Nghị luận-văn 9-gấp

L

lidungnguyen123

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

BÀI 1
Chuyện kể, một danh tướng có lần đi ngang qua trường học cũ của mình, liền ghé vào thăm. Ông gặp lại người thầy từng dạy mình hồi nhỏ và kính cẩn thưa:
– Thưa thầy, thầy còn nhớ con không ? Con là …
Người thầy giáo già hoảng hốt:
– Thưa ngài, ngài là…
– Thưa thầy, với thầy, con vẫn là đứa học trò cũ. Con có được những thành công hôm nay là nhờ sự giáo dục của thầy ngày nào…
bằng 1 bài văn ngắn Hãy nêu suy nghĩ của em về bài học rút ra từ những điều mà tác giả gửi gắm qua câu chuyện.


bài 2
bác hồ có nói : Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc khó. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ.
nêu suy nghĩ của em về lời dây của bác

AX AX GIÚP TỚ VỚI MAI TỚ PHẢI NỘP ÙI..HEO MY HEO MY
CẢM ƠN NHIỀU MÀ
GIÚP VS CHÙI UI LÀ CHÙI HIXHIX
 
Last edited by a moderator:
T

tieuyetdethuong1

Câu 2:Bác Hồ - vị cha già của dân tộc luôn dành cho thiếu niên, nhi đồng tình yêu thương bao la. Và bên cạnh tình yêu ấy, Bác còn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục các cháu. Người đã từng dạy thanh thiếu niên: "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc khó. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ".

Bác khuyên chúng ta phải suy nghĩ trước khi làm và quyết tâm hành động nếu xác định việc đó là đúng, có ích cần thiết cho mọi người. Vậy, thế hệ trẻ hôm nay đón nhận lời dạy của Bác như thế nào và thực hiện ra sao?

Lời dạy của Bác là ánh sáng soi đường cho thế hệ thanh niên. Chúng ta là trụ cột, là mầm xanh của đất nước. Mọi hành động, việc làm của chúng ta đều phải đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Do đó, ta phải thực hiện theo lời Bác dạy. Chúng ta phải cố gắng "làm điều phải dù là việc khó". Bởi điều phải là những điều đúng với chân lí, hợp với quy luật xã hội, với đạo lí dân tộc, có ích cho mọi người. Việc nào cũng vậy, nó luôn bắt đầu từ dễ đến khó. Chúng ta làm điều phải, từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần cố làm cho kì được. Vì lúc đó, ta xác định cho mình hướng đi đúng, việc làm của ta có mục đích thì ban thân phải phấn đấu, phải quyết tâm thực hiện qua những hành động cụ thể. "Vạn sự khởi đầu nan", bao giờ cũng vậy, khi thực hiện điều phải, ta cần đấu tranh với bản thân. Nhặt của rơi trả lại người mất, giúp đỡ người gặp khó khăn...những việc làm tưởng chừng như rất dễ nhưng lại không dễ chút nào. Điều phải làm thế ấy, cho nên ta cần phải có ý chí, quyết tâm. Thực hiện được điều phải nhỏ ta mới làm được những điều phải lớn hơn, khó khăn gấp bội. Dù thế nào, chúng ta cũng cần cố gắng thực hiện điều phải gì đó là những phẩm chất tốt đẹp, là truyền thống đạo lí của dân tộc. Nhân vật Lục Vân Tiên trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu đã không ngần ngại đánh bọn cướp cứu người. Rõ ràng nhân dân ta rất trọng lẽ phải. Muốn làm được điều tốt, ta phải có ý chí kiên định. Quyết tâm cao sẽ giúp ta thành công lớn trên mọi lĩnh vực công tác, học tập. Hơn thế nữa, chính qua những việc khó khăn mới thể hiện được bản lĩnh và nghị lực của bản thân. Đồng thời, việc khó là môi trường rèn luyện cho con người trưởng thành. Thực hiện được điều phải luôn là việc nên làm và phải làm đối với mỗi chúng ta.

Nhưng trong cuộc sống không chỉ có điều phải mà còn có điều trái. Đây là những điều không phù hợp với dân tộc, có hại cho con người. Chúng ta làm điều trái nghĩa là ta đã góp phần hại chính bản thân mình và mọi người. Vì thế, ta cần hết sức tránh điều trái dù là điều trái nhỏ. Nếu ta không tránh, không từ chối sẽ bị cám dỗ, mua chuộc, dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Thực hiện điều phải thì khó, nhưng làm điều trái thì rất dễ. Nhưng việc sai trái tưởng chừng như nhỏ bé, không hại gì nhưng việc làm trái nhỏ lâu dần hợp lại thành thói quen. Vì lẽ đó, ta phải giữ ý chí kiên định, phải biết kiềm chế mình và suy nghĩ chín chắn trước khi làm. Có lẽ lúc làm việc xấu mà không biết. Bởi điều trái ấy rất nhỏ nhưng tác hại của nó lại rất lớn. Điều trái luôn mang đến tai họa, không hôm nay thì ngày mai. Chúng ta phải tránh xa điều trái.

Thế nhưng, có những người lại không thấy được điều đó. Họ có những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. Bởi trước khi làm, họ đã không suy nghĩ chín chắn. Việc làm của họ luôn mắc phải sai trái, không ít thì nhiều. Những người ấy thật đáng trách. Vì những hành động thiếu sáng suốt của họ dần dần sẽ trở thành thói quen và đưa họ đến con đường tội lỗi. Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những người thiếu kiên quyết, không có lập trường, dễ bị người xấu lôi kéo hay bị những ham muốn vật chất cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng bị sa ngã. Đôi khi, những người ấy cũng có những suy nghĩ tốt đẹp nhưng rồi do không có quyết tâm, dễ mềm lòng, họ đã không thể thực hiện được những suy nghĩ của mình. Điều ấy thật đáng tiếc! Cho nên, ta cần giúp họ nhận ra cái sai, thấy được điều hay lẽ phải để sửa chữa, khắc phục. Xã hội ta hiện nay còn rơi rớt những hiện tượng tiêu cực. Mà điều xấu luôn là kẻ giấu mặt, hại người, làm con mọt đục phá đất nước, làm tan vỡ những cái tốt đẹp, đẩy con người vào vũng lầy đen tối. Do vậy ta phải bài trừ những hiện tượng ấy. Trong thực tế, có những người làm điều đúng, điều tốt đẹp lại gặp phải khó khăn, nghèo khổ, còn những người làm điều sai trái, hại người lại có cuộc sống giàu sang, sung sướng. Xã hội phải thực sự đẩy lùi điều xấu ra khỏi cuộc sống con người. Muốn xã hội tốt đẹp, ta phải đồng lòng, đồng sức làm người tốt việc tốt. Bản thân mỗi người, nhất là thế hệ trẻ cần phải thực hiện tốt lời dạy của Bác. Đồng thời, ta cũng nên đón nhận những người biết ăn năn hối cải, từ bỏ việc xấu, làm điều có ích cho mọi người. Lúc đó ta cũng đã thực hiện một điều phải, giúp cho xã hội có thêm một người tốt. Lời dạy của Bác tuy ngắn gọn nhưng có ý nghĩa thật sâu sắc.

"Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất trong những người Việt Nam đẹp nhất". Cuộc đời Bác là tấm gương sáng ngời cho mỗi chúng ta noi theo. Bởi thế, lời dạy của Bác càng tác động mạnh mẽ đến thế hệ thanh thiếu niên hôm nay. Mỗi khi làm bất cứ việc gì phải luôn tâm niệm "điều phải thì làm, dù cho việc khó; điều trái thì tránh, dù là điều trái nhỏ".
Nguồn: google
 
T

tieuyetdethuong1

Câu 2:Bác Hồ - vị cha già của dân tộc luôn dành cho thiếu niên, nhi đồng tình yêu thương bao la. Và bên cạnh tình yêu ấy, Bác còn quan tâm đến sự nghiệp giáo dục các cháu. Người đã từng dạy thanh thiếu niên: "Điều gì phải thì cố làm cho kì được, dù là việc khó. Điều gì trái thì hết sức tránh, dù là điều trái nhỏ".

Bác khuyên chúng ta phải suy nghĩ trước khi làm và quyết tâm hành động nếu xác định việc đó là đúng, có ích cần thiết cho mọi người. Vậy, thế hệ trẻ hôm nay đón nhận lời dạy của Bác như thế nào và thực hiện ra sao?

Lời dạy của Bác là ánh sáng soi đường cho thế hệ thanh niên. Chúng ta là trụ cột, là mầm xanh của đất nước. Mọi hành động, việc làm của chúng ta đều phải đem lại lợi ích cho bản thân, gia đình và xã hội. Do đó, ta phải thực hiện theo lời Bác dạy. Chúng ta phải cố gắng "làm điều phải dù là việc khó". Bởi điều phải là những điều đúng với chân lí, hợp với quy luật xã hội, với đạo lí dân tộc, có ích cho mọi người. Việc nào cũng vậy, nó luôn bắt đầu từ dễ đến khó. Chúng ta làm điều phải, từ việc nhỏ đến việc lớn đều cần cố làm cho kì được. Vì lúc đó, ta xác định cho mình hướng đi đúng, việc làm của ta có mục đích thì ban thân phải phấn đấu, phải quyết tâm thực hiện qua những hành động cụ thể. "Vạn sự khởi đầu nan", bao giờ cũng vậy, khi thực hiện điều phải, ta cần đấu tranh với bản thân. Nhặt của rơi trả lại người mất, giúp đỡ người gặp khó khăn...những việc làm tưởng chừng như rất dễ nhưng lại không dễ chút nào. Điều phải làm thế ấy, cho nên ta cần phải có ý chí, quyết tâm. Thực hiện được điều phải nhỏ ta mới làm được những điều phải lớn hơn, khó khăn gấp bội. Dù thế nào, chúng ta cũng cần cố gắng thực hiện điều phải gì đó là những phẩm chất tốt đẹp, là truyền thống đạo lí của dân tộc. Nhân vật Lục Vân Tiên trong tác phẩm "Lục Vân Tiên" của Nguyễn Đình Chiểu đã không ngần ngại đánh bọn cướp cứu người. Rõ ràng nhân dân ta rất trọng lẽ phải. Muốn làm được điều tốt, ta phải có ý chí kiên định. Quyết tâm cao sẽ giúp ta thành công lớn trên mọi lĩnh vực công tác, học tập. Hơn thế nữa, chính qua những việc khó khăn mới thể hiện được bản lĩnh và nghị lực của bản thân. Đồng thời, việc khó là môi trường rèn luyện cho con người trưởng thành. Thực hiện được điều phải luôn là việc nên làm và phải làm đối với mỗi chúng ta.

Nhưng trong cuộc sống không chỉ có điều phải mà còn có điều trái. Đây là những điều không phù hợp với dân tộc, có hại cho con người. Chúng ta làm điều trái nghĩa là ta đã góp phần hại chính bản thân mình và mọi người. Vì thế, ta cần hết sức tránh điều trái dù là điều trái nhỏ. Nếu ta không tránh, không từ chối sẽ bị cám dỗ, mua chuộc, dẫn đến những hậu quả không lường trước được. Thực hiện điều phải thì khó, nhưng làm điều trái thì rất dễ. Nhưng việc sai trái tưởng chừng như nhỏ bé, không hại gì nhưng việc làm trái nhỏ lâu dần hợp lại thành thói quen. Vì lẽ đó, ta phải giữ ý chí kiên định, phải biết kiềm chế mình và suy nghĩ chín chắn trước khi làm. Có lẽ lúc làm việc xấu mà không biết. Bởi điều trái ấy rất nhỏ nhưng tác hại của nó lại rất lớn. Điều trái luôn mang đến tai họa, không hôm nay thì ngày mai. Chúng ta phải tránh xa điều trái.

Thế nhưng, có những người lại không thấy được điều đó. Họ có những việc làm vô ý thức, thiếu trách nhiệm. Bởi trước khi làm, họ đã không suy nghĩ chín chắn. Việc làm của họ luôn mắc phải sai trái, không ít thì nhiều. Những người ấy thật đáng trách. Vì những hành động thiếu sáng suốt của họ dần dần sẽ trở thành thói quen và đưa họ đến con đường tội lỗi. Bên cạnh đó, ta cũng cần phê phán những người thiếu kiên quyết, không có lập trường, dễ bị người xấu lôi kéo hay bị những ham muốn vật chất cám dỗ. Họ sẽ dễ dàng bị sa ngã. Đôi khi, những người ấy cũng có những suy nghĩ tốt đẹp nhưng rồi do không có quyết tâm, dễ mềm lòng, họ đã không thể thực hiện được những suy nghĩ của mình. Điều ấy thật đáng tiếc! Cho nên, ta cần giúp họ nhận ra cái sai, thấy được điều hay lẽ phải để sửa chữa, khắc phục. Xã hội ta hiện nay còn rơi rớt những hiện tượng tiêu cực. Mà điều xấu luôn là kẻ giấu mặt, hại người, làm con mọt đục phá đất nước, làm tan vỡ những cái tốt đẹp, đẩy con người vào vũng lầy đen tối. Do vậy ta phải bài trừ những hiện tượng ấy. Trong thực tế, có những người làm điều đúng, điều tốt đẹp lại gặp phải khó khăn, nghèo khổ, còn những người làm điều sai trái, hại người lại có cuộc sống giàu sang, sung sướng. Xã hội phải thực sự đẩy lùi điều xấu ra khỏi cuộc sống con người. Muốn xã hội tốt đẹp, ta phải đồng lòng, đồng sức làm người tốt việc tốt. Bản thân mỗi người, nhất là thế hệ trẻ cần phải thực hiện tốt lời dạy của Bác. Đồng thời, ta cũng nên đón nhận những người biết ăn năn hối cải, từ bỏ việc xấu, làm điều có ích cho mọi người. Lúc đó ta cũng đã thực hiện một điều phải, giúp cho xã hội có thêm một người tốt. Lời dạy của Bác tuy ngắn gọn nhưng có ý nghĩa thật sâu sắc.

"Bác Hồ là người Việt Nam đẹp nhất trong những người Việt Nam đẹp nhất". Cuộc đời Bác là tấm gương sáng ngời cho mỗi chúng ta noi theo. Bởi thế, lời dạy của Bác càng tác động mạnh mẽ đến thế hệ thanh thiếu niên hôm nay. Mỗi khi làm bất cứ việc gì phải luôn tâm niệm "điều phải thì làm, dù cho việc khó; điều trái thì tránh, dù là điều trái nhỏ".
Nguồn: google

Câu 1:Gợi ý cho bạn này
- Bài học rút ra câu chuyện:
+ Vị tướng tuy đã trở thành một nhân vật nổi tiếng, có quyền cao chức trọng, nhưng qua trường vẫn ghé thăm, vẫn gọi thầy cũ của mình là thầy xưng con. Ngay khi người thầy giáo già gọi vị tướng là ngài thì ông vẫn không hề thay đổi cách xưng hô và vẫn ghi nhớ công ơn của thầy. Cách xưng hô và thái độ ấy thể hiện sự kính cẩn và lòng tri ân của vị tướng với thầy giáo của mình.
+ Bài học rút ra từ câu chuyện chính là tinh thần “Tôn sư trọng đạo”- lòng biết ơn thầy, cô giáo.
- Nhận định đánh giá
+ Khẳng định câu chuyện cho ta một bài học đạo đức thật ý nghĩa.
+ Lòng biết ơn thầy cô đó là đạo lí của dân tộc ta. Đạo lí ấy đã được đúc kết thành những câu tục ngữ, ca dao sâu sắc: “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, “Muốn sang thì bắc cầu Kiều – Muốn con hay chữ phải yêu lấy thầy”,...
+ Thầy cô là người cho ta bao kiến thức: “Không thầy đố mày làm nên”.
+ Thầy cô là người dạy ta bao điều hay lẽ phải, giúp ta trở thành một người tốt.
+ Học trò biết nhớ ơn thầy cô là một người học trò có đạo đức, có văn hoá. Xã hội sống theo lối sống “Tôn sư trọng đạo” là một xã hội tốt đẹp.
- Mở rộng vấn đề
+ Thực tế cuộc sống đã cho ta biết có nhiều câu chuyện cảm động về lòng biết ơn thầy cô (Học sinh lấy dẫn chứng để làm sáng tỏ).
+ Tuy nhiên bên cạnh đó cũng có không ít kẻ sống vô ơn, “khỏi rên quên thầy”, "qua cầu rút ván".... Đây là thái độ cần lên án.
- Bài học nhận thức:
Là học sinh phải nhớ ơn thầy cô. Nhớ ơn thầy cô không đơn thuần chỉ là nhớ khi xa, kính trọng khi gặp mà còn là ngoan ngoãn nghe lời, chăm chỉ học tập để thành một người học trò có cả đức và tài; khi không còn học thầy cô nữa vẫn luôn cố gắng, phấn đấu trong học tập và công tác để có một cuộc sống tốt đẹp, là một công dân có ích cho gia đình và xã hội...
Nguồn: google
 
Top Bottom