Là một nhà văn luôn băn khoăn trăn trở về cách sống và cách viết, Nam Cao đã từng tuyên ngôn “Sống đã rồi hãy viết”.Một nhà văn muốn viết được nhân đạo trước hết phải sống cho nhân đạo bởi cuộc đời quyết định đến văn chương.Nam Cao luôn nhìn đời bằng đôi mắt của tình thương , đôi mắt của lòng nhân ái. Với cách nhìn đời này, Nam Cao bắt đầu cầm bút sáng tác.Trước Cách Mạng, Nam Cao viết về hai đề tài, đè tài người nông dân và đề tài người trí thức tiểu tư sản. Ở đề tài nông dân hay nhất, tiêu biểu nhất phải kể đến sáng tác đầu tay của Nam Cao, tác phẩm Chí Phèo.Linh hồn của câu chuyện là nhân vật cùng tên được nhà văn miêu tả với một tấn bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người:Sinh ra là người nhung không được làm người, cả đời khao khát lương thiện ,cuối cùng trỏ thành kẻ bất lương.Thông qua bi kịch bị cự tuyệt quyền làm người của hắn nông dân Chí, ngòi bút Nam Cao bộc lộ là một ngòi bút nhân đạo, nhân văn, sâu sắc và cao cả.
Người ta thường nói bi kịch là một hoàn cảnh bi thảm, bi thương,bi đát nào đó, điều này không chính xác.Bi kịch vốn được hiểu là những khát vọng chân chính, cháy bỏng, mãnh liệt của một con người nhung không có điều kiện thực hiên trên thực tế, cuối cùng người mang khát vọng bị rơi vào kết cuc của một thảm kịch. Bi kịch là cuộc đáu trhắn dai dẳng, không khoan nhượng giữa thiện và ác, giữa ánh sáng và bóng tối, giữa cao thượng và thấp hèn, giữa chính nghĩa và phi nghĩa.Trong cuộc sống thường ngày, thương nhật, bi kịch không diễn ra giữa các lực lượng xã hội đấu trhắn với nhau, trái lai nó là lực lưọng tinh thần trong đời sống tâm hồn của một con người , ví như nhân vật Chí Phèo trong tác phẩm cùng tên của nhà văn Nam Cao, cả đời hắn khao khát lương thiện, cuối cùng trở thành kẻ bất lương , sinh ra là người nhưng không dược làm người, để rồi hắn chết trên con đường trở về lương thiện.
Cuộc đời con người là một chuỗi vân đọng liên hoàn mà chúng ta không thể phân tách hay chia cắt được.Tuy nhiên cuộc đời mỗi con người được hình thành bởi những điều kiện, hoàn cảnh . Ở những điều kiện lớn, hoàn cảnh lớn,bản chất con người mới được bộc lộ bởi nói như H.Balzac: “Bản chất của con người thường bị bánh xe của số phận che đậy, và khi lao vào bão tố, dù tốt hay xấu, tự nó bộc lộ.” Cuộc đời Chí Phèo tù lúc sinh ra đến lúc chết đi đươc chia làm hai chặng đường: chặng đường đầu tiên từ lúc Chí sinh ra đến năm hai mươi tuổi và sau khi ra tù.
Lai lịch Chí Phèo đươc mỏ ra trong câu chuyện là một đứa trẻ xám ngắt, đượcbọc trong một tấm váy đụp bên cạnh lò gạch bỏ hoang, được người thả ống lươn đem về trong một buổi sớm tinh sương.Lớn lên, Chí Phèo được cưu mang bởi những con người nghèo khổ,Chí Phèo đi ở hết nhà này cho đến nhà khác, từ bà goá mù cho đến ông Phó Cối.Quá khứ ấy không khiến Chí Phèo trở thành một đứa trẻ hư hỏng, trái lại, đến năm hai mươi tuổi, khi đi làm hắn chắn điền cho nhà lí Kiến, Chí Phèo vẫn giữ nguyên bản tính của một người nông dân thuần hậu.Cũng như biết bao người nông dân làng Vũ Đại, Chí Phèo ước mơ có được một cuộc sống bình dị bởi mơ ước của một con người phần nào bộc lộ bản tính của người ấy. Ở đây,Chí Phèo ước mơ có một cuộc sống nho nhỏ, chồng cuốc mướn cày thuê, vợ dệt vải. Chúng lại bỏ con lợn để nuôi, khá giả mua năm ba sào ruộng cấy.Mơ ước ấy chứng tỏ rằng hắn là một người nông dân thuần hậu, thậm chí làng Vũ Đại còn gọi hắn là người “lành như cục đất”.Ta còn thấy Chí phèo là một người trong sáng và trọng dhắn dự.Làm hắn chắn điền cho nhà lí Kiến, rồi một lần bị bà Ba Kiến gọi lên bóp chân,Chí Phèo chỉ thấy nhục, thấy sợ .Trái tim của Chí Phèo hai mươi tuổi đau còn là gỗ đá, Chí Phèo đã nhận thức đượcđâu là tình yêu chân chính, đâu là thói dâm ô. Bị gọi “đấm bóp cho bà 3 quỷ quái hắn chỉ thấy nhục chứ yêu đương gì”. Như vậy, rõ ràng, đến đây ta có thẻ khẳng định hắn là một người nông dân thuần hậu, là người trong sáng và trọng dhắn dự nhưng xã hội ấy không cho Chí Phèo sống yên ổn với bản tính nông dân thuần hậu của hắn.Chí Phèo đang sống trong cái xã hội mà “Kiếp người cơm vãi cơm rơi- Biết đâu nẻo đất phương trời mà đi.”, trong cái xã hội mà cạm bẫy người giăng giăng như mắc cửi thì những ngời hiền lành như Chí Phèo bao giờ cũng phải chịu thiệt thòi.Vì một cơn ghen bóng gió,Chí Phèo đã bị Bá Kiến tống vào ngục tù, con người xảo quyệt này sẵn sàng chà đạp lên cuộc đời người khác không thương tiếc, không ghê tay.Bắt đầu từ đây, Chí Phèo chuyển sang một trạng thái khác, một cuộc sống khác.Nhân đây cũng phải nói qua cái nhà tù, đây là nhà tù thực dân, đồng loã với lão Bá tha hoá Chí Phèo.Nhà tù này có bản chất xã hội trái hoàn toàn với bản chất xã hội của một nhà tù mà loài người đang mong đợi.Nhà tù này chỉ thu nạp tù nhân khi hắn ta còn lành như cục đát, vào nhào năn, đào tạo đến khi thánh con quỉ dữ thì thả họ ra.Nhà tù này tiếp tay cho lão Bá tha hoá Chí Phèo, nhà tù này đã biến hắn Chí “lành như cục đất” giờ đây ra tù...hãy nghe Nam Cao mô tả diện mạo của Chí Phèo lúc ra tù:”Caí đầu cạo trọc lốc, cái răng cạo trắng hớn, cái mặt thì đen mà rất cơng cơng, hai mắt gườm gườm, ngực và tay chạm trổ đầy những hình rồng phượng, có cả một ông tướng cầm chuỳ.Trông Chí Phèo đặc như một tên săng đá”.Hình ảnh này đã làm tái hiện một Chí Phèo khác hoàn toàn, thay thế hắn nông dân thuần hậu ngày xưa giờ đây là một Chí Phèo sinh ra làm người nhưng không được làm người, hiền lành chân chất là thế giờ dây trở thành con quỷ dữ của làng Vũ Đại.