Văn 9 nghị luận về lòng khiêm tốn

G-11F

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười một 2018
301
136
61
19
Hà Nội
Trung học Cơ Sở Vạn Phúc
Last edited:
  • Like
Reactions: Phạm Đình Tài

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
lập dàn ý chi tiết cho đề văn sau:
Dựa vào nhân vật anh thanh niên trong "Lặng lẽ Sa Pa" của Nguyễn Thành Long và hiểu biết thực tế của em hãy nêu suy nghĩ về lòng khiêm tốn.
@Phạm Đình Tài giúp mình với.
I/ Mở bài:
- Dẫn dắt, đề cập nhân vật anh thanh niên
- Nêu vấn đề: lòng khiêm tốn.

II/ Thân bài:
1. Giải thích:
a. Nhân vật anh thanh niên:
- Làm công tác khí tượng kiêm vật lý địa cầu trên đỉnh Yên Sơn cao 2600 m, quanh năm sống với hoa cỏ
- Công việc của anh: đo gió, đo mưa, đo nắng, tính mây, đo chấn động mặt đất, dựa vào công việc dự báo trước hằng ngày, phục vụ sản xuất và chiến đấu.
- Thế nhưng anh chỉ xem công việc thầm lặng này chỉ là những đóng góp nhỏ bé vào cuộc sống -> lối sống khiêm tốn.
b. Khiêm tốn là gì?
- Khiêm tốn là lối sống khiêm nhường, nhã nhặn, không đề cao năng lực bản thân.
- Người khiêm tốn luôn biết che giấu ưu điểm,chẳng bao giờ thổi phồng hoặc đánh giá quá cao về tài năng của mình.Người khiêm tốn luôn thấy kém cỏi hơn so với mọi người,họ luôn tìm kiếm những ưu điểm của người khác và xem đó là cái gương để mình học tập.
2. Tại sao phải khiêm tốn?
- Là một đức tính tốt đẹp, được Bác Hồ răn dạy, thể hiện giá trị truyền thống quý báu của con người Việt Nam
- Tạo nên những mối quan hệ tốt đẹp, được mọi người tin tưởng, yêu quý
- Cuộc sống ít xô bồ, cạm bẫy, tạo nên một lối sống nhẹ nhàng, thoải mái
- Giữa một đại dương kiến thức bao la, cá nhân ta chỉ là một giọt nước nhỏ bé / giữa một cánh rừng bạt ngàn ta chỉ như một chiếc lá ẩn hiện. Bởi vì thế con người ta cần sống khiêm tốn, nhún nhường, lấy một tấm gương soi vào đó để làm mục tiêu phấn đấu bước đến thành công
3. Mở rộng:
- Khiêm tốn không phải tự ti, e dè, nhút nhát, không nêu lên chủ kiến cá nhân hay thiếu niềm tin vào bản thân.
- Khiêm tốn được thể hiện là tự tin không tự cao, kiêu hãnh không kiêu ngạo
- Người mà sống không khiêm tốn sẽ khó mà gặt hái được thành công và bị mọi người xa lánh bởi cá tính huênh hoang của mình.
4. Đánh giá
a. Ca ngợi: Thật đáng vui/ thật đáng tự hào khi nhiều bạn trẻ/ người đã có những hành động tốt đẹp, thể hiện lối sống nhún nhường...
b. Phê phán: Nhưng bên cạnh đó, thật đáng buồn/ Thật đáng chê trách khi trong xã hội vẫn còn...
- Liên hệ bản thân đưa dẫn chứng: văn học (thơ, nhân vật), lịch sử, đời sống thực tế (phải khách quan, vấn đề chung)
5. Bài học:
- Ca ngợi những người có tính khiêm tốn.
- Phê phán lối sống buông thả, vô tư, tự mãn, tự cao tự đại
- Rèn luyện lòng khiêm tốn: tập cách lắng nghe, thấu hiểu, không tự tin thái quá trở thành tự cao tự đại, hóng hách,...

III/ Kết bài:
- Khẳng định giá trị vấn đề
- Suy nghĩ cá nhân (mong rằng, hy vọng, ...)
 
  • Like
Reactions: G-11F
Top Bottom