nghị luận văn học

F

freewind_1995_bambi

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Có ý kiến nhận xét về bài "Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc" như sau:"Có thể nói lần đầu tiên trong văn học dân tộc, người nông dân nghĩa sĩ chống ngoại xâm đã được dựng một bức tượng đài nghệ thuật bất tử."Em hãy chứng minh nhận định trên.:Mhi::Mhi::Mhi:mong các bạn giúp đỡ, cảm ơn nhiều

---- Ko sử dụng chữ màu đỏ nha bạn (đã sửa) ----
 
Last edited by a moderator:
D

donquanhao_ub

Nguyễn Đình Chiểu là một thi sĩ mù nhưng tấm lòng ông rất sáng. Khi giặc Pháp xâm lược Nam Bộ, ông không thể theo các nghĩa sĩ để đánh Tây, nhưng ông vẫn theo dõi thời cuộc, chiến sự. Ông sáng tác thơ văn ca ngợi các lãnh tụ của nghĩa quân, ca ngợi các nghĩa sĩ đã vì nghĩa lớn mà anh dũng đánh Tây. Ông tỏ lòng thương tiếc những người anh hùng vô danh đã hi sinh cho Tổ Quốc. Bài “Văn tế Nghĩa sĩ Cần Giuộc” là một kiệt tác của ông, là đỉnh cao tư tưởng, tình cảm, nghệ thuật trong văn nghiệp của Nguyễn Đình Chiểu. Với bài văn tế này, lần đầu tiên trong nền văn học nước nhà, hình ảnh người nông dân đứng lên đánh giặc bảo vệ đất nước hiện lên sừng sững như một tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm.

Sự sáng suốt của Nguyễn Đình Chiểu là đã dồn bút lực, tài hoa để ca ngợi những người anh hùng thất thế.

Trong tiếng khóc cao cả của thi sĩ, trong những giọt nước mắt thương tiếc của nhân dân, hình ảnh người nghĩa sĩ nông dân Cần Giuộc hiện lên rõ ràng:

“Súng giặc đất rền; Lòng dân trời tỏ”

Hình ảnh đối lập trên đã diễn tả được mâu thuẫn sâu sắc, quyết liệt của thời đại, mâu thuẫn xâm lược và chống xâm lược, khẳng định vai trò người dân trong công cuộc bảo vệ đất nước. “Lòng dân” đã sang rực lên trong lửa đạn, trong âm vang của chiến tranh. Chỉ có nhà nghệ sĩ của nhân dân mới tạc tượng người nông dân một cách thiêng liêng giữa trời cao đất rộng, trong thời đại bão táp như vậy.

Bức “Tượng đài nghệ thuật” còn được người nghệ sĩ của nhân dân dựng lên chi tiết hơn với những nét hoành tráng, sống động. Họ là những người nông dân chịu thương, chịu khó làm ăn, chưa hề tham gia việc quân, việc kháng chiến:

“Cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó

Chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung

Chỉ biết ruộng trâu, ở theo làng bộ”

Họ là những người nông dân Nam Bộ thế kỷ thứ XIX, người nông dân của nước Việt Nam phong kiến, lạc hậu, tắc tị, nghèo nàn. Họ hiền lành, chăm chỉ làm ăn, chỉ quen với ruộng đồng “một con trâu cũng thân hơn một tên hoàng đế” – nói như một nhà thơ Hy Lạp.

Họ hoàn toàn xa lạ với việc quân “chưa quen cung ngựa, đâu tới trường nhung”, còn nói gì đến việc “tập khiên, tập súng, tập mác, tập cờ”, còn nói gì đến “mười tám ban võ nghệ”.

Nhưng khi giặc Pháp đánh chiếm quê hương đất nước thì những người nông dân tưởng như chỉ biết “cui cút làm ăn, toan lo nghèo khó” đã đứng lên đánh giặc, cứu nước với lòng yêu quê hương sâu sắc, với lòng căm thù giặc cao độ. Những người nông dân lương thiện đã trở thành những nghĩa sĩ kiên cường, bất khuất tuyệt vời.

“Bữa thấy bòng bong che trắng lốp, muốn tới ăn gan

Ngày xem ống khói chạy đen sì, muốn ra cắn cổ

Một mối xa thư đồ sộ, há để ai chém rắn đuổi hươu

Hai vầng nhật nguyệt chói lòa, đâu dung lũ treo dê bán chó.”

Họ vào cuộc chiến với tinh thần tự nguyện “nào đợi ai đòi ai bắt”, “chẳng thèm trốn ngược, trốn xuôi”, vì họ chẳng còn hy vọng gì vào cái triều đại thối nát đó nữa.

Họ chiến đấu trong điều kiện thiếu thốn, quân phục của họ chỉ là “một manh áo vải”, quân trang của họ chỉ là “một ngọn tầm vông”. Có thể nói vũ khí sắc bén của họ là lòng yêu nước. Với vũ khí tinh thần quý báu này, họ đã chiến đấu dũng cảm phi thường:

“Hỏa mai đánh bằng rơm con cúi, cũng đốt xong nhà dạy đạo kia,

Gươm đeo dùng bằng lưỡi dao phay, cũng chém rớt đầu quan hai nọ.”

Với tinh thần yêu nước cao cả, họ đã biến công cụ sản xuất thành vũ khí sắc bén, lợi hại. Tượng đài nghệ thuật về người chiến sĩ nông dân Cần Giuộc đã hiện lên trước mắt chúng ta với một manh áo vải, một tay cầm con cúi còn ngún khói và một tay vung lên lưỡi dao phay!

Họ đã tả xung hữu đôt, bất kể vũ khí hiện đại của giặc Pháp lúc bấy giờ:

“Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạo rào lướt tới, coi giặc cũng như không.

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.

Kẻ đam ngang, người chém ngược, làm cho Mã tà, Ma ní hồn kinh.

Bọn hè trước, lũ ó sau, trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ.”

Đây là một “tượng đài nghệ thuật”, một quần tượng thì đúng hơn, dựng lại một cách sống động cuộc nổi dậy của những người nông dân Cần Giuộc chống Pháp trong những ngày đầu thực dân Pháp đặt chân xâm lược đất nước ta. Nhóm tượng có màu sắc, có đường nét sắc sảo và hình khối gồ ghề khiến người đọc có thể hình dung được những hành động quyết liệt, những âm thanh cuồng nộ của những người nông dân vùng lên giết giặc.

Lý tưởng của người nghĩa sĩ nông dân đơn giản mà cao quý biết bao:

“Sống làm chi, theo quân tả đạo quăng vùa hương xô bàn độc, thấy lại thêm buồn.

Sống làm chi ở lính Mã tà, chia rượu lạt, gặm bánh mì, nghe càng thêm hổ.”

Với những đường nét hoành tráng, người nghệ sĩ nhân dân đã tạc nên “tượng đài nghệ thuật” một cách hùng tráng. Hùng tráng vì đây là hành động của những người anh hùng vì nghĩa lớn. Hùng tráng vì ở lý tưởng tốt đẹp, phẩm chất cao cả của những người nghĩa sĩ nông dân. Hùng tráng vì nó được dựng lên trong một thời đại sóng gió, bão táp, trong những giờ phút nghiêm trọng sống còn của đất nước.

Hùng tráng mà bi thương vì họ là những anh hùng chiến bại. Nói “tượng đài nghệ thuật mang tính chất bi tráng” là đúng. Nhà thơ đã dựng một “tượng đài nghệ thuật” về những người nghĩa sĩ nông dân trong nước mắt, trong tiếng khóc của nhà thơ và của nhân dân. Nhưng tượng đài bi tráng, chứ không bi lụy. Trong nước mắt, trong tiếng khóc, ta có cảm tưởng nhà thơ muốn dựng tượng đài nghệ thuật – những người nghĩa sĩ nông dân - trong lòng người. Họ sống mãi trong tình thương, trong trái tim của những người thân yêu, trong lòng nhân dân:

“Chúa Tông Thạnh năm canh ưng đóng lạnh, tấm lòng son gửi lại bóng trăm rằm.

Đồn Lang Sa một khắc đặng trả hờn, tủi phận bạc trôi theo dòng nước đổ.”

Họ đã trở thành bất tử. Tưởng chừng cuộc chiến đấu anh dũng của họ vẫn còn đang tiếp diễn cùng với sự nghiệp giữ nước vĩ đại của dân tộc:

“Sống đánh giặc, thác cũng đánh giặc, linh hồn theo giúp cơ binh, muôn kiếp nguyện được trả thù kia”

Tượng đài, bia đá, nhiều khi còn bị hao mòn, vì thời gian, vì con người phá hủy, nhưng tượng đài nghệ thuật về những người chiến sĩ nông dân dựng lên trong lòng người thì bền vững, bất diệt.

Ông Phạm Văn Đồng trong bài “Nguyễn Đình Chiểu – Ngôi sao sáng trong nền văn nghệ dân tộc” từng đặt bài văn tế này ngang hàng với bài “Đại cáo Bình Ngô” của Nguyễn Trãi và cho rằng một bên là bài ca về người anh hùng chiến thắng, một bên là bài ca về người anh hùng thất thế, nhưng vẫn hiên ngang. “Tượng đài nghệ thuật” mang tính chất bi tráng về người nông dân yêu nước chống ngoại xâm của Nguyễn Đình Chiểu sống mãi trong lòng dân tộc Việt Nam anh hùng.
 
H

hardyboywwe

Chào bạn!


Để phân tích vấn đề này,chúng ta đi sâu vào hình tượng của người nghĩa sĩ Cần Giuộc mà Nguyễn Đình Chiểu đã xây dựng:

-Xuất thân của nghĩa sĩ( câu 3 - 5)

+Là người nông dân nghèo ( chú ý phân tích sức gợi tả,gợi cảm của từ cui cút...)
+Họ hoàn toàn xa lạ với việc binh đao.)

*Chỉ quen với những công việc đồng ruộng nặng nề( cuốc,cày,bừa cấy \Rightarrow liệt kê những công việc làm nổi bật sự lam lũ của họ)
*Chưa được luyện tập để đánh giặc.

-Bước chuyển biến ở nghĩa sĩ khi bọn giặc xâm chiếm quê hương( câu 6 -9 )

+Về tình cảm: Xát hiện lòng căm thù giặc.
*Vì kẻ xấu tanh hôi mùi tinh chiên,dơ bẩn( vấy vá),xấu xa ( thói mọi ) \Rightarrow ghét chúng như nhà nông ghét cỏ.
*Thấy tàu giặc chạy trên sông "muốn tới ăn gan,muốn ra cắn cổ"

+về nhận thức họ hiểu đất nước là 1 dải giang sơn gấm vóc.
+họ tự giác trong hành động cứu nước,chẳng chờ ai đòi ai bắt chẳng thèm trốn ngược trốn xuôi mà tự nguyện đứng vào hàng quân vì nghĩa.

-Hình ảnh nghĩa quân trong trận công đồn ( câu 10 - 15)

-tác giả tiếp tục khẳng định bản chất của đội quân áo vải.Họ là " dân ấp dân lân" chẳng phải quân cơ quân vệ cũng chẳng phải dòng dõi nhà binh,chưa 1 lần tập võ nghệ,chưa từng được học cách bố trận bày binh nhưng có hề gì khi họ là những ng dân nam bộ giàu lòng mến nghĩa.

-Trang bị của nghĩa sĩ khi ra trận cũng thô sơ giản dị như chính đời thường của họ,"manh áo vải","một đời vá rách" giờ thành áo trận che chở họ lúc công đồn.Vũ khí là "ngọn tầm vông,rơm con cúi""lưỡi dao phay" lấy từ cuộc sống thôn dã nhưng khi họ vào trận chúng lại phát huy hiệu quả đáng kinh ngạc " đốt xong nhà dạy đạo kia,chém rớt đầu quan hai".Chính lòng căm thù và ý thức bảo vệ quê hương đã tiếp thêm lửa và độ sắc bén trong nhữung thứ vũ khí đó.

-Đẹp nhất là hình ảnh nghĩa sĩ xung trận.Một không khí khẩn trương sôi động,hào hùng,thể hiện qua các thủ pháp:
+tạo thế đối lập giữa ta và địch
+Nhiều động từ chỉ hành động.
+Những từ ngữ đan chéo.
+Nhịp câu ngắn gọn.

Nổi bật trên nền trận dánh quyết liệt đó là tinh thần dũng cảm xả thân quên mình.Lúc đó họ ko còn nghĩ đến mẹ già,con thơ.......trối kệ tàu thiếc tàu đồng súng nổ....

\RightarrowNguyễn Đình Chiểu đã xây dựng 1 tượng đài tập thể những người nghĩa sĩ nông dân vì nghĩa quên mình.Họ chẳng được học hành quanh năm chẳng ra khỏi làng bộ nhưng ý thức trách nhiệm với đất nước thật đáng tôn vinh.
 
F

freakie_fuckie

Đọc Văn tế nghĩa sĩ Cần Giuộc ghét nhất đoạn này:


Chi nhọc quan quản gióng trống kì, trống giục, đạo rào lướt tới, coi giặc cũng như không.

Nào sợ thằng Tây bắn đạn nhỏ đạn to, xô cửa xông vào, liều mình như chẳng có.


Thế này chẳng phải là góc nhìn chưa sáng sao ? Sao lại ngợi ca, cổ vũ lối đánh vô phương lược lao rồi liều như thế này nhỉ ? Đạn nhỏ đạn to đòm cái chết cả lũ chứ có gì mà hay ho hà :( Can đảm nhưng không đi kèm lý trí, thành ra liều mình vô ích, lao vào lắm thì thiệt hại nhiều, há chẳng vậy hay sao? :-?
 
Top Bottom