Văn Nghị luận xã hội lớp 9

Quang Trungg

Học sinh xuất sắc
Thành viên
14 Tháng mười một 2015
4,677
7,748
879
20
Hà Nội
THCS Mai Dịch
Đề bài: lập dàn ý cho bài văn về lòng khiêm nhường
giúp mik vs nha, mik đang cần gấp
I. MB :
- Trong xã hội bên cạnh những kẻ kênh kiệu phách lối có những người sống khiêm nhường
- Họ nhún mình tự cho mình kém hơn người khác.
- Khiêm nhường là một đức tính tốt đáng cho ta học tập.
II.TB :1) GIẢI THÍCH :
-“Khiêm nhường”có nghĩa là khiêm tốn và nhún nhường.
- Người “khiêm nhường” luôn cho rằng mình thấp kém không tài giỏi bằng người khác.
- Người “khiêm nhường” luôn nhận phần thua thiệt không muốn hơn mọi người.
2) CHỨNG MINH :
- Trong cuộc sống người khiêm nhường không phải là ít.
- Khi vào bàn tiệc, họ ngồi vào chỗ khuất. Khi bình chọn, họ cho rằng mình thua người khác và khiêm tốn từ chối.
-Người học sinh giỏi khiêm tốn trước mọi người , tự cho rằng mình phải cố gắng hơn.
- Người lãnh đạo khiêm tốn tự cho mình không giỏi và chịu khó học hỏi.
3) PHÊ PHÁN :
- Trong xã hội cũng còn rất nhiều người không biết khiêm nhường, luôn tự cao, tự đại, lấn lướt kẻ khác. Họ không biết những hành động đó nói lên giá trị thấp kém của mình.Đó chỉ là những kẻ“thùng rổng kêu to”.
4) ĐÁNH GIÁ :
- Khiêm nhường là một đức tính tốt. Nó làm người ta không kiêu căng, phách lối, luôn cố gắng học hỏi và nâng mình lên.
- Tuy nhiên khiêm nhường không có nghĩa là tự ti hay tự kĩ. Bởi vì khiêm nhường chỉ thể hiện đức tính hạ mình, không làm cho người đối diện phải mất lòng. Không phải lúc nào cũng cho mình là hèn kém, thua thiệt, rồi sinh ra mặc cảm tự ti hay nhìn đời bằng cặp mắt chán nản, tự kĩ.
- Phải luôn quan niệm “ xưng khiêm hô tôn” với mọi người trong xã hội.
III. KB :- Khiêm nhường là một đức tính tốt. Người thể hiện sự khiêm nhường sẽ được mọi người yêu mến và kính trọng.
- Chúng ta rèn luyện đức tính để trở thành người có ích cho xã hội
 

anh thảo

Học bá thiên văn học
Thành viên
27 Tháng hai 2017
844
913
269
Hà Tĩnh
THCS Lê Văn Thiêm
Bạn tham khảo nhé
A. Mở bài
Khiêm nhường là một trong những đức tính tốt đẹp mà mỗi người cần hướng tới trong quá trình tự hoàn thiện bản thân mình.
B. Thân bài
1) Giải thích
Khiêm nhường: đức tính khiêm tốn, nhún nhường, không tự đề cao cá nhân mình.

2) Những biểu hiện của đức tính khiêm nhường
  • Người có đức tính khiêm nhường là người luôn hiểu mình, biết người, do vậy thường có thái độ nhã nhặn, hay lắng nghe ý kiến của người khác.
  • Luôn khiêm tốn học hỏi, có tinh thần cầu tiến, tự nỗ lực để tiến bộ.
  • Không tự đề cao mình, không khoe khoang bản thân mình với những người xung quanh.
3) Tại sao mỗi người cần có đức tính khiêm nhường?
  • Đức tính khiêm nhường (với những biểu hiện: nhã nhặn, lịch sự, khiêm tốn) sẽ giúp ta có được mối quan hệ gần gũi, hòa hợp trong giao tiếp với những người xung quanh.
  • Đức tính khiêm nhường giúp mỗi người tự nhận ra mặt hạn chế của bản thân mình để cố gắng vươn lên hoàn thiện bản thân.
  • Sự khiêm tốn, thái độ cầu tiến, ham học hỏi sẽ giúp ta tiến bộ, thành công trên đường đời. Dẫn chứng:
    • Sự khiêm tốn, cầu tiến được người xưa đúc kết qua những câu tục ngữ: “Muốn lành nghề, chớ nề học hỏi”, “Muốn biết phải hỏi, muốn giỏi phải học”.
    • Bác Hồ là tấm gương sáng ngời về đức tính khiêm nhường. Suốt cuộc đời mình, Bác luôn giữ một lối sống giản dị, thanh đạm. Dù ở cương vị một Chủ tịch nước, Bác vẫn ở trong ngôi nhà sàn đơn sơ với những vật dụng hết sức giản dị, mộc mạc, vẫn tự tay chăm sóc vườn cây, nuôi cá,… Nhà thơ Tố Hữu đã viết về Bác:
“Nhà gác đơn sơ, một góc vườn
Gỗ thường mộc mạc, chẳng mùi sơn

Giường mây, chiếu cói, đơn chăn gối

Tủ nhỏ vừa treo mấy áo sờn.”​

  • Có thể lấy thêm nhiều dẫn chứng khác: trong thực tế, những người có đức tính khiêm nhường thường là những người đạt được những thành công trong công việc cũng như trong đời sống.
4) Mở rộng
  • Ngược lại với đức tính khiêm nhường là sự kiêu căng, tự mãn. Những người có tính tự kiêu thường hay tự đề cao mình, luôn coi thường những người xung quanh, dễ bị mọi người xa lánh.
  • Cũng cần phải thấy rằng: khiêm nhường không có nghĩa là tự ti, tự hạ thấp mình. Khiêm nhường thực sự là đức tính góp phần nâng cao giá trị của con người.
C. Kết bài
  • Khiêm nhường là đức tính tốt đẹp, không thể thiếu trong mỗi con người.
  • Ngay từ bây giờ, mỗi học sinh cần rèn luyện để có được các đức tính tốt đẹp.
Nguồn: Vanmaulop9
 
Top Bottom