiếm, phong tục trở nên bại hoại; Nói láo nói linh; Không học nên thiếu tư cách làm người; Cái hay của người đến mình trở thành cái dở; Học không biết cách, luật pháp hồ đồ, cương thường giả dối; Không học được cách tư duy hợp lý; Không có học thuyết của mình (xưa nay ta chỉ có mấy lối học của Tàu truyền sang…); Việc bắt chước dễ dãi thường gây nhiễu loạn; Mô phỏng lâu ngày quên cả sáng tạo; Mình lại rẻ mình, bản thân tự làm hỏng; Tình nghĩa thầy trò bị hiểu sai lệch và bị lợi dụng; Chỉ lo nuôi không lo dạy; Sẽ có lúc mất hết đạo lý? (song song với vấn đề nghèo khổ, còn phải giải quyết vấn đề giáo dục…); Không chú trọng học thuật sẽ thành dân tộc bỏ đi.

7. Thị hiếu nhỏ mọn và chất bi thương sầu cảm trong văn chương: Thị hiếu tầm thường; Văn chương phù phiếm, toàn giọng bi thương; Đằng sau thói quen đẽo gọt là sự nhu nhược; Chỉ giỏi về văn thù ứng; Tưởng thật mà hoá dối; Khinh miệt cá nhân; Không tìm thấy bản sắc; Phê bình nghĩa là nịnh nọt; Nhắm mắt bắt chước cốt kiếm lợi; “Tiểu thuyết của phường coi cổng” (những cuốn tiểu thuyết hay nhất của ta bây giờ, già lắm chỉ bằng những cuốn tiểu thuyết của phường coi cổng bên Pháp mà thôi!...); Nhiều trò quảng cáo bỉ ổi; Những nhạc điệu rời rạc, ẻo lả; Nặng tính trang sức mà thiếu sức sống (nghê thuật Việt Nam thường bị bó buộc trong lề lối cổ...); Kiếp người bấp bênh văn chương sầu não.

8. Quan hệ giữa người với người: tham lam ích kỷ cạnh tranh nhỏ nhặt: Không ai hết lòng với ai; Tham lợi dẫn đến vô cảm; Không biết hợp quần; Ích kỷ và khôn vặt; Chỉ biết cạnh tranh trong những việc tầm thường, lặt vặt; Vừa không thiết chuyện gì, vừa xét nét nhỏ nhặt; Lợi dụng đạo nghĩa kiếm lợi; Danh dự bị hiểu sai lạc và mang ra mua bán; Trông nhau để …yên tâm trục lợi; Cách sống của kẻ cùng đường; Mưu danh bằng cách hạ nhục kẻ khác; Chỉ biết lo thân.

9. Bẻ queo những chuẩn mực đạo lý nhân bản: Lêu lổng qua ngày, mất hết tự trọng; Trông đợi quá nhiều ở sự may rủi; Thiếu tận tâm, tránh khó tìm dễ; Xấu làm tốt *** làm thông; Không biết tôn trọng cả lợi ích công cộng lẫn lợi ích cá nhân; Những ham muốn tầm thường; Giả dối thịnh hành, không biết nhìn ra sự thật; Giải thích sai các giá trị (hỏi trọng gì, ắt là võng lọng cân đai; hỏi quý ai, tất là ông cả bà lớn; hỏi cái gì là sang, tất là xe ngựa lâu đài ngọc ngà gấm vóc…); Đạo lý ngược đời; Trung dung theo nghĩa nửa vời, trung dung cốt để ngu dân (“Trung dung thật là một cái thuyết lôi thôi, mà xã hội ta chịu lấy cái ảnh hưởng trung dung ấy mà hóa ra một cái xã hội ương ương dở dở, trắng không ra trắng đen không ra đen…”); An nhẫn lẫn với đê hèn nhục nhã; Lười biếng và hay nói hão …

10. Giả dối, lừa lọc, kiêu ngạo, hiếu danh: Không biết giữ chữ tín; Hiếu danh đến mất tự trọng; Bệnh giả dối quá nặng; Sợ mang tiếng chứ không phải sợ cái xấu; Chỉ giỏi diễn trò trước mặt mọi người; Kiêu ngạo, hợm hĩnh, theo đuổi những cái hão huyền; Khiêm nhường giả, kiêu căng thật; Hay tự ái và thích chơi trội; Tinh thần voi nan (những con voi to lớn lắm, có đủ chân đủ vòi, nhưng nó ở trong bằng nan ở ngoài bằng giấy…); Học đòi, làm dáng.

11. Nếp tư duy đơn sơ tùy tiện: Kém óc khoa học; Óc tồn cổ; Quá vụ thực trong tư duy; Điều hòa với nghĩa … chắp vá bừa bãi; Áp đặt chuyên chế mọi nơi mọi chỗ; Gọt chân cho vừa giày; Chỉ suy nghĩ bằng khuôn sáo; Không chịu được những tìm tòi phá cách; Bỏ cũ theo mới một cách nông nổi; Thói quen cam chịu; Dễ dãi thô thiển thế nào cũng xong; Tùy tiện thay đổi, chỉ cốt có lợi.

Trong một bài viết vào tháng 8.2008, nhan đề “Tìm hiểu người Việt: Thói hư tật xấu người Việt”, Vương Trí Nhàn đã sơ bộ bắt tay vào việc tổng hợp nghiên cứu trên cơ sở những ý kiến nhận xét của người xưa mà ông đã sưu tầm và hệ thống lại được, có tham khảo, dẫn chứng rộng thêm từ nhiều sách báo và sử liệu khác. Bài viết nêu lên được mấy điểm:

(1) Hèn vì miếng ăn! Hại nhau vì miếng ăn

Nêu nhận xét của Phan Bội Châu về không khí xô bồ nhếch nhác thường thấy phổ biến ở lễ hội của người Việt - miếng ăn quá to, người ta chỉ nghĩ đến ăn, tranh giành ngôi thứ cũng chỉ vì ăn…

(2) Suy nghĩ nông nổi tính khí thất thường

Nêu nhận xét của một sĩ quan người Pháp: “Họ hiền lành vô tư lự, nhút nhát thích khoe khoang dễ bốc mà xìu cũng nhanh, thường có tâm lý ăn may của người chơi bạc”. Hoặc của nhà văn Jean Hougron cho rằng người Việt “nhu nhược không có cá tính, biển lận, thích tố giác”. Hoặc của Palazzoli, cho người Việt là “nửa kín nửa hở, dè dặt, dò xét…, một thiên hướng đa nghi, mưu mẹo, một thói quen lúc nào cũng thích chống đối, rồi lại nhanh chóng buông trôi chấp nhận”. Dẫn ý kiến của Nguyễn Tất Thịnh đăng trên báo Tiền Phong (1.2006): Chưa đỗ ông nghè đã đe hàng tổng – vừa đe hàng tổng đã sợ thằng mõ; Chưa biết nghề đã dạy thợ, vừa dạy thợ đã chán nghề; Chưa làm đã mệt vừa mệt đã kêu; Chưa vui đã cười vừa cười đã khóc; chưa đói đã ăn, vừa ăn đã bỏ dở; chưa tỉnh đã say, vừa say đã làm càn; chưa có tài đã đánh mất tâm, vừa có chút tâm đã bài xích tài…

(3) Một quan niệm đơn sơ về thế giới

Thời nay, khi làm hàng xuất khẩu, người mua các nước cũng thường chê hàng Việt mẫu mã đơn giản, có học lỏm được cái gì của người khác thì cũng chỉ loay hoay ở vài cái lặt vặt mà không biết khai thác hết những khả năng đa dạng có thể có…Câu thơ của Chế lan Viên “Lũ chúng ta ngủ trong giường chiếu hẹp – Giấc mơ con đè nát cuộc đời con” không chỉ đúng với con người thời tiền chiến mà đúng với người Việt gần như suốt thời quá khứ, không chỉ con người bình dân mà cả những tầng lớp tinh hoa….

(4) Bột phát hồn nhiên

Dẫn mấy ý kiến của Hoài Thanh trong bài “Có một nền văn hóa Việt Nam” (1946): “Người Việt chúng ta sống ở trong nhịp điệu trong thanh âm nhiều hơn trong tư tưởng. Tâm lý ấy có giống với tâm lý trẻ con. Trẻ con thường vẫn ca hát luôn miệng mà chẳng mấy khi quan tâm đến ý nghĩa lời ca”. “ Văn hóa Việt Nam quý ở phần tình cảm hơn phần tư tưởng, ở phần tiềm thức hơn ở phần hữu thức”…

Về điểm (4) này, Vương Trí Nhàn kết luận: “Sự vô tâm – đúng hơn sự hạn hẹp của tầm nhìn, sự dễ dãi trong thích ứng, sự ngại ngùng biếng nhác trong suy nghĩ,- tất cả những biểu hiện đó làm hại tới sự phát triển. Dù rất thiện chí thì cũng phải nhận như vậy. Thế nhưng đáng lẽ phải xót xa lo lắng thì đằng này vẫn xảy ra một tình trạng ngược lại. Nhiều người thích lý tưởng hóa cái thói quen trẻ con đó”.
 
1

123khanhlinh

Sau khi đưa ra hai thói xấu phổ biến điển hình hiện nay ở Việt Nam là đua xe và tham nhũng, chỉ ra cách khắc phục cụ thể cho từng trường hợp, với niềm xác tín vào khả năng “đẩy lui được con bệnh”, tác giả đã thử phác thảo danh mục các thói hư tật xấu của người Việt thời nay (xếp theo bảng chữ cái tiếng Việt), như sau:

A: An phận thủ thường; Ăn bẩn; Ăn người; Ăn cắp vặt, Ăn hơn, làm kém; Ăn tục nói phét; Ảo tưởng; Ăn xổi ở thì; Ẩu v.v…

B: Bàng quan; Bảo thủ; Bằng cấp giả; Bán trời không văn tự; Bài ngoại; Bắt cóc bỏ đĩa; Bóc ngắn, cắn dài; Bè phái; “Buôn dưa lê”; Bới bèo ra bọ v.v…

C: Cãi nhau to vì chuyện nhỏ; Chen ngang khi phải xếp hàng; Chọc gậy bánh xe; Chụp giật; Chửi bậy, cục súc; Cờ bạc; Coi thường pháp luật; Cù nhầy; Cửa quyền; Cười không đúng chỗ, đúng lúc v.v…

D: Du di; Dị ứng tri thức; Dzô dzô ( ăn nhậu thái quá ) v.v…

Đ: Đâm bị thóc, chọc bị gạo; Để bụng; Đỏ đen; Đố kỵ; Đùn đẩy; Đua xe v.v…

E: Ép buộc; Ép uổng v.v…

G: Gắp lửa bỏ tay người; Gia trưởng; Giả dối; Giàu ghen, khó ghét; Giậu đổ bìm leo v.v…

H: Hách dịch; Hiếu chiến; Hòa cả làng; Hô khẩu hiệu suông; Hứa hão; Hút thuốc lá v.v…

I: Ích kỷ hại người v.v…

K: Khoe khoang; Khôn lỏi; Không đúng giờ; Không chính kiến; “ Khuỳnh”; Kỳ vĩ v.v…

L: Làm láo, báo cáo hay; Làm liều; Làm theo phong trào; Lập lờ nước đôi; Lệ làng; Lý nhẹ hơn tình v.v…

M: Mạnh ai nấy chạy; Mất đoàn kết khi sung sướng, đầy đủ; Mê tín v.v…

N: Ném bùn sang ao; Nịnh trên nạt dưới; Nhai to; Nhậu nhẹt triền miên; Nhổ bậy; Nhếch nhác; Nghĩ ngắn hạn ( tư duy nhiệm kỳ ); Ngoáy mũi nơi đông người; Nói dai, nói dài, nói dại; Nói một đằng, làm một nẻo; Nói to nơi công cộng; Nói phách ( nói khoác lác); Nể nang; Nửa vời v.v…

O: Oai hão; Ôm đồm; Ôm rơm rặm bụng; Ông giơ chân giò, bà thò nậm rượu ( thông đồng làm việc khuất tất ) v.v…

P: Phép vua thua lệ làng; “Phong bì” ( hối lộ); Phô trương; Phung phí v.v…

Q: Qua cầu rút ván; Qua loa đại khái; Quan liêu; Quan trọng hóa vấn đề; Quy hoạch treo v.v…

R: Ra oai; Ranh vặt; Rượu chè v.v…

S: Sai hẹn; Sĩ diện hão; Sính ngoại; Sợ trách nhiệm; Sợ người khác giỏi hơn mình v.v…

T: Tâm lý vùng ( địa phương hẹp hòi ); Tiểu nông, tiểu trí; Tiểu xảo; Tiểu khí ( tiểu nhân, hạn hẹp ); Tham nhũng; Thấy kẻ sang bắt quàng làm họ; Thụ động; Tư duy nhiệm kỳ; Tự ti dân tộc nhược tiểu v.v…

U: Ưa xiểm nịnh; Ức hiếp kể yếu; Ừ hữ cho qua; Ương ngạnh v.v…

V: Vặt vãnh; Vẽ vời; Vênh váo; Vị kỷ; Vị nể; Viển vông; Viết, vẽ bậy nơi công cộng; Vòi vĩnh; Vung tay quá trán v.v…

X: Xa dân; Xa rời thực tế; Xả rác nơi công cộng v.v…

Y: Ỷ lại; Ỷ quyền thế; Ý thức tập thể, cộng đồng kém v.v…

Xét danh mục trên đây, thấy có một số điểm (tật xấu) được nêu ra trùng lặp, như “Nghĩ ngắn hạn” với “ Tư duy nhiệm kỳ” … Một vài điểm khác có lẽ cũng chưa nên liệt hẳn vào tật xấu, như “Hút thuốc lá”, vì đây kể như thuộc cái chung “nhân loại” mà dân tộc nào cũng có… Bảng danh mục trên đây cũng chưa tách bạch, mà trộn lẫn, giữa những thói xấu thuộc sinh hoạt cá nhân (như Nhổ bậy, Ngoáy mũi nơi đông người…) với sinh hoạt cộng đồng (Chen ngang khi phải xếp hàng, Đua xe, Viết vẽ bậy nơi công cộng, Xả rác nơi công cộng …); giữa những khuyết tật/ nhược điểm về đầu óc-tư duy-tư tưởng (như Ăn tục nói phét, Ảo tưởng, Bảo thủ, Thụ động, Ương ngạnh, Vênh váo, Viển vông, Ỷ lại…) với nhân sinh quan/ thái độ sống (như An phận thủ thường, Vị kỷ…); giữa những quan hệ cá nhân (như Ưa xiểm nịnh, Ức hiếp kẻ yếu…) với hành vi có tính chất công quyền do cơ chế quản lý bất hợp lý gây ra (như Cửa quyền, Hô khẩu hiệu suông, Làm láo báo cáo hay, Làm theo phong trào, Phong bì/ Hối lộ, Quan liêu, Quy hoạch treo, Tham nhũng, Tư duy nhiệm kỳ, Xa dân, Xa rời thực tế…)…
Chỉ lướt qua thui cũng thấy xót xa trong lòng :(
 
1

123khanhlinh

MB: Nêu lên vấn đề cần bàn luận: Thời gian gần đây, 1 bộ phận người việt xấu xí đã làm xấu đi hình ảnh quốc gia bằng 1 số hành động đáng chê trách như ăn cắp vặt ở siêu thị nước ngoài, chen lấn ồn ào nơi công cộng, hôi của,... Điều đó gây phản cảm không những đối với khách nước ngoài mà còn đối với những người dân Việt...
TB: _Nêu lên số truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam từ xưa đến nay (thương ng` như thể thương thân, lá lành đùm lá rách,....) đã gây được n` ấn tượng cho tất cả mọi người trong và ngoài nc => truyền thống quý báu cần được giữ gìn.
_Gần đây 1 số lượng ớn ng` Việt xấu đã có những hành vi đi ngược lại đạo đức cũng như nhừng gì ông cha ta đã dạy từ xa xưa...
(Đến đây bạn có thể tách ra làm nhiều luận điểm để viết kèm theo dẫn chứng xác thực)
_ Hành động hôi của: tại Ngã ba Tam Hiệp xẩy ra vụ lật xe bia Tiger... mọi ng` đổ sô vào để nhặt đem về.Có ng` mang về uống còn có ng` theo phản xạ cúi xuống nhặt nhưng chẳng để làm gì.... => Thái độ bất mãn trc sự vô í thức của ng` dân
_ Sự việc ăn chộm vặt tại nc' ngoài......
=> XÃ hội đag dần đi xuống về mặt đạo đức
=> tạo ấn tượng xấu trong mắt mọi người
_ Biện pháp: Tuyên truyền để mọi ng` nhận thức đc hành vi của mình
KB: Chốt lại vấn đề nêu ra ở MB và hi vọng về 1 xã hội trong sạch hơn về mặt đạo đức cũng như aoh những ấn tượng tốt đẹp trong mắt bạn bè quốc tế. Để họ biết đến VN như 1 đất nc giàu nét đẹp văn hóa :):):)

Chúc bạn làm tốt bài
 
1

123khanhlinh

Giàn bài trên có thể còn hiếu sót 1 số í nhưng mình mong phần nào có thể giúp được bạn :)
Chúc bạn học tốt văn học nha :)))
 
Top Bottom