Văn 9 Nghị luận văn học

tiểu linh tinh

Học sinh
Thành viên
8 Tháng ba 2018
23
1
31
20
Hà Nội
Trường thcs Phùng Hưng
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Câu 1 viết đoạn văn nghị luận khoảng 12 câu theo phương pháp quy nạp nêu suy nghĩ của em về tình cha con của nhân vật ông Sáu,trong đó có sử dụng một câu khởi ngữ và 1 phép thế

Câu 2: Từ việc cảm nhận những phẩm chất cử người lính trong " Bài thơ về tiểu đội xe không kính " và những hiểu biết của bản thân,hãy trình bày suy nghĩ [khoảng nửa trang giấy thi] về lòng dũng cảm

Câu 3: Viết 1 đoạn văn diễn dịch khoảng 12 câu làm rõ tình cha con sâu nặng cảm động của ông Sáu và bé Thu trong cảnh chia tay , trong đó có sử dụng 1 câu phủ định mang ý nghĩa khẳng định và 1 phép lặp
 

QuânDao

Học sinh
Thành viên
19 Tháng mười hai 2019
32
145
31
Hưng Yên
THCS Lê Quý Đôn
2.
Cuộc sống là cuộc mạo hiểm lớn nhất đời bạn và bạn có đủ dũng cảm để vượt qua nó? Dũng cảm là không sợ nguy hiểm, khó khăn. Người có lòng dũng cảm là người không run sợ, không hèn nhát, dám đứng lên đấu tranh chống lại cái xấu, cái ác, các thế lực tàn bạo để bảo vệ công lí, chính nghĩa. Ta bắt gặp những người dũng cảm ở nhiều nơi trong những hoàn cảnh khác nhau.Trong công cuộc chống ngoại xâm bảo vệ Tổ quốc, biết bao anh hùng liệt sĩ đã hi sinh tuổi xuân và tính mạng của mình cho độc lập tự do của dân tộc. Trong cuộc sống hàng ngày, chúng ta chứng kiến rất nhiều những hành động dũng cảm: cứu người hoạn nạn, truy bắt tội phạm, tố cáo tiêu cực... Tại sao con người cần phải có lòng dũng cảm? Người có lòng dũng cảm dám khẳng định mình, không hèn nhát, lùi bước trước những thử thách của cuộc sống.Lòng dũng cảm giúp hoàn thành mục tiêu với một quyết tâm cao độ, vì thế mà dễ dàng đạt thành quả hơn.Nó còn khẳng định giá trị bản thân trước bạn bè, gia đình và xã hội.Lòng dũng cảm đã trở thành một chuẩn mực đạo đức của xã hội, là một trong những thước đo quan trọng để đánh giá nhân cách con người. Tiêu biểu cho lòng dũng cảm là tấm gương của người thanh niên yêu nước Nguyễn Tất Thành, chỉ với lí tưởng cứu dân cứu nước và hai bàn tay trắng mà đã dám dấn thân vào con đường đầy gian lao, thử thách. Năm 1911, anh rời bến cảng Nhà Rồng, xuất dương để tìm chân lí cách mạng giải phóng dân tộc, giành chủ quyền độc lập, tự do cho Tổ quốc Việt Nam. Người bạn thân hỏi lấy tiền đâu mà đi, Nguyễn Tất Thành chìa hai bàn tay thay cho câu trả lời. Lòng yêu nước, khát vọng tự do đã tạo nên dũng khí và sức mạnh, giúp người thanh niên ấy đương đầu và vượt qua trăm ngàn khó khăn, nguy hiểm, để rồi ba mươi năm sau, người chiến sĩ cộng sản quốc tế Nguyễn Ái Quốc (Nguyễn Tất Thánh) đã trở thành vị Chủ tịch đầu tiên của nước Việt Nam Dân chủ Cộng hòa tự do, độc lập. Tuy nhiên, trong cuộc sống ngày nay vẫn có những con người không dám thừa nhận lỗi mà mình tự gây ra, hèn nhát khi gặp khó khăn, tính ích kỉ chỉ nghĩ đến bản thân. Không chỉ vậy còn có những người nhầm tưởng, ngộ nhận lòng dũng cảm là sự liều lĩnh, bất chấp, không biết hậu quả trước sau. Là hs thế hệ trẻ mỗi chúng ta cần rèn luyện lòng dũng cảm từ việc làm nhỏnhất trong cuộc sống hàng ngày nơi gia đình, nhà trường như dám nhận lỗi khi mắc lỗi, dũng cảm chỉ khuyết điểm của bạn. Từ đó trách nhiệm của tuổi trẻ trong việc rèn luyện lòng dũng cảm là phát huy truyền thống quý báu của dân tộc. Tóm lại, dũng cảm là một đức tính tốt mà mọi người cần phải rèn luyện.
(mk tổng hợp các bài trên mạng nên có j lỗi mong bn sửa chữa )
 
  • Like
Reactions: ~ Su Nấm ~

Kuro-chan

Học sinh tiến bộ
Thành viên
13 Tháng chín 2019
705
1,036
176
18
Lào Cai
Trường THCS Kim Tân
3.Trong ba ngày nghỉ ngắn ngủi, ông đã ở bên con nhưng con không nhận. Sung sướng và có lẫn sự xúc động ông ôm con và tạm biệt nhưng con bé không muốn ba phải đi. Cho đến khi ông hứa làm cho nó một chiếc lược thì nó mới để cho ba nó đi.Vẻ mặt của nó có cái gì hơi khác, nó không bướng bỉnh hay nhăn mày cau có nữa, vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu, cái vẻ buồn trên gương mặt ngây thơ cùa con bé trông rất dễ thương. Với đôi mi dài uốn cong, và như không bao giờ chớp, đôi mắt nó như to hơn, cái nhìn của nó không ngơ ngác, không lạ lùng, nó nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa." Không hiểu con bé “nghĩ ngợi sâu xa” điều gì, chỉ biết rằng khi ông Sáu buồn rầu quay lại nhìn nó - không dám lại gần sợ nó lại bỏ chạy như lần trước - nói: “Ba đi nghe con” thì nó bất ngờ lao đến thét lên: Ba., a... a…ba!". Rồi ôm chặt lấy ông nức nở “Con không cho ba đi”. Đến đây, người đọc mới vỡ lẽ ra rằng Thu thèm được gọi ba như thế nào. “Tiếng kêu của nó như tiếng xé, xé sự im lặng và xé cả ruột gan mọi người, nghe thật xót xa. Đó là tiếng "ba" mà nó cố đè nén trong bao nhiêu năm nay, tiếng "ba" như vỡ tung ra từ đáy lòng nó, nó vừa kêu vừa chạy xô tới, nhanh như một con sóc, nó chạy thót lên và dang hai tay ôm chặt lấy cổ ba nó.". Bé Thu là đứa trẻ giàu tình cảm. Thái độ của bé Thu với ba bây giờ trái ngược trong những ngày đầu khi ông Sáu về thăm nhà. Song, trái ngược mà vẫn nhất quán. Vì quá yêu ba, quá khao khát được có ba nên khi nhận định không phải ba nó thì nó nhất định không chịu nhận, nhất định không gọi "ba" lấy một tiếng. Cho nên, khi tiếng gọi như xé kia cất lên ta thấy nó thiêng liêng vô cùng. Tiếng gọi ấy càng trở nên thiêng liêng, quý giá bởi đón chờ nó là cả tấm lòng cao đẹp, thương yêu con vô hạn của người cha.
 
  • Like
Reactions: QuânDao
Top Bottom