Nghị luận xã hội

B

brainy1610

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 : Nghi luận về sự CÔNG BẰNG

Câu 2:
ĐIỀU ĐẦU TIÊN
Có lần, một sinh viên nói với nhà khoa học và triết học Blaise Pascal:
_ Nếu cháu được giỏi như chú, cháu sẽ trở thành một người tốt hơn!
Pascal trả lời:
_“đầu tiên cháu hãy trở thành một người tốt hơn rồi cháu sẽ tài giỏi như chú”
( Hạt giống tâm hồn)
a, Nội dung câu truyện nói về vấn đề gì?
b, Viết đoạn văn 10 câu diền dịch trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề câu chuyên đặt ra và quan điểm của 2 người?

Câu 3:
Trong bài "THời gian là vang" (NV9) viết " Ngạn ngữ có câu :"thời gian là vàng..."". Nhưng có đoạn tác giả viết " Thời gian là tri thức" .Theo em, T.giả viết vậy có mâu thuẫn k? Viết bài văn khoảng 1 trang giấy về ý kiến của mình

 
L

lonely_start

câu 2:
Vấn đề được đặt ra trong bài này là mối quan hệ giữa đạo đức và tài năng của con người.
NHẬN XÉT:
- Quan niệm của người sinh viên chưa thật đúng đắn vì “tài giỏi” chưa phải là điều kiện cần và đủ để “trở thành một người tốt hơn”. Thực tế có nhiều người có tài mà thiếu đạo đức, nhân cách, trở thành những “người vô dụng”, thậm chí còn trở thành những người có hại cho gia đình và xã hội. Dẫn chứng…
- Quan điểm của Pascal là hoàn toàn đúng đắn bởi vì người có đạo đức nhân cách tốt, sống có lý tưởng, có khát vọng cao cả, có tình cảm đẹp đẽ là một “người tốt” rồi. Cũng nhờ có những phẩm chất đó mà họ có ý thức, có ý chí rèn luyện tài năng, tiếp thu kiến thức và kinh nghiệm của nhân loại để có thể trở thành người “tài giỏi”. Trong thực tế, không ít người nhờ có phẩm chất đạo đức tốt, có ý chí, nghị lực và khát vọng đã cố gắng học tập, rèn luyện, khắc phục những hạn chế về năng lực của bản thân để tiến bộ và thành đạt trong cuộc sống và sự nghiệp. Dẫn chứng…
- BÀI HỌC:Ra sức rèn luyện phẩm chất đạo đức, lối sống và lý tưởng để trở thành “người tốt hơn”, đồng thời nỗ lực học tập, nâng cao trình độ tri thức, kỹ năng để trở thành người “tài giỏi” để góp phần xây dựng đất nước, phục vụ sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa.
(bạn nhớ giải thích sơ qua về khái niệm tài năng nữa nhé)
 
P

petercech

Công bằng (justice) là một khái niệm luôn gây ra sự tranh cãi. Quan niệm thế nào cho đúng về sự công bằng? Trong các lĩnh vực của đời sống xã hội hiện nay, cần phải nhìn nhận vấn đề công bằng như thế nào, và khả năng vận dụng vào thực tế ra sao để góp phần tạo nên sự phát triển bền vững cho xã hội.

Công bằng theo chiều ngang và công bằng theo chiều dọc

Trong kinh tế học, người ta phân biệt hai khái niệm khác nhau về công bằng xã hội đó là: công bằng xã hội theo chiều ngang (horizontal justice) nghĩa là đối xử như nhau đối với những người có đóng góp như nhau và công bằng xã hội theo chiều dọc (vertical justice) theo nghĩa là đối xử khác nhau với những người có những khác biệt bẩm sinh, trình độ, năng lực hoặc có các điều kiện sống khác nhau. Chẳng hạn trong việc xây dựng chính sách thuế: Những người có khả năng ngang nhau cần phải đóng một khoản thuế ngang nhau (công bằng theo chiều ngang), và những người có khả năng hay thu nhập không ngang nhau cần phải áp dụng những khoản thuế khác nhau (công bằng theo chiều dọc). Thí dụ, những bác sĩ có cùng trình độ, cùng năm cống hiến phải được hưởng lương như nhau, nhưng không thể đòi hỏi lương một người bác sĩ lâu năm đã bỏ bao công lao động, học hỏi, phải ngang bằng với lương một người y tá mới ra trường.

Công bằng theo nghĩa khách quan và công bằng theo nghĩa chủ quan

Công bằng cũng có thể được hiểu theo hai nghĩa khác nhau là nghĩa khách quan (objective justice) hoặc nghĩa chủ quan (subjective justice)1. Theo nghĩa khách quan, công bằng được hiểu là những giá trị đúng đắn, những qui tắc, chuẩn mực chung hoặc cách thức hành động phù hợp, được cộng đồng thừa nhận2. Chẳng hạn: Cái thiện luôn thắng cái ác, Cô Tấm hiền thảo, chịu khó hay Thạch Sanh nghĩa hiệp cuối cùng được hưởng vinh hoa phú quí, còn mẹ con Cám độc ác hay Lý Thông gian ác, xảo quyệt cuối cùng phải bị trừng trị. Đó là sự công bằng; Hay qui định người nào làm nhiều sẽ được hưởng nhiều, người nào làm ít sẽ được hưởng ít, người có công được thưởng, người có tội phải bị trừng phạt; người có công càng lớn thì mức thưởng càng lớn, người có tội càng nặng, mức phạt sẽ càng nặng. Đó là công bằng. Theo nghĩa chủ quan, công bằng phụ thuộc vào sự cảm nhận, đánh giá, phán xét của mỗi cá nhân3. Mỗi người sẽ có những đánh giá riêng của mình thế nào là công bằng hay không công bằng. Tóm lại, công bằng có thể hiểu một cách khái quát nhất là trạng thái lý tưởng của xã hội loài người, trong đó vấn đề tài sản, lợi ích, cơ hội giữa các thành viên trong xã hội được phân chia một cách phù hợp, không thiên vị









có tham khảo

 
Top Bottom