Văn 8 Nghị luận văn học 8

leduyen5002@gmail.com

Học sinh mới
Thành viên
9 Tháng ba 2019
1
1
6
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

GIÚP VỚI! mình cần gấp lắm(bài tự làm nha!)THANKS mọi người nhiều!!
Đề 1:Dựa vào văn bản chiếu dời đô và hịch tướng sĩ hãy nêu suy nghĩ của em về vai trò của người lãnh đạo.
Đề 2:Từ bài bàn luận về phép học hãy nêu suy nghĩ về mối quan hệ giữa học và hành.
Đề 3:Câu nói của m.go-rơ-ki hãy yêu sách nó là nguồn kiến thức chỉ có kiến thức mới là con đường sống.
 
  • Like
Reactions: Từ Lê Thảo Vy

Phạm Đình Tài

Cựu Mod Văn
Thành viên
8 Tháng năm 2019
1,998
4,049
461
19
Đà Nẵng
THPT Thái Phiên - TP Đà Nẵng
Đề 1.
I.Mở bài
-Có thể trích thơ, ca dao, tục ngữ,.. làm rõ vấn đề
-Dẫn dắt vấn đề: giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Nêu vấn đề: vai trò người lãnh đạo

II.Thân bài:
1. Văn bản: “Chiếu dời đô” với Lý Công Uẩn
- Tuy là viết theo thể loại chiếu, chuyên dùng để ban bố mệnh lệnh của vua đến nhân dân nhưng Lý Công Uẩn lại viết một cách nhẹ nhàng, phân tích kỹ càng những thuận lợi của kinh đô mới Đại La, còn có ý muốn hỏi ý kiến quần thần, dân chúng: “ .. các khanh thấy thế nào?”.

- Một người lãnh đạo anh minh còn biết chăm lo cho hạnh phúc lâu bền của chúng dân, không chạy theo cái lợi trước mắt mà quên đi cái lâu dài. Lý Công Uẩn là một trong số những vị vua anh minh như thế.

- Ông chọn kinh đô ở Đại La không phải ngẫu nhiên, mà ông đã qua quan sát, nghiên cứu thật nhiều lần. Đại La là nơi trung tâm, hội tụ của nhiều con sông lớn, lại nằm ở đồng bằng nên rất thuận tiện cho việc đi lại; nơi đây còn có mưa thuận gió hòa, đất đai màu mỡ, dân chúng sống trong sung túc, ấm no, muôn vật phong phú tốt tươi,...

- Theo Lý Công Uẩn, nó xứng đáng là "kinh đô của bậc đế vương muôn đời".

- Ông chọn kinh đô mới vì dân chúng, để phát triển đất nước chứ không cam để kinh đô nằm khuất sâu trong rừng núi, chỉ phù hợp khi cần phòng thu như Hoa Lư.

- Nhờ tầm nhìn xa trông rộng ấy mà đất nước ta vững bền đến ngàn năm và ngôi thành Đại La, sau đổi tên thành Thăng Long, tức rồng bay lên, tồn tại, gắn bó suốt mấy thế kỉ cùng với triều đại Lý, Trần, Lê, Nguyễn. Lý Công Uẩn, dù là vị vua, theo chế độ phong kiến, nhưng ông đã phần nào mang đến khái niệm “dân chủ”, một khái niệm rất tiến bộ sau này, là lấy dân làm chủ, triều đinh, nhà nước chỉ đơn thuần là giúp đỡ nhân dân có được hạnh phúc lâu bền.

2. Văn bản: “Hịch tướng sĩ” với Trần Quốc Tuấn

- Hưng Đạo Vương Trần Ọuốc Tuấn lại có cách nghĩ của một vị minh tướng thời loạn lạc: có sự khoan dung, và có sự nghiêm khắc.

- Đất nước đang phải đối đầu với giặc Nguyên - Mông mạnh nhất thời bấy giờ, với số thuộc địa trải dài từ Trung Quốc đến tận Châu Âu.

- Ông biết, sự đoàn kết với lòng dân sẽ là chìa khóa cho vận mệnh đang lâm nguy của nước nhà.

- Chính ông đã đi đầu trong việc đoàn kết mọi người, bằng cách gỡ bỏ mọi hiềm khích giữa ông và nhà vua.

- “Hịch tướng sĩ’ ra đời. Bài “hịch” quả thật có tác động rất mạnh mẽ nhờ ông biết cách phân tích cái hậu quả của việc nhu nhược, yếu đuối, sợ hãi dưới góc nhìn của một người dân, chứ không phải một vị tướng và bày tỏ thái độ căm thù giặc: “dù trăm thản này phơi ngoài nội cỏ, nghìn xác này gói trong da ngựa, ta cũng cam lòng"

- Nhờ hiểu dân, từ đó thương dân nên Trần Quốc Tuấn đã cầm được phần thẳng trong tay bọn giặc mạnh nhất.

III.Kết bài:
-Qua 2 vb, hiểu rõ về vai trò lãnh đạo của các anh hùng dân tộc
-Lòng tự hào, biết ơn về công lao to lớn của họ
-Liên hệ bản thân

Đề 2.
I.Mở bài
-Trích câu nói, thơ,... liên quan
-Dẫn dât vấn đề: giới thiệu tác giả, tác phẩm
-Nêu vấn đề: mối quan hệ giữa học và hành

II.Thân bài:
1.Học là gì?
2.Hành là gì?
3.Tại sao học phải đi đôi với hành?
-Học mà để lấy lí thuyết, học thuộc mà không để lại hay không hiểu nội dung để áp dụng vào ứng dụng thực tiễn -> việc học vô dụng

-Chỉ biết ứng dụng thực hành nhưng không có kiến thức trong đầu, không có lí thuyết để làm cơ sở áp dụng -> việc thực hành không thành công
==>Học cần đi đôi với hành

3.Nêu dẫn chứng

III.Kết bài:
-Khẳng định ý nghĩa: học phải đi đôi với hành
-Lời nhắ nhủ.


Đề 3.
-Trích thơ, nhận định,... liên quan làm nâng cao tính thuyết phục
-Dẫn dắt vấn đề: về thực trạng: không còn chuộng hay yêu thích đọc sách nữa.
-Trích câu nói

II.Thân bài:
1.Sách là gì?
2.Con đường sống là gì?
==>Khẳng định câu nói đúng
3.Nêu thực trạng, nguyên nhân, hậu quả, cách khắc phục cho hiện trạng (bạn tham khảo ở những topic khác nhé)

4.Nêu dẫn chứng:

III.Kết bài:
-Khẳng định câu nói đúng, ý nghĩa
-Lời nhắn nhủ
 
Top Bottom