nghi luan ve cau ngu ngon deo cay giua duong

T

thongoc_97977

Chuyện kể:
Một người ngồi trên đường đẽo cày. Có người đi qua, trông thấy khuyên:
- Ồ, cái tay cày to quá, khó cầm. Anh nên đẽo cho nó nhỏ hơn có được không?
Anh thợ đẽo cày nghe theo, đẽo cái tay cày nhỏ đi.
Một lát, một người khác đi qua lại bảo:
- Ồ, cái ách cày to quá, kho vác. Anh nên đẽo nó nhỏ đi chút nữa. Anh thợ cày nghe theo lại đẽo nhỏ đi. Lát sau, một người qua đường nhìn thấy bảo:
- Ồ, cái lưỡi cày to quá, khó bẩy được đất lên.
Anh thợ cày làm theo, đẽo nhỏ đi. Người thứ tư qua đường lại bảo:
- Ồ, cái bàn cày phải nghiêng hẳn về một bên thì lật đất mới dễ.
Anh ta lại làm theo. Cứ thế, người nào góp ý anh cũng đẽo lại, cuối cùng cái cày chỉ còn bằng cái đũa. (1)
Thời nay không ai đi đẽo cày kiểu đó, nhưng cũng còn nhiều người có quyền thì giao việc cho thư ký, trợ lý làm. Đến khi đó thì chủ kiến không còn nữa mà là ý của trợ lý, thư ký. Hơn nữa, có người thiếu tính chủ động, quyết đoán trong công việc nên ai nói cũng gật, cũng cho là phải. Vậy có khác gì đẽo cày giữa đường.
Lại một kinh nghiệm nữa mà cha ông để lại và hôm nay lại được chúng tôi đưa ra để mổ xẻ, phân tích kĩ lưỡng bài học rút ra từ nó.



Cá nhân tôi nghĩ rằng câu truyện trên không phải là tác phẩm của một cá nhân mà là qua nhiều đời truyền miệng, mỗi người tự chắt lọc kinh nghiệm của bản thân gửi gắm vào trong đó thế nên mới có những câu truyện ngụ ngôn sâu sắc mà chúng ta được đọc ngày nay. Vì vậy lời khuyên của tôi là: các bạn không cần tìm kiếm những triết lý sâu xa khác mà hãy bắt đầu từ việc phân tích kĩ lưỡng những sự vật tưởng như đơn giản ngay trước mắt các bạn.


nguồn: google
 
Top Bottom