Văn 9 Nghị luận văn học về "Chị em Thuý Kiều"

thuyhax9

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2009
147
319
126
Nghệ An
THCS Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề: Có ý kiến cho rằng: "Đọc một đoạn thơ hay, người ta không thấy đoạn thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó". Từ cảm nhận của em về đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Mn giúp em càng nhanh càng tốt ạ! Em cảm ơn!:Chicken19:Chicken10
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Đề: Có ý kiến cho rằng: "Đọc một đoạn thơ hay, người ta không thấy đoạn thơ, chỉ còn thấy tình người trong đó". Từ cảm nhận của em về đoạn trích "Chị em Thuý Kiều", hãy làm sáng tỏ ý kiến trên.

Mn giúp em càng nhanh càng tốt ạ! Em cảm ơn!:Chicken19:Chicken10
Em tham khảo nhé
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vấn đề
TB:
- Giải thích
+ Đoạn thơ hay: là sản phẩm lao động của nhà thơ, trong đó chứa đựng tình cảm, cảm xúc tác giả muốn gửi gắm, từ tình cảm ấy có thể làm lay động lòng người, thay đổi nhận thức
+ Tình người: là tình cảm của con người, là sự cảm thông, sẻ chia
=> Ý kiến thể hiện quan điểm về thơ, thơ không chỉ là tác phẩm có vần, có điệu mà còn có giá trị to lớn về mặt tư tưởng, tình cảm
- Bàn luận
+ Thơ xuất phát từ thực tại, có lẽ bởi thế mà nội dung trong thơ đến gần hơn với người đọc, mỗi khi đọc một tác phẩm, ta lại bắt gặp trong đó một điều gì đó thân quen, chứa đựng tình cảm, cảm xúc của con người. Thứ tình cảm ấy không phải hời hợt, lướt qua mà là thứ cảm xúc mãnh liệt. Cảm xúc càng mãnh liệt thì càng đến gần hơn với trái tim người đọc, lay động cảm xúc
+ Chính vì lẽ đó mà đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm con người. Những xúc cảm dù là nhỏ nhất cũng đều được cảm nhận một cách tinh tế.
+ Dĩ nhiên cụm từ "không thấy đoạn thơ" ở đây không được hiểu theo nghĩa đen: không thấy gì mà là hình thức của thơ chỉ là bề nổi, thứ chúng ta cảm nhận là phần nội dung và tư tưởng của nó...
- Chứng minh qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"
+ Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du không vội vàng miêu tả vẻ đẹp riêng của hai chị em mà giới thiệu khái quát vẻ đẹp của họ. Cả hai là con gái của viên ngoại họ Vương, đều là thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Đồng thời, họ còn có vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, trong sáng "Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Bút pháp tả người của Nguyễn Du thật tài tình, đó là bút pháp ước lệ tượng trưng thường thấy trong thơ cổ. Nhà thơ đã lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm khuôn mẫu để tả vẻ đẹp con người vừa làm nổi bật cái chung lại không làm mất đi nét riêng.
+ Đến với bốn câu thơ tiếp theo, vẫn bút pháp ước lệ kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, Nguyễn Du đã để Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp đoan trang, quý phái
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

Vân có vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được. Đó là khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày sắc nét như con ngài. Nàng sở hữu một vẻ đẹp phúc hậu gợi sự đầy đủ viên mãn. Nụ cười nàng đẹp như hoa, tiếng nói trong như ngọc, mái tóc bồng bềnh như mây, da nàng toát lên vẻ đẹp của tuyết. Khi tả Thúy Vân, ta nhận thấy một điều rất rõ ràng là Nguyễn Du đã miêu tả cụ thể từng nét trên khuôn mặt Vân. Thiên nhiên không chỉ ban tặng cho Thúy Vân nét đẹp khó ai bì kịp mà còn ưu ái dành tặng nàng đặc ân không bị ai ghen ghét, đố kị. Mây sẵn sàng nhường, tuyết sẵn sàng nhường. Tất cả đã báo trước cuộc đời Thúy Vân sau này sẽ yên ổn, sống hạnh phúc, sung sướng. Như vậy, vẻ đẹp của nàng không bị bó buộc bởi quan niệm xưa của nhân dân ta: hồng nhan bạc phận.
+ Sau khi khắc hoạ chân dung Thúy Vân, tác giả đã hết lời ca ngợi về vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Không phải vì Vân đẹp hơn Kiều nên được tả trước mà tác giả muốn sử dụng biện pháp đòn bẩy, Vân đã đẹp, Kiều càng đẹp hơn. Nếu khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả chi tiết cụ thể thì miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, ông lại tập trung vào tả đôi mắt. Đó là đôi mắt sáng long lanh như làn nước mùa thu dưới đôi lông mày thanh tú tràn đầy sức sống như nét núi mùa xuân. Lột tả được vẻ đẹp của đôi mắt là nhà thơ đã lột tả được cái "thần" của khuôn mặt, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ, thật đúng như người ta vẫn thường nói "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Nghệ thuật nhân hóa và cũng là ẩn dụ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cho thấy vẻ đẹp của Kiều rực rỡ tươi tắn, vượt xa cả cái đẹp của thiên nhiên đến độ thiên nhiên phải ghen hờn đố kị vì thua vì kém. Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều nhằm dự báo một tương lai không bình yên, bất hạnh với nàng theo quan niệm "trời xanh quen thôi má hồng đánh ghen"
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghệ thi họa đủ mùi ca ngâm

Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật nói quá và điển tích "một hai nghiêng nước nghiêng thành" càng nhấn mạnh vẻ đẹp của mỹ nhân khiến người khác phải mê mẩn đến nước mất thành xiêu. Không chỉ đẹp mà Kiều còn là cô gái tài hoa hiếm có. Bằng nghệ thuật liệt kê, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy Kiều giỏi làm thơ, vẽ đẹp và cả sáng tác nhạc. Tài nào của nàng cũng giỏi, cũng điêu luyện tới mức có thể trở thành nghề. Bởi vậy, ta nhận thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du dành cho người phụ nữ phong kiến xưa.
=> Qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", Nguyễn Du đã cho thấy vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của Thúy Vân, Thúy Kiều. Đồng thời qua đó ông cũng thể hiện thái độ trân trọng, đồng cảm đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Đánh giá, nhận xét
+ Người làm thơ không chỉ tạo nên giá trị tình cảm làm lay động lòng người mà để tạo nên tác phầm như vậy, thi sĩ cũng là những người có trái tim nhân hậu, coi việc sáng tác thơ là việc quan trọng, không hề xem nhẹ
KB: Khẳng định lại giá trị đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" cũng như tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, mục đích làm thơ của thi sĩ, việc đọc thơ của người đọc
 

thuyhax9

Học sinh chăm học
Thành viên
16 Tháng tám 2009
147
319
126
Nghệ An
THCS Nghi Phong, Nghi Lộc, Nghệ An
Em tham khảo nhé
MB: Giới thiệu tác giả, tác phẩm, dẫn dắt vấn đề
TB:
- Giải thích
+ Đoạn thơ hay: là sản phẩm lao động của nhà thơ, trong đó chứa đựng tình cảm, cảm xúc tác giả muốn gửi gắm, từ tình cảm ấy có thể làm lay động lòng người, thay đổi nhận thức
+ Tình người: là tình cảm của con người, là sự cảm thông, sẻ chia
=> Ý kiến thể hiện quan điểm về thơ, thơ không chỉ là tác phẩm có vần, có điệu mà còn có giá trị to lớn về mặt tư tưởng, tình cảm
- Bàn luận
+ Thơ xuất phát từ thực tại, có lẽ bởi thế mà nội dung trong thơ đến gần hơn với người đọc, mỗi khi đọc một tác phẩm, ta lại bắt gặp trong đó một điều gì đó thân quen, chứa đựng tình cảm, cảm xúc của con người. Thứ tình cảm ấy không phải hời hợt, lướt qua mà là thứ cảm xúc mãnh liệt. Cảm xúc càng mãnh liệt thì càng đến gần hơn với trái tim người đọc, lay động cảm xúc
+ Chính vì lẽ đó mà đối tượng của thơ là thế giới tâm hồn, tình cảm con người. Những xúc cảm dù là nhỏ nhất cũng đều được cảm nhận một cách tinh tế.
+ Dĩ nhiên cụm từ "không thấy đoạn thơ" ở đây không được hiểu theo nghĩa đen: không thấy gì mà là hình thức của thơ chỉ là bề nổi, thứ chúng ta cảm nhận là phần nội dung và tư tưởng của nó...
- Chứng minh qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều"
+ Mở đầu đoạn trích, Nguyễn Du không vội vàng miêu tả vẻ đẹp riêng của hai chị em mà giới thiệu khái quát vẻ đẹp của họ. Cả hai là con gái của viên ngoại họ Vương, đều là thiếu nữ trẻ trung, xinh đẹp. Đồng thời, họ còn có vẻ đẹp tâm hồn thanh cao, trong sáng "Mai cốt cách tuyết tinh thần/ Mỗi người một vẻ mười phân vẹn mười". Bút pháp tả người của Nguyễn Du thật tài tình, đó là bút pháp ước lệ tượng trưng thường thấy trong thơ cổ. Nhà thơ đã lấy vẻ đẹp thiên nhiên làm khuôn mẫu để tả vẻ đẹp con người vừa làm nổi bật cái chung lại không làm mất đi nét riêng.
+ Đến với bốn câu thơ tiếp theo, vẫn bút pháp ước lệ kết hợp với nghệ thuật ẩn dụ, Nguyễn Du đã để Thúy Vân hiện lên với vẻ đẹp đoan trang, quý phái
"Vân xem trang trọng khác vời
Khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang
Hoa cười ngọc thốt đoan trang
Mây thua nước tóc tuyết nhường màu da"

Vân có vẻ đẹp mà hiếm thiếu nữ nào có được. Đó là khuôn mặt đầy đặn như trăng rằm, lông mày sắc nét như con ngài. Nàng sở hữu một vẻ đẹp phúc hậu gợi sự đầy đủ viên mãn. Nụ cười nàng đẹp như hoa, tiếng nói trong như ngọc, mái tóc bồng bềnh như mây, da nàng toát lên vẻ đẹp của tuyết. Khi tả Thúy Vân, ta nhận thấy một điều rất rõ ràng là Nguyễn Du đã miêu tả cụ thể từng nét trên khuôn mặt Vân. Thiên nhiên không chỉ ban tặng cho Thúy Vân nét đẹp khó ai bì kịp mà còn ưu ái dành tặng nàng đặc ân không bị ai ghen ghét, đố kị. Mây sẵn sàng nhường, tuyết sẵn sàng nhường. Tất cả đã báo trước cuộc đời Thúy Vân sau này sẽ yên ổn, sống hạnh phúc, sung sướng. Như vậy, vẻ đẹp của nàng không bị bó buộc bởi quan niệm xưa của nhân dân ta: hồng nhan bạc phận.
+ Sau khi khắc hoạ chân dung Thúy Vân, tác giả đã hết lời ca ngợi về vẻ đẹp nhan sắc của Thúy Kiều:
Kiều càng sắc sảo mặn mà
So bề tài sắc lại là phần hơn
Làn thu thủy nét xuân sơn
Hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh

Không phải vì Vân đẹp hơn Kiều nên được tả trước mà tác giả muốn sử dụng biện pháp đòn bẩy, Vân đã đẹp, Kiều càng đẹp hơn. Nếu khi miêu tả vẻ đẹp của Thúy Vân, Nguyễn Du miêu tả chi tiết cụ thể thì miêu tả vẻ đẹp của Thúy Kiều, ông lại tập trung vào tả đôi mắt. Đó là đôi mắt sáng long lanh như làn nước mùa thu dưới đôi lông mày thanh tú tràn đầy sức sống như nét núi mùa xuân. Lột tả được vẻ đẹp của đôi mắt là nhà thơ đã lột tả được cái "thần" của khuôn mặt, thể hiện sự tinh anh của tâm hồn và trí tuệ, thật đúng như người ta vẫn thường nói "đôi mắt là cửa sổ tâm hồn". Nghệ thuật nhân hóa và cũng là ẩn dụ "hoa ghen thua thắm liễu hờn kém xanh" cho thấy vẻ đẹp của Kiều rực rỡ tươi tắn, vượt xa cả cái đẹp của thiên nhiên đến độ thiên nhiên phải ghen hờn đố kị vì thua vì kém. Vẻ đẹp nhan sắc của Kiều nhằm dự báo một tương lai không bình yên, bất hạnh với nàng theo quan niệm "trời xanh quen thôi má hồng đánh ghen"
Một hai nghiêng nước nghiêng thành
Sắc đành đòi một tài đành họa hai
Thông minh vốn sẵn tính trời
Pha nghệ thi họa đủ mùi ca ngâm

Nguyễn Du sử dụng nghệ thuật nói quá và điển tích "một hai nghiêng nước nghiêng thành" càng nhấn mạnh vẻ đẹp của mỹ nhân khiến người khác phải mê mẩn đến nước mất thành xiêu. Không chỉ đẹp mà Kiều còn là cô gái tài hoa hiếm có. Bằng nghệ thuật liệt kê, Nguyễn Du đã cho người đọc thấy Kiều giỏi làm thơ, vẽ đẹp và cả sáng tác nhạc. Tài nào của nàng cũng giỏi, cũng điêu luyện tới mức có thể trở thành nghề. Bởi vậy, ta nhận thấy tấm lòng nhân đạo cao cả của Nguyễn Du dành cho người phụ nữ phong kiến xưa.
=> Qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều", Nguyễn Du đã cho thấy vẻ đẹp "mười phân vẹn mười" của Thúy Vân, Thúy Kiều. Đồng thời qua đó ông cũng thể hiện thái độ trân trọng, đồng cảm đối với người phụ nữ trong xã hội phong kiến
- Đánh giá, nhận xét
+ Người làm thơ không chỉ tạo nên giá trị tình cảm làm lay động lòng người mà để tạo nên tác phầm như vậy, thi sĩ cũng là những người có trái tim nhân hậu, coi việc sáng tác thơ là việc quan trọng, không hề xem nhẹ
KB: Khẳng định lại giá trị đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" cũng như tác phẩm "Truyện Kiều" của Nguyễn Du, mục đích làm thơ của thi sĩ, việc đọc thơ của người đọc
Chị giúp em làm phần đánh giá và KB được không ạ?! Em cảm ơn chị nhiềuuu
 

Trần Tuyết Khả

Cựu Mod Văn | Cựu phó CN CLB Địa
Thành viên
13 Tháng hai 2018
2,356
6,278
616
20
Hà Nội
Trường THPT Hoài Đức A
Chị giúp em làm phần đánh giá và KB được không ạ?! Em cảm ơn chị nhiềuuu
Phần đánh giá không cần nhiều đâu em
Chị đã viết ở trên rồi
Chị sẽ giúp em phần kết bài nhé

"Truyện Kiều" là tác phẩm tiêu biểu trong sự nghiệp sáng tác của Nguyễn Du, trong đó người đọc thấy được cái "tình người" mà Nguyễn Du gửi gắm. Đặc biệt qua đoạn trích "Chị em Thúy Kiều" cái "tình" ấy lại càng được thể hiện rõ nét. Thời gian trôi qua đã rất lâu rồi nhưng từng vần thơ vẫn còn nguyên giá trị. Người đọc mỗi khi nhắc đến tác phẩm thơ tiêu biểu không thể thiếu "Truyện Kiều", bởi lẽ họ đọc không chỉ là những câu thơ mà còn là "tình người trong đó"




 
  • Like
Reactions: thuyhax9
Top Bottom