Cảm nhận của em về đoạn thơ sau:
“Lận đận đời bà biết mấy nắng mưa Mấy chục năm rồi, đến tận bây giờ Bà vẫn giữ thói quen dậy sớm Nhóm bếp lửa ấp ui nồng đượm
Nhóm niểm yêu thương khoai sắn ngọt bùi Nhóm nồi xôi gạo mới sẻ chung vui Nhóm dậy cả những tâm tình tuổi nhỏ
Ôi kì lạ và thiêng liêng- bếp lửa!
Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu Có lửa trăm nhà, niềm vui trăm ngả
Nhưng vẫn chẳng lúc nào quên nhắc nhở: - Sớm mai này bà nhóm bếp lên chưa?...
(“Bếp lửa” - BằngViệt)
Bạn tham khảo các ý nhé
- Từ hình ảnh bếp lửa, người cháu đã suy ngẫm về cuộc đời bà:
+ Cả cuộc đời bà, bà đã phải vất vả lo toan dù cho mưa nắng. Từ láy "lận đận" cùng điệp từ "nắng mưa" đã nhấn mạnh điều đó.
+ Các từ chỉ thời gian "mấy", "mấy chuch năm", "bây giờ" đi liền với phó từ "vẫn" tạo sự đối lập và khẳng định đức tính bền bỉ, kiên trì, nhẫn nại của bà. Dù năm tháng có trôi đi, cuộc đời có đổi thay nhưng bà vẫn giữ một thói quen tốt đẹp "dậy sớm" để nhóm bếp. Việc nhóm lửa của bà không chỉ đơn giản là công việc khởi đầu mỗi sớm mai để sưởi ấm, để nấu ăn mà đó cũng chính là khời đầu của một đời: là bồi đắp tâm hồn, thắp lên những tình cảm cao quý trong lòng cháu. Đó là tình yêu thương ruột thịt, đó là tình làng nghĩa xóm "nồi....vui" và điều đó khơi dậy những ước mơ, tình cảm tốt đẹp "tâm tình tuổi nhỏ".
+ Bếp lửa thật thiêng liêng vì nó chứa đựng bao yêu thương, sự sống, niềm tin, vẻ đẹp của tình bà cháu. Chính điều này đã khơi lên cảm xúc mãnh liệt trong người cháu để rồi tác giả đã cất lên "Ôi kỳ lạ và thiêng liêng - bếp lửa!". Câu cảm thán chứa đựng sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng, xúc động của cháu về sự kì diệu và thiêng liêng của bếp lửa nhỏ bé. Cảm xúc ấy cũng chính là lòng yêu quý, kính mến mà đứa cháu dành cho bà.
+ Tất cả kỉ niệm đẹp về bà và bếp lửa đã trở thành quá khứ. Dấu chấm ở câu thơ "Giờ cháu đã đi xa. Có ngọn khói trăm tàu" vừa diễn tả sự xúc động nghẹn ngào của tác giả vừa thề hiện sự đổi thay của thời gian.
+ Không chỉ thời gian, không gian cũng thay đổi, cuộc sống hiện đại đầy đủ, sung túc trái ngược với quá khứ vất vả, thiếu thốn. Nhưng ở quá khứ ấy, người cháu được bên bà và bếp lửa. Dù có cuộc sống sung túc nhưng cháu vẫn luôn hướng về bà, về quê hương, đất nước.
=> Tình bà cháu đã phá vỡ khoảng cách về không gian và thời gian.
+ Câu hỏi tu từ cùng dấu ba chấm đặt cuối bài thơ thể hiện nỗi nhớ khắc khoải, thường trực, tình cảm bền vững biết ơn, kính trọng của cháu với bà. Phải chăng chính hơi ấm, ánh sáng của ngọn lửa mà bà truyền cho cháu đã toả sáng?
Bạn cũng tham khảo thêm phần cảm nhận bài này bằng cách dùng nút tìm kiếm của diễn đàn
https://diendan.hocmai.vn/threads/neu-cam-nhan-ve-kho-tho-cuoi-cua-bai-bep-lua-cua-bang-viet.775918/