Văn 9 Nghị luận về vấn đề: cần phải học tập như thế nào mới thành tài?

lhanh13121968@gmail.com

Học sinh chăm học
Thành viên
4 Tháng sáu 2018
352
133
61
19
Long An
THCS THỊ TRẤN TẦM VU
Btt: Nghị luận về vấn đề: cần phải học tập như thế nào mới thành tài?
làm mẫu đoạn
Học từ xưa tới nay là vấn đề luôn được ưu tiên trong xã hôi nhân loại. Học giúp chúng ta phát triển kiến thức và giúp chúng ta cạnh tranh trong xã hội hiện tại. Tùy vào trình độ học vấn mà có người có địa vị xã hội. Tuy nhiên không phải ai học thì cũng thành công.
Mỗi người khả năng tiếp thu là có giới hạn. Giới hạn đó của mỗi con người là ngang nhau. Nhưng tại sao có người học cao có người học thấp?
có người học 10 năm mới thành tài, có người học cả đời vẫn chưa thành tài được. Cách học ảnh hưởng không nhỏ đến thời gian tiếp thu kiến thức.
dẫn khúc sau nha bạn giúp bạn được cái dẫn vấn đề rồi nha tự dẫn vô nha :D
 

minhloveftu

Học sinh tiêu biểu
Thành viên
15 Tháng một 2019
3,097
2,567
501
Quảng Trị
Trường Đời
Btt: Nghị luận về vấn đề: cần phải học tập như thế nào mới thành tài?
Bill Gates có một câu nói rất nổi tiếng: “ Nhà trường chỉ cho chúng ta chiếc chìa khóa tri thức, học trong cuộc sống là công việc cả đời”. Mỗi chúng ta chắc hẳn ai cũng mong muốn được thành công trên con đường học vấn. Tuy nhiên, học tập có được như ý muốn hay không thì lại phụ thuộc rất nhiều vào bản thân mỗi người. Bên cạnh những yếu tố tác động như gia đình, nhà trường, phương pháp học tập cũng đóng một vai trò vô cùng lớn. Và để học tập tốt, mang lại kết quả cao, chúng ta không thể nào không nhắc đến tự học.
Trước hết ta cần hiểu: tự học là gì? Tự học là quá trình tự tìm tòi, khám phá, trau dồi, tích lũy kiến thức, biến kiến thức của sách vở, thầy cô thành của mình. Đây là một cách học chủ động, sáng tạo, không phụ thuộc vào bất cứ ai, bất cứ cái gì. Có tinh thần tự học, chúng ta đang nắm giữ chiếc chìa khóa để chinh phục biển tri thức khổng lồ của nhân loại.
Tự học là phương pháp học đúng đắn mà mỗi người học sinh đều nên có. Tự học giúp ta tích lũy kiến thức một cách chủ động, sáng tạo. Người có tinh thần tự học sẽ hiểu rõ ý nghĩa của việc học, đồng thời làm chủ kiến thức, có thể dễ dàng áp dụng vào thực tế, khác với kiểu học tủ, học vẹt là lối học thụ động, phản khoa học và mang lại nhiều hậu quả xấu. Tự học còn giúp phát triển tính sáng tạo, khả năng tư duy của bản thân khi đứng trước vấn đề. Chúng ta chỉ có thể dựa vào chính mình, cho nên từ độc lập trong suy nghĩ, sẽ tạo dựng được được độc lập trong hành động và cuộc sống. Có rất nhiều tấm gương trong cuộc sống nhờ tự học mà có vốn hiểu biết uyên thâm, sâu rộng. Bác Hồ vĩ đại của chúng ta là một ví dụ tiêu biểu. Trong 30 năm bôn ba nước ngoài tìm đường cứu nước, đi đến khắp mọi nơi trên thế giới, Bác đã tự trang bị cho mình vốn hiểu biết về tiếng nói và văn hóa của các nước. Vừa làm vừa học, Bác đã thông thạo tới tận 6 ngoại ngữ. Hay Macxim Gorki- một nhà văn lớn đầu thế kỉ 20 của nước Nga. Ông tự nhận trường đại học lớn nhất của mình là trường đời. Nhờ va vấp với xã hội từ sớm, ông đã tích lũy được một vốn sống phong phú từ chính những trải nghiệm cá nhân.
Mỗi chúng ta nên rèn luyện, tạo dựng cho bản thân một ý thức tự học tốt. Trước hết, ta cần xác định rõ mục đích học tập của bản thân, từ đó tìm cho mình phương pháp học đúng đắn. Chúng ta không nên quá ý lại vào sách vở hay thầy cô, thay vào đó hãy tự tìm tòi, nghiên cứu, mày mò kiến thức. Sau này khi bước vào ngưỡng cửa cuộc đời, chính chúng ta mới làm chủ cuộc đời mình chứ không phải ai khác, cho nên ta phải luôn có ý thức học hỏi những điểm tốt đẹp từ người khác, học từ những sai lầm, thất bại của bản thân, học trong gia đình, học ngoài xã hội.
Đánh giá cao tinh thần tự học, chúng ta cũng cần phê phán những lối học thụ động, phụ thuộc, kém hiệu quả như học vẹt, học tủ. Đây chỉ là cách học đối phó mang tính tạm thời, hoàn toàn không mang lại ích lợi lâu dài. Vì vậy, nếu còn duy trì lối học này, chúng ta đang trực tiếp làm cho con đường học vẫn của mình đi vào ngõ cụt, đầu óc trì trệ, kém tư duy, sáng tạo.
Tự học chính là chiếc chìa khóa giúp chúng ta không chỉ thành công trong học tập mà còn trong cuộc sống sau này. Không ai có thể thay ta làm chủ cuộc sống, vì thế, hãy tự đi lên bằng chính sức lực và đôi chân của mình.
Bạn tham khảo xem nhé
 

0975034856

Học sinh
Thành viên
13 Tháng hai 2019
142
151
21
17
Bình Định
Trường THCS Ngô Mây
Học tập là mục tiêu suốt đời của mỗi người. Chúng ta hiện nay đang phấn đấu xây dựng một xã hội học tập, nhằm phát huy tối đa khả năng cũng như quyền được học tập của mỗi người. Có một câu ngạn ngữ của người Gruzia "Học tập là hạt giống của kiến thức, kiến thức là hạt giống của hạnh phúc".
Thật vậy! Kiến thức không phải tự nhiên mà có. Đó là tích lũy hiểu biết của nhân loại, của cộng đồng, của nhiều thế hệ thông qua quá trình học tập mà thành. Học tập chính là quá trình tích lũy kiến thức! Câu ngạn ngữ trên đã có một ví von rất hay khi đưa ra hình ảnh "hạt giống" để nhấn mạnh tầm quan trọng của học tập. Hạt giống sẽ nảy nở phát triển thành cây. Quá trình học tập cũng như gieo hạt giống cho trí não và tâm hồn. Kiến thức nhiều cũng là kết quả tích lũy hạt giống để hứa hẹn một mùa bội thu. Kiến thức tốt, đầy đủ, phong phú sẽ gieo những hạt giống cho tương lai của mỗi con người. Tuy nhiên cần phải hiểu thấu đáo hơn câu ngạn ngữ này ở nghĩa bao quát của nó Hạt giống chuẩn bị không tốt, cây sẽ phát triển èo uột, cũng giống như kiến thức nông cạn ít ỏi khiến chúng ta gặp vô vàn khó khăn, lúng túng và bế tắc trong công việc. Và một người học tập được điều hay lẽ phải thì cũng chính là tích lũy hạt giống tốt, còn kiến thức lệch lạc, sai lầm thì như hạt giống xấu làm hủy hoại tư duy và tâm hồn, sẽ không tránh khỏi gây tác hại cho đời sống. Cũng như vậy, chỉ trên nền tảng một kiến thức đầy đủ mới có tương lai hạnh phúc. Bởi vậy, trong đời sống, ta gặp không ít những tấm gương đổi đời nhờ kiến thức.
Tuy nhiên mối quan hệ học tập – kiến thức - hạnh phúc không chỉ được hiểu đơn giản một chiều mà cần phải thấy rõ mối quan hệ biện chứng nhân quả của nó. Ông bà ta cũng thường nói "gieo nhân nào, gặt quả ấy" như một cảnh tỉnh. Xét mối quan hệ trong ba yếu tố học tập – kiến thức - hạnh phúc cũng cần được nhìn nhận từ nhiều phía. Học tập đúng đắn, có phương pháp, có chọn lọc thì mới có kiến thức tốt, đa dạng, phong phú. Kiến thức tốt cần gắn với thức đem kiến thức ấy phục vụ cho xã hội và cho bản thân, không chỉ là những kiên thức thu lượm được theo kiểu thực dụng ích kỷ, vì nếu hạnh phúc của ta lại đem bất hạnh cho người khác thì cũng là chứng tỏ ta đã tích lũy hạt giống xấu cho chính ta, gieo mầm bất hạnh cho kẻ khác.
Vì vậy, mỗi chúng ta phải xác định động cơ học tập đúng đắn, thu lượm kiến thức bổ ích, hướng tới hạnh phúc của cộng đồng hài hòa với hạnh phúc cá nhân. Có như vậy mới thật sự trở thành con người có ích cho xã hội.
Bạn tham khảo nhé nhưng theo mình nghĩ thì bạn tự nghĩ sẽ có cảm xúc hơn !


Xem thêm tại: https://loigiaihay.com/nghi-luan-xa-hoi-ve-y-thuc-hoc-tap-ngu-van-12-c30a19872.html#ixzz5fQBcRZ9B
 

xuanle17

Cựu Mod Ngữ Văn
Thành viên
14 Tháng chín 2018
805
1,015
181
25
Thừa Thiên Huế
Đh sư phạm huế
1. Giải thích các khái niệm:
  • Học là thu nhận kiến thức từ người khác truyền lại, rèn luyện thành kỹ năng, nhận thức
  • Các hình thức thu nhận kiến thức: Học ở trên lớp, học ở trường, học thầy, học bạn...
  • Thành tài: trở nên tài giỏi, có khả năng làm nên sự nghiệp
=> Để thành tài thì cần phải học mà đặc biệt phải tự học, luôn nỗ lực học tập và rèn luyện
2. Bình luận về học tập như thế nào để thành tài
a) Vai trò của học tập
  • Lĩnh hội tri thức
  • Giúp ta nhớ lâu và vận dụng những kiến thức đã học một cách hữu ích hơn trong cuộc sống. Không những thế tự học còn giúp con người trở nên năng động, sáng tạo, không ỷ lại, không phụ thuộc vào người khác. Từ đó biết tự bổ sung những khiếm khuyết của mình để tự hoàn thiện bản thân.
  • Hoàn thiện bản thân và biến ước mơ thành hiện thực.
  • Người có tinh thần tự học luôn chủ động, tự tin trong cuộc sống.
b) Học như thế nào cho có hiệu quả:
  • Khi nghe giảng, đọc sách hay làm bài tập, cần tích cực suy nghĩ, ghi chép, sáng tạo nhằm rút ra những điều cần thiết, hữu ích cho bản thân.
  • Tự mày mò tìm hiểu hoặc có sự chỉ bảo, hướng dẫn của thầy cô giáo
  • Học ở mọi nơi: trường, nhà, xã hội....
  • Người học phải trình bày ý kiến của mình đối với những vấn đề chưa rõ, chưa hiểu với người dạy để nắm chắc kiến thức. Từ việc nắm được khoa học từ sách vở người học phải biết vận dụng kiến thức đó vào thực tế đời sồng
--> Dù ở hình thức nào thì sự chủ động tiếp nhận tri thức của người học vẫn là quan trọng nhất bởi nó luôn giúp con người có được kiến thức vững vàng sâu sắc.
c) Ý nghĩa việc học tập trên con đường thành tài
  • Giúp ích cho công việc trong tương lai, giúp ích trong tất cả các lĩnh vực cuộc sống.
  • Vận dụng lí thuyết vào thực tế
  • Hòa nhập cộng đồng và phát triển, hoàn thiện bản thân
  • Hoàn thiện, khẳng định giá trị bản thân
  • Cách cư xử phù hợp, hòa nhã
  • Giúp hoàn thiện con đường đi đến ước mơ
d) Phê phán những biểu hiện tiêu cực: lối học thụ động, học chay, học vẹt của một số bạn trẻ hiện nay
 
Top Bottom