nghị luận xã hội 9

Trần Thị Thanh Phương

Học sinh
Thành viên
2 Tháng sáu 2017
81
15
26
21

Nhọ cute

Học sinh tiến bộ
Thành viên
10 Tháng tám 2017
947
583
159
21
Hải Phòng
THCS Vinh Quang
* Kiểu bài: nghị luận về tư tưởng đạo lí.

* Vấn đề nghị luận: Lòng vị tha và lòng biết ơn trong cuộc sống qua cách ứng xử khi gặp việc đau buồn, thù hận và ân nghĩa trong cuộc đời.

B. Gợi ý cụ thể

l. Giải thích, bàn luận

– Học cách viết những đau buồn, thù hận trên cát, nghĩa là ta học cách tha thứ cho những ai đó đã gây ra cho ta những đau buồn, tai hoạ, bất hạnh trong cuộc đời. 

– Học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đá, nghĩa là luôn biết trân trọng, và khắc sâu mãi mãi trong tim óc lòng biết ơn đối với những ai đã quan tâm, giúp đỡ ta, nhất là trong những hoàn cảnh éo le.

– Đau buồn và thù hận là những điều không may, nỗi bất hạnh xảy ra không ai muốn. Đối với mỗi con người, trong cuộc đời ít nhiều cũng trải qua đau buồn, gặp những thù hận.

– Không tha thứ, bỏ qua, quên đi những chuyện đau buồn, oán hận, lỗi lầm người khác gây ra cho mình thì sẽ mãi gây ra mâu thuẫn, luôn sóng trong sự thù hận, và gây hận thù cho nhau không chỉ ở thế hệ này mà còn cả ở các thế hệ sau. sóng trong thù hận sẽ không thể bình yên, chỉ làm khổ mình, người thân và ảnh hưởng xấu đến cộng đồng.

– Ân nghĩa là những điều tốt, những điều luôn cần có trong mỗi con người. Ghi nhớ không quên ân nghĩa mới là người tốt, mới phát huy truyền thống biết ơn của dân tộc, mới góp phần xây dựng một xã hội tốt đẹp.


– Dân tộc ta sống vốn trọng tình nghĩa, có lòng vị tha (“Đánh kẻ chạy đi không ai đánh kẻ chạy lại”, “Mình vì mọi người”…). Đức hi sinh, sự tha thứ là nét đẹp trong cách làm người đã ăn sâu vào máu thịt của con người Việt Nam nên lời khuyên trên rất bổ ích, cần thiết để chúng ta vận dụng mà ứng xử tốt trong cuộc sống.

– Lời khuyên trên đúng với mỗi con người và luôn phù hợp với mỗi thời đại. Tuy nhiên, cần lưu ý rằng đối với cái xấu, cái ác lộng hành, chúng ta không nên bàng quan, xem thường mà cần phải đấu tranh không khoan nhượng, có thể mới góp phần để cái thiện tồn tại, phát triển, mới tạo điều kiện tốt cho ân nghĩa được trường tồn, được mãi “khắc ghi trên đá”.

2. Dẫn chứng minh hoạ

– Về việc “học cách viết những đau buồn thù hận trên cát”, chuyện Lê Lợi tha cho quân Minh và tạo điều kiện thuận lợi về lương thục, phương tiện cho quân thù trở về nước; chuyện chúng ta mở rộng hợp tác, giao lưu, làm ăn với các nước Pháp, Mĩ… Tất cả là những minh chứng thuyết phục nhất về việc đau buồn, thù hận chỉ “ghi trên cát”.

“ Về việc “học cách khắc ghi những ân nghĩa trên đa ; ở nươc ta có truyền thống thờ phụng, tổ chức lễ hội để tỏ lòng biết ơn với các anh hùng dân tộc, các chiến sĩ hi sinh vì Tổ quốc; lấy tên những danh nhân, những người có công trong việc xây dựng bảo vệ đất nước từ xưa đến nay để đặt tên cho những đường phố; làm nhà tình nghĩa trao tặng các gia đình liệt sĩ, thương binh, Bà mẹ Việt Nam anh hùng…

3. Liên hệ: Là học sinh cần hiểu cho đúng lời khuyên này và thực hiện thật tốt. Hãy vị tha đối với người thân, bạn bè, hàng xóm láng giềng và đặc biệt phải luôn ghi nhớ ơn nghĩa của những người đã sinh thành, dạy dỗ, chăm sóc, giúp đỡ mình,…


nguồn: internet
 

tuyet tram

Học sinh
Thành viên
1 Tháng tư 2017
28
4
31
24
bạn có thể viết giùm mình phần mở bài được không ạ
Trong cuộc sống,ai mà chẳng có lỗi lầm, thiếu sót.Cuộc đời của chúng ta là sự cho – nhận, vay – trả... Cho cuộc sống bớt đi sự căng thẳng xung đột và cho thêm đi sự hòa hợp yêu thương, điều quan trọng là có biết nhận ra lỗi và sửa đổi lỗi lầm. Thế nên khi chúng ta mắc lỗi lầm cần có người khoan dung, rộng lượng tha lỗi; khi giúp ích được chúng cho người khác, ta sẽ nhận lại sự biết ơn. Điều đó thể hiện rõ qua câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn”.
 

Huỳnh Đức Nhật

Banned
Banned
27 Tháng hai 2017
759
567
206
Quảng Nam
THCS Phan Tây Hồ
Trong cuộc sống của chúng ta, đã là con người thì ai cũng có những sai lầm, thiếu sót. Cả cuộc đời của chúng ta là sự cho – nhận, vay – trả... Thế nên khi chúng ta mắc lỗi lầm cần có người khoan dung, rộng lượng tha lỗi; khi giúp ích được chúng cho người khác, ta sẽ nhận lại sự biết ơn. Điều đó thể hiện rõ qua câu chuyện “Lỗi lầm và sự biết ơn”. Sau đây tôi xin trình bày suy nghĩ của mình về vấn đề này.
Dân gian có câu chuyện: Hai người bạn rất thân cùng nhau đi dạo ngắm biển và tranh luận về một vấn đề. Anh này không chịu anh kia đã buông lời xúc phạm bạn mình, người bị xúc phạm ghi lên cát lỗi lầm của bạn. Lúc sau, hai người quyết định đi bơi, người bị xúc phậm khi nãy bây giờ bị đuối sức, được bạn mình kéo lên. Anh ta liền khắc lên đá công ơn, sự giúp đỡ của bạn. Qua câu chuyện, ta hiểu được rằng: có những lỗi lầm cần phải quên đi, có những công ơn nghĩa tình cần phải được lưu lại và khắc sâu trong tim mãi mãi. Vậy “lỗi lầm” là gì? “Lỗi lầm” là những sai sót mà bản thân chúng ta mắc phải trong cuộc sống. Vì có những “lỗi lầm” nên mới cần đến sự thứ tha, khi chúng ta cứu giúp người khác, sẽ nhận lại “sự biết ơn”. “Biết ơn” là bày tỏ tình cảm, ghi nhớ công ơn đối với những gì cứu giúp khi gặp nạn, một lời an ủi hay cử chỉ ân cần cũng được xem như là đã giúp đỡ người khác về mặt tinh thần rồi. Câu chuyện trên là một bài học mang đậm tính giáo dục, nhân văn, sâu sắc về sự tha thứ và lòng biết ơn.

Thế tại sao chúng ta lại phải biết tha thứ cho những lỗi lầm của người khác và biết ơn khi họ làm điều gì đó tốt đẹp cho mình? Dẫu biết những lồi lầm ấy có thể gây ra cho ta những đau buồn, thậm chí tổn thất về mặt vật chất lẫn tinh thần, song,, ta cần có long khoan dung và vị tha để quên đi, xóa bỏ theo thời gian và hãy luôn tin tưởng, hướng đến những điều tốt đẹp trong con người họ: cũng giống việc người này viết lỗi lầm của bạn mình lên cát. Hơn nữa, nếu ta không quên đi chuyện cũ mà cứ giữ lấy những lỗi lầm của người khác, thù hận thì sẽ sống mãi trong bực bội, ghen ghét, không một lúc nào tâm hồn được thảnh thơi. Nếu ta cứ nuôi dưỡng mãi sự căm hận, chẳng khác nào ta nuôi trong tâm hồn một con thú dữ luôn tìm cách hãm hại đồng loại, chực chờ mãi khiến tâm hồn ta héo mòn đi. Quan trọng hơn hết, có ai trong chúng ta là vô tội chưa, đã ai chưa từng mắc lỗi? Khi chúng ta mắc lỗi mà nhận lại được sự tha thứ, chẳng phải rất nhẹ nhõm sao? Khi người khác giúp đỡ mình, chúng ta cần phải biết ơn họ, trân trọng những sự giúp đỡ đó. Những biểu hiện của “lỗi lầm” và sự “tha thứ” luôn có trong cuộc sống quanh ta: Cha mẹ luôn luôn rộng lòng tha thứ cho những lỗi lầm của con cái hay thầy cô luôn cho học sinh mình cơ hội để sửa sai,... Sự tha thứ đó còn biểu hiện từ ngàn xưa khi Lê Lợi đánh thắng giặc Minh và còn cấp thuyền, cấp ngựa, lương thực cho chúng về nước. Quang Trung đã tha chết cho các tướng sĩ khi họ ra chịu tội,...

Thế nhưng, trong thực tế cuộc sống có những người luôn sống trong hận thù, ganh ghét, không bao giờ tha thứ cho những lỗi lầm của người khác, lại còn có những người không biết tỏ lòng biết ơn đối với cha mẹ, thầy cô, những người giúp đỡ mình. Thật là đáng trách! Hiểu được những điều này, ta cần khắc ghi những công ơn lên “đá” – tức là trái tim mình, xóa bỏ những lỗi lầm, hận thù, ghen ghét, đố kị.

Tóm lại “lỗi lầm” và “sự biết ơn” là yếu tố quan trọng mà một con người không thể không có. Con người sống nhờ lòng khoan dung và truyền thống cội nguồn. Ngay từ khi còn là học sinh, chúng ta phải luyện cho mình câu “xin lỗi” và “cảm ơn”, phải cố gắng khắc phục những khuyết điểm về mọi mặt để hoàn thiện mình, hơn thế nữa, khi con người giúp đỡ mình, phải biết nhớ ơn họ. Là học sinh em sẽ tập sống tha thứ và thể hiện lòng biết ơn vì đó là những thái độ sống đúng đắn mà một người cần phải có trong cuộc sống hiện nay.
Nguồn Internet
 
Top Bottom