nghị luận tác phẩm " Trong Lòng Mẹ" của Nguyên Hồng

lê thị hải nguyên

Mùa hè Hóa học
Thành viên
TV ấn tượng nhất 2017
28 Tháng hai 2017
2,166
3,199
689
21
Thanh Hóa
HV Thánh Huy
-Tác giả:
- Nguyên Hồng (1918-1982)
- Quê ở Nam Định, sống trong một xóm lao động nghèo ở hải phòng
- Tác phẩm:
“Trong lòng mẹ” trích trong tập “Những ngày thơ ấu” (1938) .Tác phẩm gồm 9 chương, "Trong lòng mẹ" là chương 4 .
- Hoàn cảnh của bé Hồng:
- Mồ côi cha.
- Mẹ nghèo túng đi tha hương cầu thực.
- Hai anh em Hồng phải sống nhờ nhà người cô ruột. Chúng không được thương yêu lại còn bị hắt hủi, xúc phạm.
=> Mồ côi cha, sống xa mẹ, cô độc, đau khổ, đáng thương, luôn khao khát tình thương của mẹ.
- Nhân vật người cô :
- Hồng! Mày có muốn vào Thanh Hóa ...không?
- Giọng điệu vừa cay nghiệt vừa ngoa ngoắt:
+ Bà cô cười hỏi chứ không lo lắng hay nghiêm nghị hỏi lại càng không âu yếm hỏi-> chứa đựng sự giả dối, mỉa mai thậm chí ác độc.
+ Bé Hồng đã nhận ra những ý nghĩ cay độc và trong giọng nói và trên nét mặt khi cười rất kịch của cô.
=> Bé Hồng cúi đầu không đáp, không để lòng thương yêu kính trọng mẹ, bị những rắp tâm tanh bẩn xâm phạm đến.
Không! Cháu không muốn vào. Cuối năm thế nào mợ cháu cũng về.
- Câu trả lời thông minh dứt khoát, bà cô không chịu buông tha, giọng vẫn “ngọt”:
Sao lại không vào? Mợ mày phát tài lắm, có như dạo trước đâu?
=>Với giọng vẫn “ngọt” bình thản, hai mắt long lanh chằm chặp nhìn, bà cứ muốn kéo chú bé vào trò chơi độc ác mà bà đã dàn tính sẵn, mặc chú bé bà tiếp tục “tấn công” với cử chỉ vỗ vai: Mày dại quá, cứ vào đi, tao chạy cho tỉền tàu. Vào mà bắt mợ mày may vá sắm sửa cho và thăm em bé chứ.
-> Thể hiện sự cay độc nhất trong lời nói của cô là “thăm em bé chứ “->châm chọc, nhục mạ
- Bà hạ giọng tỏ sự ngậm ngùi thương xót người đã khuất. Thực chất bà thay đổi đấu pháp tấn công đánh miếng đòn cuối cùng.
=> Đến đây sự giả dối, thâm hiểm trơ trẽn của bà cô đã phơi bày, bà lạnh lùng độc ác thâm hiểm, sống tàn nhẫn, khô héo cá tình máu mủ ruột rà
- Cô là người đại diện cho cái đạo lý bất nhân của xã hội phong kiến đã vùi dập biết bao số phận phụ nữ
-chú bé Hồng:
- Khi trả lời người cô:
- Chú cúi đầu không đáp và sau đó trả lời dứt khoát. Điều đó cho thấy bé Hồng rất thông minh xuất phát từ sự nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.
-lòng chú bé thắt lại, khóe mắt đã cay cay khi người cô mỉa mai, nhục mạ thì chú bé không còn nén nỗi phẩn uất, cười dài trong tiếng khóc để hỏi lại cô.
-> Thể hiện sự kìm nén nỗi đau xót, tức tưởi đang dâng lên trong lòng.Tâm trạng đau đớn, uất ức lên đến cực điểm khi người cô tươi cười kể chuyện, miêu tả tỉ mỉ hình dáng người mẹ bé Hồng với vẻ thích thú.
=> Bé Hồng rất thông minh, nhạy cảm và yêu thương kính trọng mẹ.
- Trong lòng mẹ:
- “Nếu không phải là mẹ thì sẽ là một trò cười cho lũ bạn, ..”
=>: So sánh này rất hay nói được bản chất khát khao tình mẹ của bé Hồng.
- Khi gọi Mợ ơi! Mợ ơi! Mợ ơi!, gọi bối rối cho thấy bé Hồng rất khát khao gặp mẹ.
-Tác giả miêu tả ngắn gọn. Chú bé thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, chân ríu lại, òa lên khóc rồi cứ thế nức nở.
-> không phải do mệt nhọc mà do xúc động hết sức mãnh liệt.
+ Khi được ngồi trong lòng mẹ, bé Hồng thấy cảm giác ấm áp mơn man khắp da thịt, cảm thấy hơi quần áo, hơi thở ở khuôn miệng... cảm giác êm dịu vô cùng sung sướng, hạnh phúc.
=> Biểu hiện rõ nhất sâu sắc nhất tình mẫu tử được thể hiện trong tiếng gọi (mợ ơi!), ở hành động (thở hồng hộc, trán đẫm mồ hôi, ríu cả chân lại, đầu ngã …), ở cảm xúc (cảm giác ấm áp... thấy êm dịu vô cùng)
 
Top Bottom