[Nghị luận] Những bài văn hay.

T

tanpopo_98

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Khi đọc xong chương X và chương XI cuốn tiểu thuyết "Tắt đèn", nhà văn Nguyễn Tuân đã nói :"Cả một chương X của Tắt đèn là dành cho cái Tí đó. Con bé ngoan quá, hiếu thảo quá, Ngô Tất Tố đã dành cho cái Tí những lời, những hình ảnh quý giá nhất trong từ vị, từ ngữ của mình..." Lời nhận xét của Nguyễn Tuân cũng chính là suy nghĩ của mỗi chúng ta khi đọc những trang viết giàu cảm xúc của Ngô Tất Tố. Cái Tí rất ấn tượng làm ta chạnh lòng thương xót khi nghĩ về cuộc đời nhiều cay cực của em.

Toàn thiên truyện "Tắt đèn", Ngô Tất Tố đã dành cho việc miêu tả chị Dậu với nỗi đau uất nghẹn, với nạn sưu thuế và nạn áp bức của bọn cường hào cùng với lũ tay sai. Nhưng ở chương X và XI trong một tình huống gay cấn nhất thì cái Tí xuất hiện. Hình ảnh 1 nhân vật nhỏ bé dễ thương, nhanh nhẹn và hiếu thảo , chỉ mới 7 tuổi đã trở thành nạn nhân bi thảm nhất của nạn sưu thuế tàn bạo đã làm cho người đọc không ngớt rung cảm, xót xa.
Tí là một em bé ngoan ngoãn, đáng yêu và rất hiếu thảo. Khi mẹ về, thấy Dần hỏi mẹ có mua được gạo hay không, cái Tí ở trong bếp đã "sa sả mắng ra", không để em hỏi mẹ về điều đó vì sợ mẹ sẽ đau lòng. Tí thương mẹ chạy ngược chạy xuôi mấy ngày nay lo suất sưu cho bố. Rồi nó đon đả kể cho mẹ sáng nay nó đã làm được những việc gì, vừa muốn khoe mẹ, cũng là để mẹ vui, quên bớt mệt nhọc. Nhà nghèo, bữa đói bữa no nên cái bếp nguội ngắt, còn củi thì ướt nhèm. Nó lại không được rảnh tay để lo nhóm bếp, bởi một tay phải bế cái Tỉu cứ ra rả khóc không ngớt miệng. Thế mà nó cũng luộc chín được khoai. Tâm lí trẻ con lúc nào cũng thích được người lớn khen ngoan, cái Tí vui vẻ hỏi mẹ:"U bảo con có ngoan không?". Tất cả điệu bộ, cử chỉ:"tất tả bồng em","đon đả chào mẹ"."kể lể bằng giọng hú hí","lễ mễ bưng rổ khoai".... cũng như lời nói của cái Tí đã lộ rõ sự nhanh nhảu, đáng yêu rất con trẻ của nó.
 
T

tanpopo_98

Tí còn quan tâm đến tất cả mọi người trong gia đình. Mẹ về, nó"chạy ra trước thềm đon đả chào mẹ", hỏi han mẹ đủ điều. Nó sốt sắng hỏi tin bố, lo cho bố đã được người ta cởi trói chưa. Vốn quan tâm đến mọi người và nhạy cảm, Tí nhanh chóng phát hiện ra nón mẹ bị rách tả tơi, tay mẹ lại bị thương bị buộc giẻ. Khi khoai chín, nó không quên phần bố những củ to nhất, lại chọn một bát bưng đến mời mẹ. Khi bưng rổ khoai còn nóng hổi ra, Tí cẩn thận dặn thằng Dần khoai còn nóng lắm đừng sờ vào mà bỏng. Biết em háu ăn, nó lật đật chạy đi tìm cái quạt nan, quạt khoai cho chóng nguội. Trẻ con đói, đứa nào chẳng ăn ngấu nghiến, thế mà Tí vẫn để ý đến mẹ. Thấy mẹ không ăn chỉ ngồi khóc, nó săn đón hỏi mẹ, giục mẹ ăn. Nó lại tưởng mẹ thương chúng nó nên an ủi: hai đứa ăn hết chỗ khoai thì no mòng bụng ra rồi, rồi nó cố nài mẹ ăn để có sữa cho em bú. Vậy đó, tuy mới có 7 tuổi đầu, cái Tí đã làm được rất nhiều việc mà ở những đứa trẻ cùng trang lứa khác không làm được. Trong cảnh sưu thúc, thuế giục như thế, cái Tí đã thể hiện rõ vai trò của một người chị cả, một chỗ dựa vững chắc cho chị Dậu. Hình như trong em sớm có sự đảm đang, nhanh nhẹn thừa hưởng được của mẹ thì phải.

Nhìn đứa trẻ ngoan ngoãn, hiếu thảo như vậy sao ta không đau lòng như mẹ nó được. Bao bạn đọc đã khóc cùng chị Dậu. Tác giả đã diễn tả rất khéo tâm trạng của em bé 7 tuổi ấy và khiến cho mỗi dòng chữ như một dòng nước mắt. Em đã phải chịu đựng 1 nỗi đau quá lớn so với cái tuổi ít ỏi của em. KHi nghe mẹ nói bữa sau không được ăn ở nhà nữa thì nó sửng sốt đến "xám mặt lại" , "nghe như có tiếng sét bên tai", luống cuống hỏi lại mẹ. KHi biết mình phải đi ở cho nhà cụ Nghị thì nó"giãy nảy lên". Tí òa lên khóc, van xin mẹ những lời thật xót xa:"COn van u, con lạy u, con còn bé bỏng, u đừng bán con đi, tội nghiệp!!!" Những lời chua xót ấy như cứa vào lòng người mẹ khốn khổ và làm người đọc rơi nước mắt. Rồi nó thấy mẹ bắt cả chó lớn, chó con, nó vội mừng thầm bởi nghĩ những con vật ấy sẽ thay thế mình. Nó chưa kịp hi vọng thì lại thấy mẹ giục thì rưng rưng nước mắt.
....
Cái Tí là hiện thân của những đứa trẻ nghèo thời đó, là nạn nhân của chế độ sưu thuế dã man. Ngòi bút miêu tả tâm lí nhân vật của Ngô Tất Tố đã vẽ nên bức tranh chân thực, thực sự làm ta xúc động, xót xa về hình ảnh cái Tí đáng thương đã làm ta xúc động, xót xa. Thật chân thành, ta muốn chi sẻ một phần cay đắng, khốn khổ trong cuộc sống của em bé dễ thương, hiếu thảo. Có phải chăng mà sức sống của Tắt đèn trở thành bất tử?
 
T

thuyhoa17

Bao bạn đọc đã khóc cùng chị Dậu.

Đọc xong câu này hơi thấy hụt hẫng, nó lên được cao trào nhưng lại ko thể tiếp tục dâng lên. Giống như kiểu sắp giải ra được bài tập thì tự nhiên lại quên mất ^^. Nếu tiếp tục viết mà ko chấm thì tuyệt nhẩy ^^

** Không biết nó có nằm trong chương X hay ko, nhưng có đoạn thể hiện rất rõ tình yêu thương mà Tí dành cho chị Dậu: Khi Tí được mẹ đem đến nhà Nghị Quế cùng với 5 con chó, thì khi Bà Nghị Quế cho mấy con chó con ăn xong thì còn lại cơm, lại bắt Tí ăn cho hết.
Cơm chó vừa ăn, sao người nuốt cho trôi, huống hồ Tí lại chỉ mới 7 tuổi. Nhưng vì thương mẹ bị Cụ Nghị mắng chửi nên Tí đã ăn, cố gắng nuốt.
=> một đứa trẻ, nhỏ, ngây thơ, nhưng rất thương mẹ và gia đình. Biết lo toan, biết nhiều so với cái tuổi lên 7 của Tí.

** Ngoài ra, đoạn Nghị Quế nhìn Tí và nói nó còn nhỏ hơn cả đứa trẻ 6 tuổi, nói nó lên 7 thật ko ai tin nổi => cuộc sống cơ cực, đày đọa 1 đứa trẻ vào cảnh túng thiếu khó khăn, nghèo khổ khiến 1 đứa trẻ chẳng thể phát triển khỏe manh như những đứa trẻ khác.
Hay cũng bởi lo toan quá cho cha mẹ, cho 2 đứa em mà Tí chẳng thể nào lớn nổi!
 
T

tanpopo_98

thanks chị Thiensu.. em mới đọc nên chưa hiểu hết. Vì hình như lớp 8 mới học đoạn trích của bài này!!! :D
 
T

thuyhoa17

Chị mới đọc đc cả bộ truyện "Tắt đèn" :D
Ai rảnh tải về hè ngồi đọc :D


 

Attachments

  • Tắt đèn.doc
    315.5 KB · Đọc: 0
T

tanpopo_98

thanks chị thiensubinhminh nha
:D
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
em cũng có đọc cả quyển rồi. :D đau cả mắt! :(
à chị ơi! em có thể post thêm một số bài văn lên đây được không ạ!! :D
em có thêm nữa, post lên luôn nha! thanks chị trước! :D
 
Last edited by a moderator:
T

tanpopo_98

Phân tích nv chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ"

Dù chưa được cho phép nhưng em xin mạn phép đăng bài viết này.
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

Đọc tiểu thuyết Tắt đèn của Ngô Tất Tố, ta như thấy một màu đen kịt. ĐÓ là màu đen của tiền đồ gia đình chị Dậu, màu đen của thực trạng xã hội lúc bấy giờ. Song, giữa bóng tối có những lúc như "vón cục lại" (chữ dùng của Nguyễn Tuân) ấy, lại là một nguồn sáng lấp lánh đã phát ra, sưởi ấm không khí ảm đạm, lạnh lẽo của Tắt đèn. Nguồn sáng đó phát ra từ tâm hồn chị Dậu - nv chính của tác phẩm. Có thể nói, những trang viết cảm động nhất của Tắt đèn là những trang nói về tâm hồn người mẹ, người vợ của chị Dậu thật sự tiêu biểu cho ng` phụ nữ nông dân Việt Nam trước Cách mạng tháng Tám với những phẩm chất tốt đẹp: yêu thương chồng con sâu sắc và có tinh thần đấu tranh chống áp bức mãnh liệt. Đoạn trích Tức nước vỡ bờ chính là chương truyện đặc tả sinh động, cảm động những đức tính quý báu đó của chị Dậu.
Tức nước vỡ bờ là chương truyện thứ XVIII của tiểu thuyết Tắt đèn. Nếu đặt vào mạch chung của cuốn tiểu thuyết thì đây là chương truyện có kịch tính rất cao.17 chương truyện trước đã được thuật lại không biết bao nhiêu là cảnh cùng cực, khốn đốn của vợ chồng chị Dậu trong những ngày sưu thuế. Vì suất sưu của anh Dậu mà chị Dậu phải bán chó, bán con, phải chịu đựng những lời sỉ vả cay nghiệt của vợ chồng Nghị Quế và cả những đòn roi của bọn lính tráng và người nhà lí trưởng. Cũng vì suất sưu mà anh Dậu bị đánh, bị trói giữa lúc ốm đau. Chế độ thực dân phong kiến chẳng những đánh thuế vào ng` sống mà còn dựng cả ng` chết dậy để đánh thuế. Bởi thế, nộp xong suất sưu của anh Dậu, chị Dậu lại phải tiếp tục nộp suất sưu cho chú Hợi đã chết từ năm ngoái mới mong trả xong "món nợ nhà nước". Chị Dậu bị đẩy tới chỗ đường cùng. Anh Dậu lại tiếp tục bị đánh, bị trói cho đến khi ngất xỉu đi như chết. Nửa đêm, ng` ta vác anh Dậu rũ rượi như 1 cái xác trả về cho chị Dậu. Nhờ bà con chòm xóm, chị đã cứu sống được anh. Nhưng trời vừa sáng, cai lệ và ng` nhà lí trưởng "đã sầm sập tiến vào với những roi song, tay thước và dây thừng", Tính mạng của anh Dậu đnag bị đe dọa nghiêm trọng. Thế là "Tức nước vỡ bờ", chị Dậu đã vùng lên chống trả quyết liệt. Đặt nv vào tình huống đầy kịch tính ấy, ta càng thấy rõ những phẩm chất, tính cách tốt đẹp của 1 ng` phụ nữ nd Việt Nam.
 
T

tanpopo_98

tiếp

Trước hết, ở chị Dậu sáng lên vẻ đẹp của 1 ng` mẹ, ng` vợ giàu tình yêu chồng, thương con. Trước tình cảnh khốn khổ của gđ : sưu thuế giục bên lưng, chồng đang bị cùm trói ngoài đình, đàn con nheo nhóc đói lả ở nhà, chị dường như quên đi bản thân mình, chạy ngược chạy xuôi, xoay xở mọi cách để có thể có tiền nộp sưu cho chồng. Chị vô cùng đau đớn xót xa lo lắng cho mạng sống của chồng. Chị ân cần lo lắng từng giấc ngủ, từng bữa ăn anh Dậu. Hình ảnh chị rón rén bưng 1 bát cháo lớn đến chỗ chồng nằm và diụ dàng nói :" Thầy hãy cố dậy húp một ít cháo cho đỡ xót ruột", rồi chị cố ngồi, xem chồng ăn có ngon miệng không sẽ mãi là một ấn tượng đẹp trong lòng độc giả về cái tình của một ng` vợ dịu hiền. Bát cháo có đc không chút dễ dàng trong cảnh điêu linh của chị lúc ấy đã làm chúng ta cảm động thì cử chỉ, lời nói của chị càng làm chúng ta trân trọng, cảm động hơn. Việc làm của chị xuất phát từ tình yêu chồng mãnh liệt, và phải chăng cũng chính là xuất phát từ tình thương yêu chân thành, sâu sắc của những con ng` nghèo khổ? Điểm xuất phát nào cũng đẹp, cũng đáng để chúng ta kính trọng và giúp ta thấu rõ đc con tim tha thiết yêu thương của chị. Hình ảnh chị Dậu lại làm chúng ta nhớ đến bà Tú tảo tần, đảm đang, lo lắng và hi sinh tất cả cho chồng, cho con :
Quanh năm buôn bán ở mom sông
Nuôi đủ năm con với một chồng
Sức mạnh kì diệu của chị Dậu là sức mạnh của lòng căm hờn, uất hận bị dồn nén đến mức không thể chịu đưng được nữa. ĐÓ còn là sức mạnh của tình yêu thương chồng con vô bờ bến. 1 ng` đàn bà lúc nào cũng nghĩ tới chồng con, nhiều lần lấy thân thể của mình để che chở đòn roi cho chồng vì trong con ng` đàn bà ấy sẵn có tư tưởng "thà ngồi tù" chứ để chúng nó hành hạ thì không chịu được. H/đ của chị Dậu trong đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" là 1 minh chứng hùng hồn cho chân lí vĩ đại :"Ở đâu có áp bức thì ở đó có đấu tranh". Sự phản kháng của chị Dậu dẫu mang tính tự phát nhưng cũng là biểu hiện đc tinh thần đấu tranh chống áp bức, thể hiện tiềm tàng một sức mạnh đấu tranh của giai cấp nông dân. Khi có sự lãnh đạo của Đảng, giai cấp nd sẽ vùng lên đấu tranh vs sức mạnh quật khởi vs ý thức tự giác thì sẽ tiêu diệt tận gốc mọi áp bức bất công, và chính giai cấp này sẽ làm nên lịch sử.
Với nghệ thuật miêu tả tính cách nv qua sự phát triển xung đột càng lúc càng gay gắt, NTT đã xây dựng thành công nv chị Dậu, 1 hình tượng chân thật, đẹp đẽ của ng` PN nông dân trước Cách mạng tháng Tám vs những phẩm chất cao quý : có lòng thương yêu chồng con hết mực và tiềm ẩn tinh thần đấu tranh chống áp bức bất công của chế độ thực dân PK hết sức kiên cường.
Nguyễn Tuân gọi chân dung chị Dậu trong Tắt đèn là "bức chân dung lạc quan". Ông còn quả quyết rằng đã từng gặp chị Dậu trong "một đám đông phá kho thóc của Nhật trong những ngày huyện kì tổng khởi nghĩa". Cái nhìn tinh tế của Nguyễn Tuân cũng đã khẳng định đc tài miêu tả nv của NTT. Dưới ngòi bút của NTT, chị Dậu hiện lên vừa sống động giống như ng` có thật, vừa thể hiện đc quy luật tất yếu của đời sống hiện thực. Đoạn trích "Tức nước vỡ bờ" cũng đã đạt tới chân gt sâu sắc đó của tác phẩm, từ điểm sáng thành công ở nv chị Dậu. tất cả đã góp phần làm nên sức sống của Tắt đèn, làm nên sức sống của nv chính - chị Dậu.
 
T

tanpopo_98

xin lỗi mọi người, viết vội nên nhiều chữ viết tắt
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~
 
T

tanpopo_98

Về bài thơ Những cánh buồm - Hoàng Trung Thông

Mỗi lần được đọc một bài thơ hay là lại thêm một lần ta càng thêm yêu cuộc đời, yêu con người. Ta nghe lòng rạo rực, say sưa trong biết bao mong ước đợi chờ. "Những cánh buồm" của Hoàng Trung Thông là một trong những bài thơ như thế.

Bài thơ mở ra bằng một bức tranh tuyệt đẹp của một buổi sớm mai hồng trên biển cả bao la:
Hai cha con bước đi trên cát
Ánh mặt trời rực rỡ biển xanh
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch
Sau trận mưa đêm rả rích
Cáng càng mịn, biển càng trong
Cha dắt con đi dưới ánh mai hồng

Cảnh biển sau trận mưa đêm hiện ra tươi sáng, trong trẻo lạ thường với trời cao, nắng hồng, biển xanh mênh mông và bãi cát ẩm mịn màng làm bàn chân người dịu mát. Một chút gió biển như bất chợt từ nơi nào xa lắm ùa về trên những dòng thơ gợi cảm của tác giả, đủ để đem đến cho ta cảm giác nhẹ nhõm, thanh thản lạ kì . Để rồi, trên cái nền thơ mộng ấy, người đọc đã thực sự phải hướng ánh nhìn về 2 cái bóng đầy ấn tượng :
Bóng cha dài lênh khênh
Bóng con tròn chắc nịch

Chỉ là 2 cái bóng in trên cát nhưng sao gợi nhiều suy tư trong trái tim ta. Ta thèm được quấn quít như họ biết bao. TA thèm được hưởng những giây phút hạnh phúc bên cha biết chừng nào. Và ta chợt nghĩ : Chao ôi! Hai thế hệ với biết bao khác biệt những vẫn cứ có 1 sợi dây vô hình gắn chặt họ vào nhau. một sự kết tinh thật diệu kì...

(còn nữa)
 
T

tanpopo_98

tiếp

Nhìn biển khơi vô cùng vô tận, em bé nảy sinh thắc mắc:
Sao xa kia chỉ thấy nước thấy trời
Không thấy nhà, thấy cây, không thấy ng` ở đó ?
Một câu hỏi thật ngây thơ, trong trẻo và đáng yêu lạ lùng. Hình như, điều em bé mong mỏi đc cha trả lời cũng chính là điều mà đã có lúc tuổi thơ ta từng trăn trở . Thế giới này thật bí ẩn và hấp dẫn làm sao. Cũng như em bé trong bài thơ, ta cũng mong mỏi đc biết gì đằng sau bức màn kì bí ấy của thăm thẳm đại dương.
Cha mỉm cười xoa đầu con nhỏ
Theo cánh buồm đi mãi đến nơi xa
Cũng có cây, có cửa, có nhà
Cũng là đất nước của chúng ta

Lời đáp của cha mới thật ngọt ngào, trìu mến và thú vị làm sao. Cánh buồm trắng trong bài thơ lập tức trở thành chiếc chìa khóa vàng để em bé thực hiện mơ ước của mình :
Con lại chỉ cánh buồm xa nói khẽ :
"Cha mượn cho con cánh buồm trắng nhé
Để con đi..."

Hình ảnh cánh buồm trên biển thường gợi nhớ, gợi ước mơ về những chuyến đi xa. Cha đã khơi dậy cho con ước mơ trong câu trả lời nhà mình. Vì thế, không một chút chần chừ, em bé đã tỏ bày mong muốn ngây thơ, hồn nhiên nhưng vô cùng táo bạo. Bạn đọc, nhất là tuổi nhỏ chúng em thực sự cảm thấy rạo rực hẳn lên từ ước muốn mãnh liệt ấy của em bé trong bài thơ. Em bé muốn tự mình thực hiện ước mơ ấy, muốn đến nơi cha chưa từng đến chứ đâu chịu bằng lòng dừng lại ở những gì cha kể. Đó là khát vọng vươn tới những chân trời xa của Tổ Quốc. một ước mơ thật đẹp và thật đáng yêu !
Vậy nên, ta sẽ hiểu vì sao "cha trầm ngâm nhìn mãi cuối chân trời" và nghe lòng mình xao xuyến :
Lần đầu tiên trước biển khơi vô tận
Cha gặp lại mình trong tiếng ước mơ con
Hình ảnh thơ bộc lộ sự xúc động dâng trào trong lòng người cha khi khát vọng của người con đã dội vào kí ức người cha thời trai trẻ . Ước mơ, nhiệt tình của cha như đc thổi bùng lên. Cha "gặp lại mình" hay sự tiếp nối giữa các thế hệ để thực hiện những ước mơ đẹp đẽ của đời người ? Ý nghĩa bài thơ cứ thế nhân lên, càng lúc càng thắp nhen trong lòng người đọc bao hoài bão, bao ước vọng, bao khao khát chân chính, cao đẹp.
"Những cánh buồm" thật sự là một bài ca đẹp về tình cha con đằm thắm, là sự tiếp nối giữa các thế hệ trong việc thực hiện ước mơ chung. Bài thơ sẽ mãi sống cùng năm tháng để chắp cánh cho bao ước mơ tươi sáng của con người. Em tin chắc thế!
~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~~

 
T

thuyhoa17

Cái bài phân tích nhân vật chị Dậu ấy. Em nên nhấn mạnh, phân tích kĩ hơn tí nữa vào hành động phán kháng, "tức nước vỡ bờ" của chị Dậu. Nó khẳng định rất lớn sức mạnh của người phụ nữ VN, lòng yêu thương chồng con tha thiết. :)

p/s: lớp 8 chị chả biết viết mấy bài văn đó như em đâu :">
 
T

tanpopo_98

hi`
tks chị!!! nhóc sẽ để ý. vì chỉ mới đọc, chưa học qua nên viết được có chừng ấy!! nhất định sẽ sửa khi đã học! :)
 
T

tanpopo_98

về bài thơ : Nhớ con sông quê hương - Tế Hanh

Sau bao nhiêu năm dằng dặc xa quê hương, ngày trở về, Tế Hanh bùi ngùi, xúc động :
Khi xa nhau tóc tôi đen xanh
Nay trở lại mái đầu nhuốm bạc
Nhưng màu sắc con sông thì chẳng khác
Vẫn một dòng xanh mát dịu dàng trôi

Con sông ấy đã in dấu sâu đậm trong tình yêu và nỗi nhớ của Tế Hanh. Con sông ấy đã in dấu thật đẹp trong lòng mỗi chúng ta khi nghĩ về bài thơ trữ tình tha thiết của tác giả :"Nhớ con sông quê hương".

Ấn tượng đầu tiên của người đọc khi đến với bài thơ ngập tràn nỗi nhớ ấy là vẻ đẹp của một dòng sông hiền hòa, lai láng chảy. Đó là con sông mát lành, trong trẻo với màu xanh biếc. Hình ảnh "nước gương trong soi tóc những hàng tre" càng làm cho dòng sông ấy thơ mộng, trữ tình hơn. Để rồi, bất chợt, theo dòng hồi tưởng của nhà thơ, ta lại đc tận mắt nhìn thấy vẻ tươi vui, sống động của dòng sông quê hương gắn với một thời thơ ấu đầy kỉ niệm :
Khi bờ tre ríu rít tiếng chim kêu
Khi mặt nước chập chờn con cá nhảy
Bạn bè tôi tụm năm tụm bảy
Bày chim non bơi lội ven sông
Tôi dang tay ôm nước vào lòng
Sông mở nước ôm tôi vào dạ

Ta hiểu cảm xúc của nhà thơ lúc này. Hình ảnh con sôg quê hương đã chiếm lĩnh trọn vẹn trái tim đang cồn cào nỗi nhớ của nhà thơ. Kỉ niệm ngày nào đã trở thành sự gắn bó sâu nặng trong tình cảm giữa sông và người. Cử chỉ âu yếm của sông và vòng tay nồng ấm "ôm nước vào lòng" của tác giả đã tạo nên sự giao hòa cân xứng giữa tình sông và tình người. Còn gì tha thiết hơn, ngọt ngào hơn khi nghĩ rằng cả con sông quê đang chảy trong lòng mình. Đúng là, làm sao không nhớ, không yêu một dòng sông như thế...

(còn nữa)
 
T

tanpopo_98

tiếp

Xa quê hương, xa con sông yêu dấu, nặng nghĩa nặng tình, Tế Hanh không lúc nào nguôi nỗi nhớ :
Tôi cầm súng xa nhà đi kháng chiến
Nhưng lòng tôi như mưa nguồn, gió biển
Vẫn trở về lưu luyến bên sông

Mượn quy luật của tự nhiên : Mưa nguồn đổ về xuôi, gió biển thổi vào đất liền, Tế Hanh đã thể hiện một cách sâu sắc lòng mình như quy luật bất di bất dịch của đất trời. Ý thơ đã thật sự xúc động lòng ng` không chỉ có ở cách nói giàu hình ảnh mà còn ở cả tấm chân tình sâu sắc của nhà thơ. Vậy nên, ta càng hiểu vì sao, trong hoàn cảnh đất nước bị chia cắt, nỗi nhớ quê hương càng trở nên sâu thẳm và thường trực trong trái tim nhà thơ :

Tôi hôm nay sống trong lòng miền Bắc
Sờ lên ngực nghe trái tim thầm nhắc
Hai tiếng thiêng liêng, hai tiếng miền Nam
Tôi nhớ khôn nguôi ánh nắng màu vàng
Tôi quên sao đc sắc trời xanh biếc
Tôi nhớ cả những ng` không quen biết

Nhớ miền Nam, nhà thơ nhớ đến sông quê, nhớ sắc màu đã gặp sông quê, để rồi nỗi nhớ mở rộng cả đến "những ng` không quen biết" thật da diết, thiết tha. Nơi tập trung nỗi nhớ vẫn là dòng sông. Dòng sông lại hiện ra, dâng trào, tuôn chảy, tưới mát, nuôi dưỡng tình cảm của nhà thơ với quê hương lúc này đã được nâng lên : tình cảm bắc-nam gắn bó.

Bài thơ khép lại trong lời hứa và niềm tin mãnh liệt :

Tôi sẽ lại nơi tôi hằng mong ước
Tôi sẽ về sông nước của quê hương
Tôi sẽ về sông nước của tình thương

Đọc những câu thơ ấy, không hiểu vì sao, từ nơi nào sâu lắm, em chợt nhận ra 1 điều giản dị mà thiêng liêng của dân tộc chúng ta : mỗi ng` đều lớn lên từ tình yêu ấy : tình quê hương đằm thắm, ngọt ngào.

Ai cũng có 1 quê hương để yêu thương và tự hào về nó. Tế Hanh cũng vậy. Xin đc cảm ơn nhà thơ khi đã giúp ta giãi bày tình cảm của mình với cội nguồn của mỗi chúng ta ./.
 
Top Bottom