Văn 11 Nghị luận về thái độ tự ti

Hoang Anh Tus

Học sinh chăm học
Thành viên
19 Tháng hai 2019
373
296
76
Ninh Bình
khanh thien
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Bùi Nhi

Cựu TMod Văn
Thành viên
17 Tháng tám 2021
466
508
86
18
Cà Mau
Trung học phổ thông Nguyễn Văn Nguyễn
Phân Tích Những biểu hiện và tác hại của thái độ tự ti
Mọi người ai đã làm thì cho mình xin bài để tham khảo hoặc xin dàn ý cũng được ạ
*Mở bài: Giới thiệu khái quát vấn đề nghị luận

*Thân bài:
- Giải thích:Tự ti là thái độ tự đánh giá bản thân mình thấp bé và kém cỏi hơn so với người khác,đó còn được xem khiêm tốn quá mức.
- Biểu hiện:
+ Luôn thấy bản thân mình kém cỏi, thiếu năng lực, không bằng người khác.
+ Cảm thấy mình có rất nhiều khuyết điểm, và đồng thời chối bỏ đi ưu điểm của chính mình.
+ Thiếu ý chí, không giám nghĩ cũng chẳng dám làm, bởi họ luôn rằng bản thân sẽ thất bại , sẽ vấp ngã sẽ bị người khác chê bai , bái xích.
+ Sợ sệt, nhút nhát và trốn tránh những nơi đông người, những cuộc thảo luận, bàn bạc...vv không bao giờ gây sự chú ý , hay chủ động bắt đầu một cuộc hội thoại, trốn tránh ánh nhìn sự quan tâm của mọi người. Đôi khi còn tự tưởng tưởng người khác đang nói xấu và kì thị ngoại hình, tính cách của mình.
+ Hoài nghi về bản thân mình, về tất cả những việc làm hành động của bản thân, luôn tránh né sự giúp đỡ, góp ý và kết bạn từ phía mọi người
+ Luôn luôn cho mình thất bại, không dám thách thức hay vượt qua giới hạn của bản thân, luôn nép mình hạ giọng trước người đối diện.
=> Họ luôn khao khát bản thân được yêu thương, được người khác ngợi khen và yêu quý. Thế nhưng việc làm của họ lại trái ngược lại với những gì mà họ muốn. Họ cứ hèn nhát, sợ sệt suốt ngày trốn trong lớp vỏ bọc của sự thụ động, bi quan, cứ khép mình, thu nhỏ bản thân mình trước cộng đồng xã hội.
- Tác hại
+ Hình thành lối sống cô độc , tiêu cực và thụ động.
+ Dần dần người tự ti sẽ hoàn toàn tách biệt với cuộc sống, với mọi người xung quanh.
+ Vì sợ người khác chê bai, tự thấy bản thân kẻm cỏi nên luôn trong trạng thái sợ sệt, hoang mang, không dám làm gì, không giám thắc mắc hay nêu ra suy nghĩ của bản thân.=> Khuyến điểm của bản thân chẳng những không được cải thiện, khắc phục mà những ưu điểm vốn có cũng không có cơ hội phát huy.
+ Dần trở nên không muốn thay đổi hoặc đối diện với bất kì ai, chấp nhận lấy tự ti để làm lớp vỏ cho bản thân mình
+ Tinh thần trở nên bó buộc, u uất, chán nản, thất vọng, buồn bã=> có thể dẵn đến bệnh trầm cảm nặng, không thể khắc phục về sau
+ Trở thành một sự biệt dị, khác thường, bị mọi người cô lập và kì thị => điều được xem là nổi ám ảnh lớn nhất của những người mắc chứng tự ti.
+ Khiến người khác đánh giá sai năng lực cá nhân của bạn và kết quả là họ thực sự cho rằng bạn bất tài . Từ đó đánh mất đi những cơ hội tốt trong công việc cũng như cuộc sống.
+ Giết chết đi tâm hồn, sự hy vọng, mong ước, tài năng và ý chí cầu tiến của một con người.
+ Khiến bản thân đánh mất đi những mối quan hệ xung quanh.
- Biện pháp khắc phục:
+ Chấp nhận những mối quan hệ xung quanh, chủ động hơn trong việc giao tiếp .
+ Nhìn nhận khách quan hơn về bản thân mình, bởi vì mỗi chúng ta đều một cá thể đặc biệt không gì thay thế được. Và cuộc sống thì đâu ai là hoàn hảo. Chúng ta đều có những ưu điểm đáng để tự hào và phát huy. Đồng thời nếu có khuyết điểm thì cũng chẳng có gì cả, chỉ cần bản thân nổ lực , kiên trì để khắc phục là được. Mọi ngườu xung quanh sẽ luôn công nhận sự cố gắng của chúng ta.
+ Nhìn vào người giỏi hơn mình là để bản thân có thêm niềm tin và động lực chứ không phải là để thấy bản thân kém cỏi, thua thiệt.
+ Mở rộng phạm vi giao tiếp, mở rộng mối quan hệ, để thấy được cả mặt tích cực và tiêu cực của những người khác, để tự nhận ra rằng bản thân mình không hề tệ như mình đã nghĩ.
+ Cộng đồng cần quan tâm, hỗ trợ để tìm ra giải pháp giúp họ trở về cuộc sống bình thường.
+ Liên hệ với bản thân chính mình hoặc bạn bè xung quanh
- Mở rộng vấn đề: Bên cạnh những người có thái độ bi quan , tự ti về bản thân thì cũng có một số người với lối sống tự phụ luôn cho bản thân là tài giỏi , thẩm chí là chê bai đánh giá ngươf khác là kém cỏi.

* Kết bài: Nêu cảm nhận chung về vấn đề nghị luận.( nhận thức, nhìn nhận..)
----bạn tham khảo bài làm nhé. Chúc bạn học tốt^^-----
 
Top Bottom