- 19 Tháng tám 2018
- 2,749
- 6,038
- 596
- 24
- Thái Bình
- Đại học Y Dược Thái Bình


nghị luận về tính giản dị trong cuộc sống
Đức tính giản dị của con người luôn là phẩm chất được coi trọng trong cuộc sống. Đức tính giản dị là truyền thống của dân tộc ta, đã được cha ông truyền lại từ đời này qua đời khác.nghị luận về tính giản dị trong cuộc sống
lên mạng thì ai chả chép được , cái mình cần là bài viết của chính bạn cơ, chứ lên mạng chép cả lớp ai cũng giống ai mai nộp bài cho cô làm sao đượcĐức tính giản dị của con người luôn là phẩm chất được coi trọng trong cuộc sống. Đức tính giản dị là truyền thống của dân tộc ta, đã được cha ông truyền lại từ đời này qua đời khác.
Giản dị là một đức tính tốt đẹp, được coi trọng như vậy nhưng chúng ta đã thật sự hiểu ý nghĩa của sự giản dị chưa? Giản dị là gì? Giản dị là khi người ta lựa chọn một cuộc sống bình thường, nhẹ nhàng, không xa hoa, khoe mẽ, thể hiện sự giàu có ra bên ngoài. Những người giản dị luôn được mọi người yêu quý và trân trọng. Người có đức tính giản dị luôn biết chấp nhận thực tại, nhưng họ vẫn biết ước mơ và cố gắng đạt được những điều họ mong muốn. Họ không bao giờ kiêu ngạo, hay đua đòi, a dua thể hiện mình là người có điều kiện, nhưng khi cần thiết, họ sẵn sàng giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn ở xung quanh mình. Những người giản dị là những người biết và hiểu được giá trị của cuộc sống. Họ biết được rằng khi họ đang có đầy đủ mọi thứ thì biết đâu xung quanh họ, vẫn còn vô số những hoàn cảnh khó khăn cần được giúp đỡ, cảm thông.
Vậy nhưng người giản dị cũng phải là người biết thể hiện đúng lúc, đúng hoàn cảnh. Giản dị chứ không phải là xuề xòa, tiết kiệm. Ta phải biết ăn mặc, cư xử sao cho đúng với nơi ta đang sống và làm việc. Chẳng hạn khi ta ở nhà, ta có thể ăn mặc thoải mái theo ý thích của ta. Nhưng khi đi làm, hoặc đến những nơi tiệc tùng sang trọng, ta không thể tự hạ thấp bản thân mà phải ăn mặc sao cho đúng tầm với nơi mà chúng ta đang đứng. Bởi nếu chúng ta xuề xòa, không coi trọng nơi ta đang đến, cũng đồng nghĩa với việc có thể những người xung quanh sẽ cảm thấy không được tôn trọng. Từ đó dẫn đến những hậu quả mà chúng ta không hề mong muốn. Bởi thế nên chúng ta giản dị nhưng cũng cần đúng lúc, đúng chỗ. Giản dị chứ không phải xuề xòa, tự ti, cư xử không đúng mực, khi đó không phải giản dị nữa, không phải đức tính tốt đẹp nữa mà là một vấn đề khác cần chú ý thay đổi của mỗi chúng ta mất rồi.
Xung quanh chúng ta có rất nhiều tấm gương sáng về đức tính giản dị mà chúng ta cần phải noi theo. Đầu tiên phải kể đến Chủ tịch Hồ Chí Minh vĩ đại. Người được tất cả mọi người trên thế giới khâm phục về đức tính giản dị, chân chất. Bởi dù là Chủ tịch nước nhưng Hồ Chí Minh lại sống một lối sống vô cùng giản dị, không khoa trương. Nơi ở của Người chỉ trang bị những dụng cụ đơn giản, thô sơ và cần thiết nhất phục vụ cho nhu cầu cá nhân. Trang phục thường mặc thì chỉ có vài bộ quần áo đơn giản, đi đôi dép cao su màu đen. Hàng ngày Bác cũng chỉ ăn những món ăn dân dã cùng mọi người, chứ hoàn toàn không có chuyện mâm cao cỗ đầy như những nguyên thủ quốc gia khác. Không chỉ thế, trong cách sống, cách cư xử của Bác với mọi người xung quanh cũng phần nào thể hiện được con người cũng như đức tính của Bác. Bác cư xử đúng mực, nhẹ nhàng với mọi người, luôn quan tâm đến những người xung quanh. Bác còn lo lắng cho đồng bào ở khắp nơi khi gặp thiên tai, đói khổ. Đức tính giản dị, thương người của Bác từ lâu đã trở thành một tấm gương sáng cho bao thế hệ noi theo. Để làm được như Bác không phải điều dễ dàng, nhưng nếu chúng ta cố gắng thay đổi, rèn luyện thì không điều gì là không thể.
Chúng ta hãy cố gắng trau dồi, rèn luyện bản thân, noi theo tấm gương của Bác hoặc những tấm gương giản dị ở ngay bên cạnh chúng ta. Khi đó, ta sẽ cảm thấy cuộc sống trở nên có ý nghĩa và tốt đẹp hơn.
Nguồn: Sưu tầm
1.MỞ BÀI: giới thiệu vấn đề cần nghị luận(tính giản dị).nghị luận về tính giản dị trong cuộc sống
cái này là bạn tự viết à?1.MỞ BÀI: giới thiệu vấn đề cần nghị luận(tính giản dị).
2. THÂN BÀI:
Giản dị là sự đơn giản, không cầu kì, phô trương.
Biểu hiện:
Không quá đề cao vẻ bề ngoài hào nhoáng, sang trọng.
Sống thanh cao, bình dị với nhịp chậm dãi và êm đềm.
Không ăn mặc quá kiểu cách, tỏ ra phô trương và khoe khoang.
Dẫn chứng: Bác Hồ,..
Người giản dị là người ưa sự tĩnh tại, hiền hòa, cân đối.
Tâm hồn dường như trở nên thanh cao, thanh thản và điềm đạm hơn.
Cuộc sống không quá cầu kì, không gây áp lực, tạo cảm giác thỏa mái.
Phản biện:
Giản dị không có nghĩa là sơ thoáng, hà tiện và xuyền xoàng dễ dại.
Đó là sự chắt lọc về chất một cách tinh hoa và bình đạm nhất.
3. KẾT BÀI;
Nêu cảm nhận và khẳng định lại vai trò của tính giản dị trong cuộc sống.
cre:gg
Mình có ghi nguồn mà bạncái này là bạn tự viết à?
bạn viết cho mình bài văn được k , mai mình phải nộp bài rồiMình có ghi nguồn mà bạn
Mình vừa viết bài này nhưng chỉ ở trình độ lớp 9 thôi với lại bài mình viết là đoạn. Bạn tham khảo bài viết trên gg, tham khảo dàn ý trên rồi viết thành bài văn của chính bạnbạn viết cho mình bài văn được k , mai mình phải nộp bài rồi
bạn cần phẩn mở knghị luận về tính giản dị trong cuộc sống
viết cho mình đi^^bạn cần phẩn mở k
mình ngại viết thân
vs cả là ai cũng tìm gole ..thì bài cậu hỏi cx hiện ra ý
chắc là viết đoạn văn đúng kviết cho mình đi^^
là bài văn nghị luận , chắc khoảng 200 từchắc là viết đoạn văn đúng k
làm j có bài vănlà bài văn nghị luận , chắc khoảng 200 từ![]()
vậy thì vô thẳng vấn đề thôilà bài văn nghị luận , chắc khoảng 200 từ![]()
thế hả , mình ngu văn lắmlàm j có bài văn
đấy là viết đoạn văn thánh ah
cậu cứ giới thiệu thẳngthế hả , mình ngu văn lắm![]()