Văn Nghị luận xã hội 10

_Minh_Thư_

Banned
Banned
1 Tháng mười 2017
162
245
76
20
Quảng Ngãi
Cái ghế là vật vô tri, vô giác, nhưng vì nó sinh ra để cho người ta ngồi tức là thân phận của nó liên quan đến con người nên xung quanh nó cũng xảy ra lắm chuyện. Vì chiếc ghế luôn phải có 4 chân nên nếu đặt ghế không phẳng thì ghế cũng không vững được. Về điều này thì ghế kém cái kiềng (vững như kiềng 3 chân mà!)


Ngày nay, nói đến cái ghế là người ta thường nói đến địa vị xã hội, vị trí công tác của ai đó. Vậy thì đối với người thận trọng, trước khi ngồi lên cái ghế dành cho mình hãy chú ý xem “trọng lượng” bản thân và nơi đặt cái ghế có bằng phẳng không? Tức là cái nơi mình sẽ làm việc có ổn định lâu dài không? Khéo rồi ngã gãy xương có ngày! Lại nữa, phải xem cái ghế làm bằng vật liệu gì, có bền chắc không? Nhiều cái ghế trông bề ngoài đẹp đẽ, hào nhoáng nhưng làm bằng gỗ mọt dễ làm người vô ý ngã dập mặt. Còn có những chiếc ghế mùa đông ngồi thì lạnh, mùa hè ngồi thì nóng gây cảm giác rất khó chịu. Rồi còn cái cách ngồi ghế nữa cũng ảnh hưởng đến độ bền của nó. Nếu anh biết lựa cách ngồi cho khéo thì cái ghế sẽ bền, sẽ vững. Còn đối với anh thô lỗ, cẩu thả thì ghế gì cũng mau hỏng mà thôi!


Chuyện cái ghế cũng là chuyện con người, chuyện cuộc đời. Mỗi người thích một kiểu ghế, mỗi người có một kiểu ngồi xem ra ít giống nhau. Nhưng để được ngồi ghế trên, ghế đẹp, ghế bền thì đều là khát vọng của mỗi người hay cũng là của nhiều người. Bởi vì cái ghế thường được coi là biểu tượng, là sự bảo đảm cho danh vọng và quyền lực của con người. Thế là mới xảy ra chuyện tranh ghế, chiếm ghế với đủ mọi toan tính, thủ đoạn, kể cả việc dùng chiếc ghế làm mồi nhử, làm cái bãy đối với đồng loại, đồng bào, đồng đội và đồng chí. Có nhiều cái ghế gọi là “ghế nóng” đó thôi! Ai định ngồi vào đây hãy liệu chừng! Đã có biết bao chuyện bi hài, và đau lòng xảy ra xung quanh cái ghế. Có anh vồ trượt ghế ngã biêu đầu, có anh ngồi chưa ấm chỗ đã bị kẻ khác hất ngã hoặc ghế bị gẫy mà ngã. Chiếc ghế, cái vật vô tri, vô giác ấy không hề biết khóc, biết cười. Chỉ có những con người vì nó mà khóc, mà cười mà hả hê sung sướng hoặc nhăn nhó đau khổ thôi.


Nhân nói đến Đại hội Đảng lần thứ XI, trên mạng đang lưu truyền một số văn thư của một số vị cựu ủy viên Bộ chính trị (có người đã từng là nguyên thủ quốc gia), của một số tướng lãnh nhận xét phê phán về công tác chuẩn bị nhân sự cho Đại hội Đảng XI. Văn thư có chữ ký của từng người, thậm chí đóng cả dấu “Hỏa tốc”, đúng sai chưa rõ nhưng đó là quyền phát biểu của mỗi người để Đại hội tham khảo. Tuy nhiên, có bức thư ngày 12/12/2010 của 2 vị cựu lãnh đạo cao cấp của Đảng trong một số nhiệm kỳ trước đây, lên án bài viết của đồng chí Nguyễn Văn An nguyên Chủ tịch Quốc hội (đã đăng công khai trên VNN và Tuần VN) về các khuyết điểm là đi ngược đường lối chính trị của Đảng, đòi từ bỏ Cương lĩnh 1991, và Chủ nghĩa Mác, cho rằng chủ nghĩa xã hội là lỗi hệ thống, cán bộ Đảng viên rất phẫn uất về tài liệu của đồng chí Nguyễn Văn An… Thế giới xưa nay hay sử dụng từ đối thoại “Dialog” gốc từ Hy Lạp có nghĩa là biện chứng, cần có lý lẽ, tranh luận không phải thắng thua mà để đi đến sự đồng thuận. Ở Việt Nam, xưa nay công tác lý luận thường đi vào ngõ cụt, không thuyết phục vì tư duy giáo điều, “chụp mũ” làm thui chột những ý tưởng đổi mới.


Không biết người ta thăm dò ý kiến ở đâu, khi nào để kết luận cán bộ, đảng viên rất phẫn uất về tài liệu của đồng chí Nguyễn Văn An? Để minh chứng một cách khách quan khoa học, tôi đã đọc toàn bộ 85 trang báo cáo ngày 7/10/2010 “Hội thảo khoa học của Hội Khoa học kinh tế Việt Nam” đóng góp vào các dự thảo văn kiện Đại hội của Đảng XI. Tất cả có hơn 80 đại biểu tham dự cuộc họp, trong đó có nhiều vị nguyên là lãnh đạo Đảng và Nhà nước, các nhà kinh tế lâu năm như GS Trần Phương Chủ tịch hội, nguyên ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Phó Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng, Vũ Khoan nguyên Bí thư Trung ương Đảng, nguyên Phó Thủ tướng, Hồng Hà nguyên bí thư trung ương Đảng, GSTSKH Phan Văn Tiệm nguyên Ủy viên Trung ương Đảng, nguyên Bộ trưởng vv…Phân tích, lập luận, dẫn chứng đánh giá, so sánh của 23 ý kiến tại cuộc họp rất thẳng thắn, xây dựng có thể nói đây là “bồn trí tuệ”- Think Tank rất thuyết phục người đọc. Chúng tôi tin rằng, ông Nguyễn Văn An sau khi đọc toàn bộ tài liệu của Hội thảo sẽ thấy nhẹ lòng, thanh thản và vững tin hơn về những chính kiến của mình. Người dân đủ trí tuệ để hiểu và đánh gía những ý kiến vì dân, vì nước của những vị trưởng thượng, chuyên gia gạo cội của nước nhà. Lịch sử bao giờ cũng công bằng và luôn đòi hỏi đánh giá sự thật và chỉ có sự thật.


Nói về Đại hội Đảng XI, về nguyên tắc thì dân không được dự Đại hội Đảng, dân cũng không được bầu Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư, nhất là bầu Tổng Bí thư! Tuy nhiên, cuộc sống đòi hỏi người dân phải quan tâm đến các chiếc ghế đại diện cho cho quyền lực và trách nhiệm của Đảng. Ý dân, lòng dân được thể hiện qua việc đóng góp vào dự thảo các văn kiện của Đảng. Hàng loạt các tờ báo công khai đăng tiêu đề nổi bật :”Hội nghị Ban chấp hành Trung ương Đảng 15 quyết định nhân sự” đọc, ngẫm suy thấy rất phản cảm vì Điều lệ, Nghị quyết đều khẳng định Đại hội mới thực sự là cơ quan cao nhất của Đảng.


Trong chế độ Đảng độc quyền lãnh đạo, người dân chỉ mong sao những người đảng viên được lựa chọn bầu vào Ban chấp hành TW phải là người yêu nước, tử tế, có trí tuệ, năng lực bản lãnh, khí phách cùng dân tộc đi tới trong thế giới đầy biến động, khó lường. Đất nước ta còn nghèo, các yếu kém trong quản lý nhà nước về lỗi hệ thống ngày càng thấy rõ, khát vọng của nhân dân mong Đảng cần phải “nói và làm” là sửa ngay một số việc “không giống ai” như sau:


Thứ nhất là đừng tái diễn hình ảnh nước Cộng hòa xã hội chủ nghĩa Việt Nam mỗi khi đón nguyên thủ quốc gia nước ngoài khi duyệt binh vẫn phải có 2 người đi 2 bên (Tổng bí thư và Chủ tịch nước). Ngay các nước Trung Quốc, Cu Ba, Lào, Triều Tiên, đã nhất thể hóa 2 vị trí nói trên thành nguyên thủ quốc gia từ rất lâu rồi. Phải chăng mô hình quản trị của chúng ta sáng tạo, mang bản sắc dân tộc, thông minh hơn tất cả các nước trên thế giới hay thực chất là do hậu quả của tư duy vùng miền và vì “cái ghế”!?


Thứ hai là đất nước có tình trạng “trên bảo dưới không nghe” là do luật pháp đã thiếu lại yếu. Viện trưởng Viện kiểm sát không thể đặt ngang hàng với Chánh án Tòa án tối cao, có nghĩa là Chánh án Tòa án tối cao phải là nhân vật trọng yếu nằm trong Bộ Chính trị. Tòa án tối cao có quyền xử các hành vi, vi hiến của bất kỳ ai kể cả Chủ tịch nước và Thủ tướng, thu hồi quyết định vi hiến. Sau đó xét nếu thấy vi phạm luật nghiêm trọng thì do tòa án thường xét xử.


Thứ ba là Viện kiểm sát phải đổi thành Viện công tố có chức năng của cơ quan luận tội, ra trước tòa phải bình đẳng với luật sư (gỡ tội). Chánh án căn cứ kết quả tranh luận giữa luật sư và công tố viên, đối chiếu với án lệ (những sự việc không ghi đầy đủ rõ ràng trong luật phải dựa trên những vụ đã xử bởi lương tâm, nghề nghiệp của chánh tòa) vv…


Nếu cứ tỷ mẩn ngồi liệt kê, không biết đến lúc nào mới hết các vấn đề còn bất cập liên quan đến chuyện nhân sự, “cái ghế”, luật chơi hay thể chế! Người dân chỉ biết nhắn nhủ đến các vị có trách nhiệm được ủy nhiệm của dân quản trị đất nước hãy biết nhìn lại mình vì cái đầu, cái lưỡi, tấm lòng chân thực và việc làm thiết thực của người ngồi lên ghế sẽ quyết định mầu sắc và độ vững chắc của cái ghế!

Sưu tầm
 
  • Like
Reactions: thienabc

hatsune miku##

Miss Cặp đôi ăn ý|Tài năng được yêu thích nhất
Thành viên
30 Tháng tám 2017
2,423
4,425
583
23
Vĩnh Phúc
Dược
Suy nghĩ của a(c) về chiếc ghế bị gãy một chân. Bạn nào giúp hình với help help please.
Ánh bình minh đã ló dạng từ lúc nào, tôi cuống cuồng chạy đến trường. Nhưng đến nơi, các dãy lớp học vẫn còn tờ mờ ngái ngủ. Thì ra lo lắng về bài kiểm tra toán hôm nay mà tôi đến sớm hơn lệ thường.

Đi dọc theo hành lang trên dãy lầu hai, tôi lẩm nhẩm những công thức, mường tượng những bài giải… Và cuối cùng mải mê ngắm những bông phượng nở từ lúc nào cũng không biết nữa.

Sau lưng nghe có tiếng người nói bằng một cái giọng kì kì, ảo ảo, là lạ. Tôi quay lại, nhìn vào lớp học trống trơn. Không một bóng người. Vậy mà tiếng thì thầm to nhỏ vẫn cứ đến tai tôi. Dường như ai đó không hề chú y đến xung quanh, và cũng chẳng hề bận tâm đến sự hiện diện của một kẻ khác đang nghe câu chuyện của họ.

– Tôi không ngờ số phận của tôi lại run rủi như thế này. Ôi, mới năm ngoái kia thôi, tôi còn nguyên lành, trơn tru và đẹp đẽ, chân cẳng tôi… Ôi, giờ không biết nó đã ở đâu rồi?… Tiếng của ai thều thào rên rỉ như nói một mình cho mình nghe vậy.

– Đừng buồn nữa Bàn à, có buồn thì sự cũng đã rồi. Tôi mới được chuyển từ dãy ghế bên kia sang, nên tình hình ở đây cũng còn lạ lẫm lắm. Mà cậu chắc còn có nhiều tâm sự đau khổ hơn tôi. Không biết rồi ngày mai đời tôi ở đây sẽ ra sao?

Thì ra cái bàn nằm chỏng chơ ở góc phòng đang nói chuyện với cái ghế đứng xiêu xọ ở bên cạnh. Cả hai đang than ngắn thở dài. Tôi đã nghĩ rằng mình nên rút lui vì nghe trộm là điều xấu hổ. Nhưng lời của bàn ghế khiến tôi tò mò và muốn hiểu cho ra chuyện.



Bàn và ghế tâm sự với nhau về hoàn cảnh khốn khổ của mình

– "Coi bộ mấy "ông tướng" ở lớp này quậy phá nhiều hơn ở lớp bên kia. Anh Bàn ạ, anh cứ dòm kĩ chiếc chân bên phải của tôi mà coi. Cả hai năm liền ở bên lớp kia tôi không hề bị một vết thương nào. Thế mà vừa được chuyển sang đây là các ông trời con này đã cầm lấy tôi một đầu mà kéo lê tôi trên sàn nhà bằng xi măng có nhiều hố lồi lõm. Đến sắt thép còn chẳng chịu nổi huống hồ chân cẳng nhà tụi mình chỉ làm bàng gỗ!".

– Ôi, đừng nói nữa chị Ghế à, nhớ đến cái hôm đó, tôi vẫn còn rợn gai ốc. Chân tôi bị gãy rồi mà tôi vẫn như thấy điều kinh khủng ấy diễn ra lần thứ hai. Ôi, chị kể mới khiếp chứ. Tôi nhìn chân chị cố nhón lên và thân chị run bần bật cùng với tiếng lồ rồ, kèn kẹt, tôi cũng muốn như ngất lịm.

Bàn hồi tưởng những giây phút kinh hoàng và xót xa cho bạn mình… Ghế trầm ngâm một lúc rồi chua chát nói:



– "Cứ nhìn cái cách tụi chúng xếp tôi không ngay hàng thẳng lối thế này, cứ nhìn đôi chân hụt hẫng cua tôi trên sàn nhà lỗ chỗ này… Tôi nghĩ đến một ngày mai chẳng có gì sáng sủa hơn anh đâu, Bàn ạ. Anh nghĩ coi, chỉ cần một chút nữa, cái cậu bé mập đùng và hay nô giỡn ngồi ở đây nó đứng một đầu và phía kia một kẻ khác nhảy lên mình tôi thì… Ôi, tôi không dám nghĩ tiếp nữa đâu…

Tiếng thở dài thườn thượt không biết là của Bàn hay Ghế. Chỉ nghe Bàn nói một câu gọn lỏn nhưng tuyệt vọng.

– Số phận chúng mình cũng tiêu đời thôi…

Rồi Bàn buông lời oán thán và kể lể, trong lúc Ghế chừng như rất muốn theo dõi câu chuyện:

– Tôi nghĩ từ lúc tôi còn là một cây xanh trên rừng với muôn tiếng chim ca, rồi sau đó chấp nhận vui vẻ cái nghĩa vụ phục vụ mọi người, tôi đã bị đốn để đưa về nhà máy gỗ. Chúng tôi được xẻ ra thành bao nhiêu là phiến. Anh em chúng tôi chia tay nhau. Phiêu dạt mãi mới đến xưởng mộc. Thấy bác thợ bào đục và trau chuốt cho tôi thành Bàn tôi đã rất mừng. Mừng hơn là đượe về với các bạn nhỏ và công việc học hành. Năm đầu những cô bé chào đón tôi bằng những bàn tay thon và với lời khen nức nở – "Ôi bàn mới quá, thơm mùi gỗ quá". Các cô dường như không bao giờ động nhẹ đến tôi. Mỗi lúc trực nhật để quét rác dưới chân, tôi cũng được khiêng nhẹ.

Vậy mà năm sau những cô bạn thân thiết ấy chuyển sang học phòng khác, tôi được giao phó cho một lũ quậy phá nghịch ngợm. Chúng viết lên mặt tôi chi chít những câu tục tĩu, rồi chúng cự nhau, lấy dao sắc rạch chàng chịt vào mặt tôi những hình vẽ lố bịch. Đến giờ ra chơi chúng ngồi lên tôi đến bốn năm đứa xô đẩy nhau, đập ầm ầm vào mặt tôi và hát những bài hát không phách điệu gì cả. Tôi đau đớn, căm giận và lo sợ vô cùng. Tôi linh cảm mình sẽ bị trọng thương. Và quả thực, trong một lần đuổi bắt nhau, mấy ông trời con ấy nhảy rầm rầm trên mặt tôi. Tôi cố gắng giữ bốn chân mình cho vững đề phòng thảm họa. Nhưng rồi chịu không nổi, tôi ngã rầm đập cạnh mặt xuống nền nhà. Và ngay lúc đó một sức nặng ghê gớm nhảy lên thanh ngang nối hai chân trước và chân sau của tôi. Thanh ngang gãy rắc và tôi nhói đau khắp cả bốn chân. Khi tỉnh lại thì đã thấy mình nằm một xó, buổi học đã tan và một chân tôi bị téc ra như muốn rời khỏi thân. Nghe nói rằng tụi chúng cũng có kiểm điểm nhau. Nhưng rồi đâu lại vào đó. Ngày hôm kia một đứa bỗng đề nghị: "Cái chân Bàn này hay làm tụi mình bị vướng, hãy bẻ nó đi". Tưởng là một lời đùa tinh quái, ai ngờ buổi học tan, phòng vắng, cái chân tôi bị ba tên sát nhân ấy bẻ mất và không biết nó vứt chân ấy ở đâu. ?

Tiếng bước chân rầm rập lên cầu thang của học sinh đã náo động sự yên tĩnh. Tôi xuống lầu, còn nghe tiếng la hốt hoảng của Ghế: – "Anh Bàn ơi, làm sao bây giờ?''
nguồn:st
 
Top Bottom