Nghị luận xã hội

S

sweeet

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1)hãy viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 từ) nêu suy nghĩ của anh (chị) về ý kiến sau:
"Học tập là cuốn vở không có trang cuốn''
2)Hãy viết một bài văn nghị luận xã hội (khoảng 400 từ)trình bày ý kiến của anh (chị) về chủ đề :
"Trách nhiệm của học sinh''

Tiêu đề!
 
Last edited by a moderator:
H

happy.swan

"Học tập là cuốn vở không có trang cuối''

Dàn ý:
+ Việc học là việc trau dồi, bồi đắp kiến thức cho bản thân con người.
+ Có rất nhiều kiến thức cần con người khám phá nên khoảng thời gian vài ba ngày hai đôi ba năm không thể khám phá được hết mà cả đời người cũng không thể học được hết.
+Học không chỉ học sách vở mà còn học cách sống, cách làm người và học cách yêu thương giữa người với người.
+Những gì ta học được như một cuốn sách nên không thể hết được. Đó như một cuốn sách không có trang cuối.
 
M

meodung99

Bạn có thể tham khảo bài làm sau nhé !

Đã bao giờ bạn tự hỏi: "Mình đã tích luỹ đc bao nhiêu kiến thức của nhân loại?" hay chưa? Và "Kho tàng kiến thức nhân loại rộng thế nào?". Với Kalinin,ông cho rằng : "Việc học là cuốn sách không trang cuối cùng".

Việc học đúng là một công việc không có kết thúc.Chúng ta không thể phủ định rằng tri thức là vô hạn. Bất kì con người nào đc sinh ra trong xã hội cũng đều phải học bao điều từ nhỏ. Từ những em bé sơ sinh đến ba tháng biết nẫy, bảy tháng biết bò,chín tháng lò dò biết đi. Trong quá trình đó chúng trưởng thành hơn, học đc cách đi,sau đó nghe mọi người nói chuyện, được tiếp xúc với thế giới xung quanh dần dần những đứa trẻ ấy cũng bập bẹ biết nói. Đó là học đấy! Và đến khi uống nước bằng ống mút, trẻ cũng không thể biết mút ngay đc mà phải có sự hướng dẫn của người lớn. Học từ những việc nhỏ nhặt thì chúng ta mới có thể tồn tại đc với những nhu cầu của cuộc sống đặt ra chứ. Đến lúc đi học, chúng ta cũng từng bước biết đọc, biết viết, biết suy nghĩ,...Từ những anh bộ đội, họ cũng phải học hỏi những nội quy quy định trong quân đội, tập luyện thể lực để luôn có sức khoẻ cống hiến cho đất nước. Không những phải có thể lực mà họ còn phải có ý chí chiến đấu, hình thành lòng yêu nước và học hỏi tìm ra những con đường mới trong quân đội. từ những nhà thơ, nhà văn, họ cũng đều trải qua một quá trình học xuyên suốt để có thể thành công. Trong họ có những rung động, những cảm xúc ở mọi nơi, mọi lúc thì họ mới viết và cảm nhận đc. Nhưng khi đã thành công rồi thì họ không dừng lại ở đó mà vẫn sáng tác, đi mọi nơi để tìm nguồn cảm hứng mới. Tâm hồn họ không bao giờ cạn kiệt tình cảm giống như dòng chẳng thể nào ngừng chảy, giống như ngọn núi cao nhưng không bao giờ già. Từ những nhà sinh vật học, họ luôn khám phá để hiểu biết về các vi khuẩn xuất hiện trên thực vật và cơ thể con người. Từ những nhà nông, họ muốn trồng lúa thì họ phải học cách reo mạ đầu tiên sau đó tiến hành các bước khác như nhổ mạ, nhổ cỏ, vãi phân... để tạo nên những đồng ruộng bạt ngàn. Càng ngày họ càng tìm ra những giống lúa mớiphục vụ cho sản xuất lúa gạo. Hay ví dụ cụ thể hơn là Đác-uyn _ một nhà bác học nổi tiếng. Ông cũng đồng quan điểm với nhiều người : "Nhà bác học không có nghĩa là ngừng học". Còn nữa, Lê-nin cũng từng nói : "Học, học nữa, học mãi". Mỗi ngày học một kiến thức là chúng ta đã in đc thêm một dòng chữ trong cuốn sách của nhân loại. Đời người thì ngắn, dòng kiến thức thì dài, do vậy khi đi đến hết cuộc đời chúng ta vẫn không thể tích luỹ đc hết dòng kiến thức ấy. càng ngày đất nước càng phát triển, xã hội càng đi lên, lịch sử càng kéo dài, khối lượng kiến thức càng mênh mông. Kiến thức tồn tại trong bản thân mỗi người chúng ta chỉ là một giọt nước nhỏ trong vô vàn giọt nước của đại dương bao la.

"Đời sống là một điều ngọt ngào. Bạn có yêu cuộc đời không? Vậy đừng phung phí thời gian bởi vì chất liệu của cuộc sống được làm từ thời gian." Ngay từ lúc này, hãy học, hãy tích luỹ cho mình vốn tri thức mà mình có thể. Ngày nào, giờ nào, phút nào bạn còn đang sống thì đừng để việc học ngừng lại. Thế nhưng, việc học không có sự hướng dẫn thì phần lớn chỉ là sự điên cuồng. Shakespeare từng nói : "Cái gì đáng làm không nên không làm". Trước khi học bạn nên tìm hiểu lời khuyên tốt trước khi bắt tay vào học để biết đc học cái gì thì có lợi ích cho xã hội và khi đã có đc những lời khuyên bổ ích, đã quyết tâm rồi thì hãy hành động ngay để không tốn một thời gian vàng bạc nào. Bạn nên có một niềm đam mê lĩnh vực nào đó, tha thiết muốn tìm hiểu về lĩnh vực đó, giữ cái việc học đó bên mình. Và nếu bạn có ý tưởng từ bỏ, nó sẽ làm bạn tan nát cõi lòng. Hãy tự tìm ước mơ của mình để hướng mục tiêu sống về nó, hãy trau dồi kiến thức để đạt được ước mơ ấy. Chúng ta không bao giờ đc từ bỏ việc học, việc tìm kiếm tri thức mới hoặc mục đích mới trong cuộc sống. Hãy đi lên cùng nhịp sống để cho lòng mình đc thanh thản và không có cảm giác mình bị tách ra khỏi xã hội.

Chắc hẳn, ở thời điểm này, bạn đã khẳng định đc việc học, việc trau dồi thêm kiến thức là một việc vô hạn giống như chân trời không thể với tới. Học sinh chúng ta cũng như những mầm non của thời đại mới đc ươm sẽ phải học để cuốn sách tri thức của mình ngày một dày lên cho dù cuốn sách ấy không có trang cuối cùng. Làm một ít việc làm tử tế, hoà cùng dòng chảy của xã hội chúng ta sẽ biến quả đất này thành vườn địa đang giống như thiên đường kia. Mọi người học thì chúng ta cũng học, đừng lùi bước khi thời gian không ngừng chạy, đừng lún chân khi trái đất không ngừng quay, đừng dừng việc học khi kiến thức ngày một tràn trề!
 
Top Bottom