Văn 9 Cảm nhận về thiên nhiên qua hai đoạn thơ trích từ "Cảnh ngày xuân" và "Truyện Kiều"

FreyaAries

Học sinh
Thành viên
20 Tháng sáu 2018
61
69
46
20
Thanh Hóa
Trường THCS Thọ Dân
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cảm nhận của em về thiên nhiên trong đoạn thơ sau :

Ngày xuân con én đưa thoi
Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi
Cỏ non xanh tận chân trời,
Cành lê trắng điểm một vài bông hoa.
(“Cảnh ngày xuân”, Ngữ văn 9, tập 1)


Trước lầu Ngưng Bích khóa xuân
Vẻ non xa tấm trăng gần ở chung
Bốn bề bát ngát xa trông
Cát vàng cồn nọ bụi hồng dặm kia.
(“Kiều ở lầu Ngưng Bích”, Ngữ văn 9, tập 1)
 
  • Like
Reactions: Yorn SWAT

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
1.Cảnh ngày xuân
a). 2 câu thơ đầu
- Là cái nhìn thời gian về khung cảnh mùa xuân đó là cái nhìn thấm đẫm tâm trạng của người trong cuộc. “Ngày xuân con én đưa thoi Thiều quang chín chục đã ngoài sáu mươi.”
- Câu thơ “con én đưa thoi ” có thể hiểu theo 2 cách:
+ Những cánh chim én có thực rộn ràng bay lượn giưã bầu trời mùa xuân trong sáng.
+ Cánh én đưa thoi là biểu tượng của bước đi thời gian: thời gian mùa xuân đang trôi qua rất nhanh. Khung cảnh mùa xuân ở đây đã được nhìn từ cái nhìn tâm trạng của chị em Thúy Kiều đó là cái nhìn tươi trẻ.

b. Hai câu thơ tiếp: "tuyệt bút của Nguyễn Du"
+ Chỉ với 2 câu mà mùa xuân hiện ra như một bức tranh có màu sắc tuyệt diệu, hài hoà. Thảm cỏ xanh làm nền cho bức tranh xuân, trên cái nền ấy điểm một vài bông hoa lê trắng. Màu xanh và sắc trắng tôn vinh lẫn nhau tạo ra một bức tranh xuân sống động, mới mẻ, tinh khiết và tràn đầy sức sống.

+ Chỉ bằng một nét vẽ cảnh mùa xuân dường như được nhuộm trong một màu xanh mềm mại và non tơ dẫn đến cách dùng từ của Nguyễn Du đã khéo léo tài tình tạo nên màu xanh ấy: “Cỏ non xanh tận chân trời ” . Trong câu thơ này từ “non ”vừa bổ nghĩa cho từ cỏ đứng trước lại vừa bổ nghĩa cho từ xanh ở sau dẫn đến gợi nên một màu xanh non tơ và óng ả. Không chỉ thế 3 từ “tận chân trời” lại khiến cho màu xanh ấy kết thành hình khối, mở rộng không gian, đó là một không gian xuân bạt ngàn màu xanh (ngập tràn màu xanh) đúng hơn là một biển cỏ xanh mênh mông, bát ngát và dào dạt sức sống xanh non tơ.

+ Trên cái nền xanh gợi cảm ấy tác giả điểm xuyết sắc trắng của một vài bông hoa trên cành lê “Cành lê trắng điểm một vài bông hoa ”.

=> Bức tranh thiên nhiên được miêu tả một cách tươi trẻ, trong sáng.

2. Kiều ở lầu Ngưng Bích
+ "Khóa xuân" để chỉ người con gái đẹp bị cấm cung. Kiều ra lầu Ngưng Bích sau khi đã bị Mã Giám Sinh phá đời thiếu nữ, định tự tử mà không chết được. Thực chất là nàng đang bị giam lỏng -> "khóa xuân" ở đây có ý nghĩa mỉa mai, nói lên cảnh ngộ trơ trẽn, bất bình thường cùa nàng Kiều, vừa bị lừa vừa bị mắng, vừa tự tử không thành, lại vừa bị giam lỏng. Kiều cảm thấy rất cô đơn, buồn tủi.

+ Cảnh thiên nhiên quanh lầu Ngưng Bích là cảnh núi xa, cảnh trăng sáng, cồn cát vàng, bụi đỏ bốc lên hàng dặm.

+ Cảnh vật được miêu tả rất rộng lớn, bát ngát, và đã góp phần bộc lộ tâm trạng cô đơn, buồn tủi, ngổn ngang của Thúy Kiều.

+ Nàng cô đơn nên muốn kéo cả vẻ non xa và vầng trăng vời vợi thành tấm trăng gần để ở chung cho bớt cô quạnh. Nàng thấy cảnh vừa bát ngát vừa ngổn ngang cồn nọ, dặm kia như lòng nàng đã ngổn ngang về quá khứ hiện tại và tương lai. Rồi nàng còn bẽ bàng, buồn tủi vì chỉ có mây làm bạn buổi sáng và ngọn đèn làm bạn đêm khuya. Cảnh ngộ nàng, tình cảm của nàng làm tấm lòng nàng như bị cắt ra đau đớn.

=> Bức tranh thiên nhiên hiện ra trong sự cô đơn, buồn tủi, ngậm ngùi xót xa của Thúy Kiều.
_______________________
P/s: Chúc bạn học tốt!
 
Top Bottom