Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Thời đại của công nghệ 4.0 ngày càng phát triển. Để theo kịp với các bạn nước khác, Việt Nam đã tạo một áp lực cho học sinh, sinh viên. Và để giải tỏa sự căng thẳng ấy thì nhu cầu giải trí càng tăng, vì vậy trò chơi điện tử chính là thú vui tiêu khiển phổ biến nhất hiện nay. Song với tính chất giải trí của con dao hai lưỡi này thì tác hại của nó gây ra không hề nhẹ, một số học sinh đã đặt nó lên hàng đầu mà sao nhãng việc học tập, thậm chí là đánh đổi cả tương lai của bản thân vào những hành vi xấu vì trò chơi điện tử.
Vậy trò chơi điện tử là gì? Nó là một phầm mềm được cài đặt và thiết bị điện tử như máy tính, điện thọai, ipad,... được nhà sản xuất thiết kế những hình ảnh, nhân vật, âm thanh,... vô cùng sinh động, chân thực cùng các cấp độ phân cao thấp khiến người chơi dễ bị cuốn hút vào.
Vì tính mới lạ, tính kích thích cao gây nên sự tò mò và muốn chinh phục của người chơi, từ đó dẫn đến nghiện. Trước những hậu quả xấu của trò chơi điện tử thì mục đích chính của nó được tạo ra chỉ là để giải trí, rèn luyện sự nhanh nhẹn cũng như học tập qua chúng. Nhưng vì lợi nhuận mà " cha đẻ" của trò chơi điện tử đã gán ghép vào những nội dung không lành mạnh, tính bạo lực cao, để đẩy những nạn nhân xuống vực thẳm đen tối. Ngoài do chính bản thân thì gia đình và xã hội cũng là một phần nguyên nhân. Cu thể chính là sự bỏ bê của gia đình vì bận rộn công việc, rồi để bù đắp sự thiếu thốn tình cảm ấy bằng cách nuông chiều con em, để họ tự do sử dụng thiết bị điện tử mà không một kiểm soát nào. Và còn do một số bạn bè xấu ngoài xã hội rủ rê, dụ dỗ. Ngoài ra, có một số học sinh vì muốn hòa nhập vào các bạn của mình mà đua đòi theo, không muốn thua kém bạn bè của mình mà tìm đến game để có thể có điểm chung hoặc nội dung chung để bàn luận cùng các bạn.
Vì sự hấp dẫn của trò chơi điện tử mà một số học sinh có thể ngồi chơi hàng giờ mà không biết mệt mõi, hoặc mệt mõi cũng phải chơi cho xong. Rất nhiều thông tin cho biết nhiều học sinh bị bệnh về mắt do chơi trò chơi điện tử quá thời hạn, nhiều học sinh bị bệnh cột sống do ngồi quá lâu, thậm chí là ảnh hưởng đến thần kinh vì nội dung trong game mang tính không lành mạnh, quá bạo lực, đó chỉ là vấn đề sức khỏe. Vì mê chơi trò chơi điện tử mà học sinh đã sao nhãng việc học tập, dù là học sinh giỏi thì cũng bị sa sút điểm số cũng như thứ hạng. Thậm chí rất nhiều học sinh mê trò chơi điên tử mà sẵn sàng làm việc phạm pháp để có tiền chơi game, cụ thể là trộm cướp, giết người cướp của, buôn bán, vận chuyển ma túy,... Gây ra nhiều thiệt hại và hậu quả không đáng có cho bản thân, gia đình và xã hội.
Qua các hậu quả tệ hại trên, chúng ta nên nhanh chóng khắc phục. Đầu tiên phải kiểm soát được thời gian chơi trò chơi điện tử. Tránh các trò chơi có nội dung không lành mạnh. Gia đình và xã hội cần tạo điều kiện cho con em tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa - xã hội,... Nhà nước cần kiểm soát nghiêm ngặt các trò chơi điện tử có tính bạo lực và nội dung không lành mạnh lưu hành trên thị trường.
Tóm lại, trò chơi điện tử như là con dao sắt bén, nếu sử dụng theo đúng mục đích ban đầu mà nó được tạo ra thì sẽ giúp ích cho mọi người, nhưng nếu quá phụ thuộc, sa đọa vào chúng thì sẽ gây nên một ảnh hưởng vô cùng to lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.
Vậy trò chơi điện tử là gì? Nó là một phầm mềm được cài đặt và thiết bị điện tử như máy tính, điện thọai, ipad,... được nhà sản xuất thiết kế những hình ảnh, nhân vật, âm thanh,... vô cùng sinh động, chân thực cùng các cấp độ phân cao thấp khiến người chơi dễ bị cuốn hút vào.
Vì tính mới lạ, tính kích thích cao gây nên sự tò mò và muốn chinh phục của người chơi, từ đó dẫn đến nghiện. Trước những hậu quả xấu của trò chơi điện tử thì mục đích chính của nó được tạo ra chỉ là để giải trí, rèn luyện sự nhanh nhẹn cũng như học tập qua chúng. Nhưng vì lợi nhuận mà " cha đẻ" của trò chơi điện tử đã gán ghép vào những nội dung không lành mạnh, tính bạo lực cao, để đẩy những nạn nhân xuống vực thẳm đen tối. Ngoài do chính bản thân thì gia đình và xã hội cũng là một phần nguyên nhân. Cu thể chính là sự bỏ bê của gia đình vì bận rộn công việc, rồi để bù đắp sự thiếu thốn tình cảm ấy bằng cách nuông chiều con em, để họ tự do sử dụng thiết bị điện tử mà không một kiểm soát nào. Và còn do một số bạn bè xấu ngoài xã hội rủ rê, dụ dỗ. Ngoài ra, có một số học sinh vì muốn hòa nhập vào các bạn của mình mà đua đòi theo, không muốn thua kém bạn bè của mình mà tìm đến game để có thể có điểm chung hoặc nội dung chung để bàn luận cùng các bạn.
Vì sự hấp dẫn của trò chơi điện tử mà một số học sinh có thể ngồi chơi hàng giờ mà không biết mệt mõi, hoặc mệt mõi cũng phải chơi cho xong. Rất nhiều thông tin cho biết nhiều học sinh bị bệnh về mắt do chơi trò chơi điện tử quá thời hạn, nhiều học sinh bị bệnh cột sống do ngồi quá lâu, thậm chí là ảnh hưởng đến thần kinh vì nội dung trong game mang tính không lành mạnh, quá bạo lực, đó chỉ là vấn đề sức khỏe. Vì mê chơi trò chơi điện tử mà học sinh đã sao nhãng việc học tập, dù là học sinh giỏi thì cũng bị sa sút điểm số cũng như thứ hạng. Thậm chí rất nhiều học sinh mê trò chơi điên tử mà sẵn sàng làm việc phạm pháp để có tiền chơi game, cụ thể là trộm cướp, giết người cướp của, buôn bán, vận chuyển ma túy,... Gây ra nhiều thiệt hại và hậu quả không đáng có cho bản thân, gia đình và xã hội.
Qua các hậu quả tệ hại trên, chúng ta nên nhanh chóng khắc phục. Đầu tiên phải kiểm soát được thời gian chơi trò chơi điện tử. Tránh các trò chơi có nội dung không lành mạnh. Gia đình và xã hội cần tạo điều kiện cho con em tham gia các hoạt động tập thể, hoạt động văn hóa - xã hội,... Nhà nước cần kiểm soát nghiêm ngặt các trò chơi điện tử có tính bạo lực và nội dung không lành mạnh lưu hành trên thị trường.
Tóm lại, trò chơi điện tử như là con dao sắt bén, nếu sử dụng theo đúng mục đích ban đầu mà nó được tạo ra thì sẽ giúp ích cho mọi người, nhưng nếu quá phụ thuộc, sa đọa vào chúng thì sẽ gây nên một ảnh hưởng vô cùng to lớn cho bản thân, gia đình và xã hội.