Nghị luận văn học

B

buicuong.bg

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Các bạn ạ, vừa rồi, sở GD tỉnh mình vừa ra đề cương ôn tạp thi cấp 3. Trong đó, có một câu như sau:

[FONT=.VnTime]ĐÒ bµi: H×nh t­îng anh bé ®éi trong th¬ ca thêi kú kh¸ng chiÕn ch«ng Ph¸p vµ chèng Mü võa mang nh÷ng phÈm chÊt chung hÕt søc ®Ñp ®Ï cña ng­êi lÝnh Cô Hå võa cã nh÷ng nÐt c¸ tÝnh riªng kh¸ ®éc ®¸o. Qua hai bµi th¬ §ång chÝ cña ChÝnh H÷u vµ Bµi th¬ vÒ tiÓu ®éi xe kh«ng kÝnh cña Ph¹m TiÕn DuËt, h·y lµ s¸ng tá vÊn ®Ò trªn.[/FONT]
[FONT=.VnTime][/FONT]
[FONT=.VnTime]§Ò nµy khã, m×nh lµm v¨n l¹i h¬i dë nªn nhờ c¸c b¹n vËy. Gióp m×nh nh¸![/FONT]
 
O

ooookuroba

Lần sau bạn sửa lại font chữ nha. Đây là đề bài của bạn, mình đã sửa lại:

"Đề bài: Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính cụ Hồ, vừa có những nét cá tính riêng hết sức độc đáo. Qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, hãy làm sáng tỏ vấn đề trên "
-----

Dàn ý:

1. Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp mang đậm những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính cụ Hồ:

+ Những người lính ấy chiến đấu cho một lý tưởng hết sức cao đẹp. Đó là đất nước được bình yên, được thống nhất và toàn vẹn.

+ Những người lính ấy bất chấp khó khăn, gian khổ, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy để chiến đấu cho cái lý tưởng cao cả của họ, lý tưởng về một ngày mai tươi sáng hơn.

+ Tuy khó khăn, tuy gian khổ, nhưng họ không bao giờ để mất niềm tin. Tất cả những ước vọng dù là giản đơn nhỏ nhoi, mong manh, họ đều chia sẻ cho nhau. Hơn bao giờ hết, họ nhường cơm sẻ áo cho những người đồng đội của mình, 1 phẩm chất tốt đẹp: "chung bát đũa, nghĩa là gia đình đấy"

+ Và hơn hết, đó là một niềm lạc quan, yêu đời, không hề bi lụy hay để nguôi hy vọng. Họ là những người chiến sĩ bay bổng lãng mạn, lãng mạn ngay cả trong một hoàn cảnh khắc nghiệt của cuộc đời

(Mỗi luận điểm nhớ đưa dẫn chứng nha)

2. Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp có những nét cá tính rất riêng, rất độc đáo mà khó có thể nhầm lẫn với bất kỳ ai:

- Ở Đồng chí:

+ Đó là nét chân chất, mộc mạc của người nông dân mặc áo lính, của những con người "xa lạ" mà "tự phương trời chẳng hẹn quen nhau".

+ Tình đồng chí sâu đậm gắn liền với sự gắn bó tha thiết, hoạn nạn có nhau.
+ Dù hoàn cảnh khắc nghiệt đến đâu nhưng chất lãng mạn vẫn tồn tại: Hình ảnh của 2 con người gác đêm. Trên cao kia vầng trăng chứng giám. Một hình ảnh thật nên thơ, tạo nên 1 cái thi vị tuyệt vời cho tình đồng chí.

- Ở Bài thơ về tiểu đội xe không kính:

+ Đó là nét ngang tàng, rất ư trẻ trung của một thế hệ cầm súng mới: Nhiệt huyết, những con người ấy khát khao một "Miền Nam phía trước" vô cùng mãnh liệt.
+ Không ngần ngại bất cứ thử thách nào của thời gian. Trên cái dốc Trường Sơn cheo leo, chiếc xe không nguyên vẹn ấy vẫn bon bon lăn bánh, vẫn bon bon tiến về phía độc lập, tự do. Dù cho "mưa tuôn, mưa xối", dù cho "bụi phun tóc trắng như người già"

* Đánh giá: Ở phần này, bạn khai thác ở tác phẩm giá trị nghệ thuật để làm bật lên cái chung và nét riêng của hình tượng người lính ở mỗi bài thơ, và khai thác về tư tưởng, tình cảm của tác giả.
 
Last edited by a moderator:
L

linh030294

"Đề bài: Hình tượng anh bộ đội trong thơ ca thời kỳ kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ vừa mang những phẩm chất chung hết sức đẹp đẽ của người lính cụ Hồ, vừa có những nét cá tính riêng hết sức độc đáo. Qua bài thơ Đồng chí của Chính Hữu, và Bài thơ về tiểu đội xe không kính của Phạm Tiến Duật, hãy làm sáng tỏ vấn đề trên "
(*) DÀN Ý CHI TIẾT :

I. Mở bài :

- "Đồng chí "của Chính Hữu và "Bài thơ về tiểu đội xe không kính" là những bài thơ đặc sắc viết về người lính trong hai cuộc kháng chiến chống thực dân Pháp và chống Mỹ cứu nước.

- Cả hai bài thơ này đều lấy cảm hứng từ hình tượng anh bộ đội cụ Hồ nhưng do được sáng tác ở hai thời kỳ khác nhau, bởi những cá tính sáng tạo khác nhau cho nên ngoài những phẩm chất chung đẹp đẽ rất đáng tự hào của hình tượng anh bộ đội, ở mỗi bài thơ còn toát lên những cá tính riêng hết sức độc đáo.

II. Thân bài :

1. Những vẻ đẹp chung của hình tượng anh bộ đội cụ Hồ :
- Những người lính chiến đấu cho một lý tưởng cao đẹp :
Lòng yêu nước, ý chí quyết tâm và khát vọng chiến đấu bảo vệ độc lập dân tộc là những nét nổi bật nhất trong tâm hồn người lính ở cả hai thời kỳ kháng chiến cứu nước. Trong bài Đồng chí là những câu thơ

Ruộng nương anh gửi bạn thân cày
Gian nhà không mặc kệ gió lung lay

Còn trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính :

Không có kính, rồi xe không có đèn,
Không có mui xe, thùng xe có xước,
Xe vẫn chạy vì miền Nam phía trước :
Chỉ cần trong xe có một trái tim.

- Những con người dũng cảm, bất chấp khó khăn, coi thường thiếu thốn, hiểm nguy :
Dù ở hai thời kỳ hoàn toàn khác nhau của hai cuộc kháng chiến nhưng những vất vả, khó khăn, thiếu thốn của đời lính, lạ thay, lại khá giống nhau. Tuy nhiên, vượt lên trên tất cả, vẫn là một tinh thần can trường, dũng cảm, bất chấp gian khổ, hiểm nguy, thiếu thốn :

Trong bài thơ Đồng chí :

Áo anh rách vai
Quần tôi có vài mảnh vá,
Miệng cười buốt giá,
Chân không giày...

Và ở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính :

- Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
- Không có kính, ừ thì ướt áo
Mưa tuôn, mưa xối như ngoài trời
Chưa cần thay, lái trăm cây số nữa...
- Những con người thắm thiết tình đồng đội :

Ở bài Đồng chí, tình đồng đội thắm thiết được gắn kết trên cơ sở của sự đồng cảm giai cấp của những người cùng chung cảnh ngộ xuất thân :

Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá.

Nhưng tình cảm đó trở nên thắm thiết, sâu sắc là nhờ những gắn bó chan hoà cùng chia sẻ mọi buồn vui của cuộc đời người lính :

Súng bên súng, đầu sát bên đầu
Đêm rét chung chăn thành đôi tri kỷ
Đồng chí !

Còn ở bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính :

Những chiếc xe từ trong bom rơi
Đã về đây họp thành tiểu đội
Gặp bè bạn suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

- Những con người lạc quan, yêu đời, tâm hồn bay bổng, lãng mạn :

Đêm nay rừng hoang sương muối
Đứng cạnh bên nhau chờ giặc tới
Đầu súng trăng treo.
(Đồng chí -Chính Hữu)

Bếp Hoàng Cầm ta dựng giữa trời
Chung bát đũa là chung gia đình đấy
Võng mắc chông chênh đường xe chạy
Lại đi, lại đi, trời xanh thêm.
(Bài thơ về tiểu đội xe không kính)

2. Những nét riêng trong vẻ đẹp của hình tượng người lính :

- Nét chân chất, mộc mạc của hình ảnh người nông dân mặc áo lính trong bài Đồng chí :

+ Chân chất, mộc mạc trong cái nhìn đồng đội :
Quê hương anh nước mặn đồng chua
Làng tôi nghèo đất cày lên sỏi đá

+ Chân chất, mộc mạc trong nỗi nhớ :
Giếng nước gốc đa nhớ người ra lính...

- Nét ngang tàng trẻ trung của một thế hệ mới, cầm súng trong bài Bài thơ về tiểu đội xe không kính :

+ Trẻ trung trong gian khổ :
Không có kính, ừ thì có bụi
Bụi phun tóc trắng như người già
Chưa cần rửa, phì phèo châm điếu thuốc
Nhìn nhau mặt lấm cười ha ha

+ Ngang tàng trong khó khăn :
Gặp bạn bè suốt dọc đường đi tới
Bắt tay qua cửa kính vỡ rồi

3. Chất giọng khá riêng của hai nhà thơ tạo nên hai chân dung đặc sắc về người lính :

- Nét cô đọng, chắt lọc trong thể hiện cảm xúc, sử dụng hình ảnh, ngôn từ của Chính Hữu....
- Nét phóng túng, tài hoa, sắc sảo trong sử dụng thủ pháp đối lập không có và có của Phạm Tiến Duật...
Đó là những đóng góp riêng về cá tính và phong cách hai nhà thơ tạo nên hai bức chân dung đẹp về người lính.

III. Kết bài :

Cả hai bài thơ, trên một ý nghĩa nào đó, mang ý nghĩa cắm mốc cho thơ viết về người lính ở hai thời kỳ kháng chiến cứu nước. Trong đó, đọng lại lâu bền trong trí nhớ người đọc vẫn là những phẩm chất đẹp đẽ cùng những nét riêng rất đáng quý của anh bộ đội cụ Hồ được tác giả thể hiện bằng những tình cảm cùng những nỗ lực sáng tạo riêng của mỗi nhà thơ.
Nguồn : Sưu tầm
 
Top Bottom