[Nghị Luận Văn Học] Văn 9

Q

qdbinhtan

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Đề 1: Suy nghĩ của em về tình mẫu tử trong đoạn trích "Trong lòng mẹ" (Những ngày thơ ấu của Nguyên Hồng)
Đề 2: Truyện ngắn Làng của Kim Lân gợi cho em những suy nghĩ gì về những chuyển biến mới trong tình cảm của người nông dân Việt Nam thời kháng chiến chống thực dân Pháp?
- lập dàn bài giúp mình nha >"<
 
L

l0v3_sweet_381

Đề 1:
Cổ tích là chuyện con người
Mẹ là cổ tích suốt đời theo con”

Phải chăng tình mẫu tử là cái cổ tích thần tiên kỳ diệu, là cái thế giới đẹp đẽ nhất trong tâm hồn mỗi con người. Mẹ đã mang đến cho con tình thương da diết. Mẹ đã trao cho con trái tim hy vọng, trao cho con hơi thở nồng ấm, ru mỗi đời con khôn lớn. Và nhà văn Nguyên Hồng cũng đã từng viết rất hay, rất đẹp về tình mậu tử thiêng liêng ấy qua từng trang hồi ký “Trong lòng mẹ”.

Có lẽ trên đời này ai cũng có một người mẹ để nhớ, để yêu và có ai thương con hơn mẹ đâu! Tình mẹ là nổi khát khao cháy bỏng của con trẻ, đấy chính là mạch cảm xúc chân thành của Nguyên Hồng khi hướng ngòi bút của mình để viết nên một “ lòng mẹ dịu êm, tình con cháy bỏng”. Đọc “Trong lòng mẹ” ta bắp gặp hai người phụ nữ và một bé Hồng thiếu vắng tình cảm, thiếu vắng tuổi thơ.

Không may mắn như những đứa trẻ khác, bé Hồng phải trải qua một thời thơ ấu cay đắng và ít niềm vui. Em ra đời là kết quả của cuộc hôn nhân miễn cưỡng, không hề có tình yêu, không hề có hạnh phúc. Người bố sống lặng lẽ, u uất bên bàn thuốc phiện, mẹ em trẻ trung có trái tim khao khát tình yêu đương song đành chôn vùi tuổi thanh xuân bên người chồng nghiện ngập. Sau khi bố qua đời, mẹ Hồng cùng quẫn quá phải bỏ lại em đi tha hương cầu thực. Tuổi thơ của em phải khép lại từ đây, em sống lẽ loi, bơ vơ giữa sự ghẻ lạnh và cay nghiệt của họ hàng.
Hồng đã mất mát quá nhiều!

Có lẽ thế nên bao nhiêu tình cảm của một đứa trẻ - Hồng đều dành hết cho mẹ. Mặc dầu mẹ em bị những người họ hàng kia chê cười, khinh bỉ rằng bà là một người không chung thuỷ, chưa đoạn tang chồng mà chửa đẻ với người khác. Nhưng có mấy ai thấu hiểu nỗi lòng của người đàn bà bất hạnh đó, tiếng gọi của tình yêu và trái tim chưa một lần được yêu của bà luôn thôi thúc khát khao một tình yêu đích thực. Từ giả con ra đi nhưng bà luôn nghĩ đến con trong thương nhớ, day dứt không nguôi. Và Hồng -con đã không bao giờ ghét mẹ, bởi em biết mẹ chính là thiên đường mơ ước diệu kỳ của đời em và em cũng hiểu về xã hội phong kiến lúc bấy giờ là bất công, tàn nhẫn. Hồng sớm nhận ra cái ý nghĩ cay độc trong lời nói và nụ cười rất “kịch” của bà cô không xót tình máu mủ.
- “Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hoá chơi với ****** không?”
- “ Sao lại không nào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu!”
“Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ”

Những lời nói ấy như nhục mạ, xỉ vả mẹ em. Em đã khóc rất nhiều, em khóc vì em thương mẹ. Giá như những hủ tục ấy là một vật như hòn đá hay cục thuỷ tinh, đầu mẫu gỗ thì Hồng quyết vồ ngay mà cắn, mà nhai, mà nghiến cho kỳ nát vụn mới thôi.
Trước những lời dèm pha, mỉa mai cay độc của bà cô đối với mẹ, Hồng vẫn biết cảm thông. Bằng cả tâm hồn và tình yêu của mình em đã cố giữ cho tình thương mẹ được bền chặt, không bị vấy bẩn. Hồng hiểu được nỗi lòng của mẹ, do đó em tin thế nào mẹ cũng trở về. Và niềm tin của em không phải là vô vọng. Lần ấy, khi tan học về Hồng thấy một người rất giống mẹ ngồi trên chiếc xe kéo. Em liền đuổi theo, gọi rối rít “Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!”

Những tiếng ấy bật ra từ lòng mong mỏi được gặp mẹ của bé Hồng mà mấy lâu nay dồn nén lại. Đó là sự thổn thức của trái tim trẻ thơ bật thành tiếng gọi. Và em nghĩ nếu người quay lai ấy là người khác thì thật là một trò cười tức bụng cho lũ bạn, cái lầm đó không những làm em hổ thẹn mà còn tủi cực nữa khác gì cái ảo ảnh của một dòng nước trong suốt chảy dưới bóng râm đã hiện ra trước con mắt gần rạn nứt của người bộ hành ngã gục giữa sa mạc. Nhưng không! Hạnh phúc đã đến với em khi em thấy mẹ cầm nón vẫy vẫy. Em liền đuổi theo, trán đẫm mồ hôi và thở hồng hộc. Mẹ kéo tay em lên, xoa đầu hỏi, Hồng chỉ biết khóc. Hạnh phúc đã đến với em thật bất ngờ. Hạnh phuc ấy chỉ đựng trong những giọt nước mắt thôi mà, sao dường như những buồn thương, căm giận, vui mừng, hờn tủi đều như vở tan ra. Ta như nghe thấy những nhịp đập gấp gáp đang run lên từ trái tim non nớt của em. Với em, em nhận ra mẹ không còm cõi xơ xác quá, gương mặt mẹ vẫn tươi sáng với đôi mắt trong nước da mịn làm nổi bật màu hồng của hai gò má. Hồng như muốn ôm hết cả hình bóng của mẹ vào trong tâm hồn mình. Thế rồi, em ngất ngây ngụt hương tình mậu tử khi được sà vào lòng mẹ “ Tôi ngồi trước đệm xe, đùi áp đùi mẹ tôi, đầu ngả vào cánh tay mẹ tôi, em thấy những cảm giác ấm áp đã bao lâu mất đi bỗng lại mơn man khắp da thịt. Hơi quần áo mẹ tôi và những hơi thở ở khuôn miệng nhỏ xinh xắn nhai trầu phả ra lúc đó thơm tho lạ lùng ” . Em đã chờ đợi những phút ấy qua biết bao nhiêu ngày tháng và rơi biết bao là nước mắt. Em sung sướng trong tấm lòng ấm áp của mẹ. Em được mẹ ấp iu, vuốt ve và gãi rôm ở sống lưng. Giờ đây, Hồng không còn cha nhưng em đã có mẹ. mẹ là niềm an ủi, đôi vai mẹ sẽ là chổ dựa vững chắc trong những khó khăn của cuộc đời. chính nhờ niềm tin và tình yêu mãnh liệt mà em đã vượt qua được mọi thử thách để gìn giữ một tình mậu tử sắt son trọn vẹn.
Dẫu rằng thời gian có ngừng trôi, Trái Đất có đổi vòng quay, quả tim của mỗi con người có thể ngừng đập nhưng trong đó vẫn dấy lên một thứ tình cảm bất diệt: Tình mẫu tử thiêng liêng, cao quý. Thật vậy, “Trong lòng mẹ” của nhà văn Nguyên Hồng là một bài ca hay về tình mậu tử, bài ca ấy như có một sức toả sáng kỳ diệu, đem ánh sáng tình yêu đến cuộc đời mỗi người, để rồi họ luôn suy ngẫm…

Mẹ có nghĩa là tất cả
Là cho đi không đòi lại bao giờ.


Nguồn: Diễn Đàn Kiến Thức - Học Tập Suốt Đời
 
L

l0v3_sweet_381

Đề 2:
Dàn bài chi tíêt
A- Mở bài:

- Kim Lân thuộc lớp các nhà văn đã thành danh từ trước Cách mạng Tháng 8 – 1945 với những truyện ngắn nổi tiếng về vẻ đẹp văn hoá xứ Kinh Bắc. Ông gắn bó với thôn quê, từ lâu đã am hiểu người nông dân. Đi kháng chiến, ông tha thiết muốn thể hiện tinh thần kháng chiến của người nông dân

- Truyện ngắn Làng được viết và in năm 1948, trên số đầu tiên của tạp chí Văn nghệ ở chiến khu Việt Bắc. Truyện nhanh chóng được khẳng định vì nó thể hiện thành công một tình cảm lớn lao của dân tộc, tình yêu nước, thông qua một con người cụ thể, người nông dân với bản chất truyền thống cùng những chuyển biến mới trong tình cảm của họ vào thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp.

B- Thân bài

1. Truyện ngắn Làng biểu hiện một tình cảm cao đẹp của toàn dân tộc, tình cảm quê hương đất nước. Với người nông dân thời đại cách mạng và kháng chiến thì tình yêu làng xóm quê hương đã hoà nhập trong tình yêu nước, tinh thần kháng chiến. Tình cảm đó vừa có tính truyền thống vừa có chuyển biến mới.

2. Thành công của Kim Lân là đã diễn tả tình cảm, tâm lí chung ấy trong sự thể hiện sinh động và độc đáo ở một con người, nhân vật ông Hai. ở ông Hai tình cảm chung đó mang rõ màu sắc riêng, in rõ cá tính chỉ riêng ông mới có.

a. Tình yêu làng, một bản chất có tính truyền thông trong ông Hai.

- Ông hay khoe làng, đó là niềm tự hào sâu sắc về làng quê.

- Cái làng đó với người nồn dân có một ý nghĩa cực kì quan trọng trong đời sống vật chất và tinh thần.

b. Sau cách mạng, đi theo kháng chiến, ông đã có những chuyển biến mới trong tình cảm.

- Được cách mạng giải phóng, ông tự hào về phong trào cách mạng của quê hương, vê việc xây dựng làng kháng chiến của quê ông. Phải xa làng, ông nhớ quá cái khong khí “đào đường, đắp ụ, xẻ hào, khuân đá…”; rồi ông lo “cái chòi gác,… những đường hầm bí mật,…” đã xong chưa?

- Tâm lí ham thích theo dõi tin tức kháng chiến, thích bìh luận, náo nức trước tin thắng lợi ở mọi nơi “Cứ thế, chỗ này giết một tí, chỗ kia giết một tí, cả súng cũng vậy, hôm nay dăm khẩu, ngày mai dăm khẩu, tích tiểu thành đại, làm gì mà thằng Tây không bước sớm”.

c. Tình yêu làng gắn bó sâu sắc với tình yêu nước của ông Hai bộc lộ sâu sắc trong tâm lí ông khi nghe tin làng theo giặc.

- Khi mới nghe tin xấu đó, ông sững sờ, chưa tin. Nhưng khi người ta kể rành rọt, không tin không được, ông xấu hổ lảng ra về. Nghe họ chì chiết ông đau đớn cúi gầm mặt xuống mà đi.

- Về đến nhà, nhìn thấy các con, càng nghĩ càng tủi hổ vì chúng nó “cũng bị người ta rẻ rúng, hắt hủi”. Ông giận những người ở lại làng, nhưng điểm mặt từng người thì lại không tin họ “đổ đốn” ra thế. Nhưng cái tâm lí “không có lửa làm sao có khói”, lại bắt ông phải tin là họ đã phản nước hại dân.

- Ba bốn ngày sau, ông không dám ra ngoài. Cai tin nhục nhã ấy choán hết tâm trí ông thành nỗi ám ảnh khủng khiếp. Ông luôn hoảng hốt giật mình. Khong khí nặng nề bao trùm cả nhà.

- Tình cảm yêu nước và yêu làng còn thể hiện sâu sắc trong cuộc xung đột nội tâm gay gắt: Đã có lúc ông muốn quay về làng vì ở đây tủi hổ quá, vì bị đẩy vào bế tắc khi có tin đồn không đâu chứa chấp người làng chợ Dầu. Nhưng tình yêu nước, lòng trung thành với kháng chiến đã mạnh hơn tình yêu làng nên ông lại dứt khoát: “Làng thì yêu thật nhưng làng theo Tây thì phải thù”. Nói cứng như vậy nhưng thực lòng đau như cắt.

- Tình cảm đối với kháng chiến, đối với cụ Hồ được bộc lộ một cách cảm động nhất khi ông chút nỗi lòng vào lời tâm sự với đứa con út ngây thơ. Thực chất đó là lời thanh minh với cụ Hồ, với anh em đồng chí và tự nhủ mình trong những lúc thử thách căng thẳng này:

+ Đứa con ông bé tí mà cũng biết giơ tay thề: “ủng hộ cụ Hồ Chí Minh muôn năm!” nữa là ông, bố của nó.

+ Ông mong “Anh em đồng chí biết cho bố con ông. Cụ Hồ trên đầu trên cổ xét soi cho bố con ông”.

+ Qua đó, ta thấy rõ:

• Tình yêu sâu nặng đối với làng chợ Dầu truyền thống (chứ không phải cái làng đổ đốn theo giặc).

• Tấm lòng trung thành tuyệt đối với cách mạng với kháng chiến mà biểu tượng của kháng chiến là cụ Hồ được biẻu lộ rất mộc mạc, chân thành. Tình cảm đó sâu nặng, bền vững và vô cùng thiêng liêng : có bao giờ dám đơn sai. Chết thì chết có bao giờ dám đơn sai.

d. Khi cái tin kia được cải chính, gánh nặng tâm lí tủi nhục được trút bỏ, ông Hai tột cùng vui sướng và càng tự hào về làng chợ Dầu.

- Cái cách ông đi khoe việc Tây đốt sạch nhà của ông là biểu hiện cụ thể ý chí “Thà hi sinh tất cả chứ không chịu mất nước” của người nông dân lao động bình thường.

- Việc ông kể rành rọt về trận chống càn ở làng chợ Dầu thể hiện rõ tinh thần kháng chiến và niềm tự hào về làng kháng chiến của ông.

3. Nhân vạt ông Hai để lại một dấu ấn không phai mờ là nhờ nghệ thuật miêu tả tâm lí tính cách và ngôn ngữ nhân vật của người nông dân dưới ngòi bút của Kim Lân.

- Tác giả đặt nhân vật vào những tình huống thử thách bên trong để nhân vật bộc lộ chiều sâu tâm trạng.

- Miêu tả rất cụ thể, gợi cảm các diễn biến nội tâm qua ý nghĩ, hành vi, ngôn ngữ đối thoại và độc thoại.

Ngôn ngữ của Ông Hai vừa có nét chung của người nông dân lại vừa mang đậm cá tính nhân vật nên rất sinh động.

C- Kết bài:

- Qua nhân vật ông Hai, người đọc thấm thía tình yêu làng, yêu nước rất mộc mạc, chân thành mà vô cùng sâu nặng, cao quý trong những người nông dân lao động bình thường.

- Sự mở rộng và thống nhất tình yêu quê hương trong tình yếu đất nước là nét mới trong nhận thức và tình cảm của quần chúng cách mạng mà văn học thời kháng chiến chống Pháp đã chú trọng làm nổi bật. Truyện ngắn Làng của Kim Lân là một trong những thành công đáng quý.


_______________
 
Top Bottom