Văn 12 Nghị luận về sự trả thù

minhtam8a2@gmail.com

Học sinh gương mẫu
Thành viên
12 Tháng hai 2016
521
1
2,580
326
16
Bình Định
THCS Ghềnh Ráng
  • Like
Reactions: Vinhtrong2601

baochau1112

Cựu Phụ trách nhóm Văn | CN CLB Khu vườn ngôn từ
Thành viên
6 Tháng bảy 2015
6,549
13,982
1,304
Quảng Nam
Vi vu tứ phương
Đề:
Khi bạn trả thù một người, bạn sẽ làm chính mình đau hơn là làm người đó đau.
Hãy viết một bài văn nghị luận về điều trên.
Trước khi bắt tay vào hỗ trợ thì chúng ta bàn về một số vấn đề liên quan chút được không em ơi?

1. Theo em, sự trả thù là gì? Nó có thể mang hướng tích cực thúc đẩy cuộc sống hoặc tính tiêu cực cảnh tỉnh ai đó hay không?
2. Theo em trong sự trả thù thì nỗi đau là gì? Và nỗi đau đó thuộc về tinh thần hay thể xác đây??

Khi em hỏi bất kỳ vấn đề gì, chị hy vọng chúng ta sẽ cùng trao đổi nhiệt tình để chị hiểu hơn về những câu hỏi mang tính bất ngờ, khó thuộc về khả năng ra đề thi của thầy cô, của bộ giáo dục của em ý.

Xem thêm: Tổng hợp topic đặc sắc nhất box Văn
 
Last edited:

Phan Tại

Học sinh mới
Thành viên
8 Tháng hai 2022
20
80
16
31
Nghệ An
Trả thù, một thứ tưởng chừng tiêu cực nhưng đôi khi là nét văn hóa của những nước Á Đông. Người dân Trung Hoa thậm chí còn coi đó như là một việc tất yếu phải làm của quân tử. Nó được minh chứng trong những câu thành ngữ tục ngữ kinh điển mà đến những nước khác như Việt Nam chúng ta đều biết đến: "Quân tử trả thù, mười năm chưa muộn" Nói đến câu nói này, ta gợi nhớ đến một câu chuyện dí dỏm trong chương trình hỏi xoáy đáp xoay của truyền hình VTV, Nghệ sĩ Xuân Bắc hỏi giáo sư Cù Trọng Xoay xin ông giải thích nghĩa câu tục ngữ này. Sau khi giáo sư Cù trả lời xong bằng những ngôn từ rất trang trọng. Nghệ Sĩ Xuân Bắc có nói đùa rằng: "Thưa giáo sư, có vẻ người quân tử đều phải là những người thù rất dai ! Câu nói tuy hóm hỉnh nhưng nếu xét kỹ lại thấy sự châm biếm nhẹ nhàng. Hay như câu nói: "nợ máu phải trả bằng máu" Khi cái thù đã gây ra cái chết thì dường như phải trả dù bất kể nguyên nhân là chính hay tà. Văn hóa này có lẽ được ảnh hưởng rất lớn đến từ Trung Hoa đại lục. Ở đây ta chỉ bàn luận đến thù oán và việc trả thù của các cá nhân chứ không đề cập đến thù oán giữa các quốc gia hay dân tộc vì vấn đề đó dường như còn phức tạp hơn nữa. Tất cả các nền văn hóa đều đặt việc trả thù là một yếu tố và quyết định phải xem xét kỹ lưỡng. Khi những hành động gây ra của người tạo thù oán ảnh hưởng mạnh đến đạo đức luân thường và pháp luật, việc đưa kẻ gây án ra pháp luật là một điều dường như mang yếu tố tích cức. Nhưng điều này được thực thi dưới ánh sáng của công lý mà pháp luật mang đến. Nhưng bản án có thể nhẹ hơn hoặc người tố cáo quyết định muốn giảm nhẹ bản án hoặc không muốn bản án tiếp tục diễn ra sau khi người đó tha thứ cho người kia. Trả thù có lẽ mang nghĩa tiêu cực hơn khi là tìm mọi cách để khiến đối phương nhận hậu quả bất chấp mọi phương pháp và thủ đoạn khác với việc đòi công lý cho những gì kẻ ác gây ra cho mình và người khác. Trả thù chưa bao giờ là một việc làm mang tính tích cực. Chúng ta có thể mất thời gian, tiền bạc, sự nghiệp, tâm sức và thậm chí cả mạng sống. Nó còn nghiền nát tâm hồn ta trong việc nuôi dưỡng sự tức giận và lòng thù oán. Nhưng nếu đó là việc đòi lại công lý cho mọi người thì lại là một việc đáng nên làm.
 
Top Bottom