Nghị luận giải thích: tiên học lễ, hậu học văn

M

mylinh998

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mấy bạn giúp mình làm đề nghị luận lập luận giải thích này nhé:
Nhan dân ta có câu "Tiên học lễ, hậu học văn". Hãy giải thích câu thành ngữ trên.
Mình sẽ "thanks" nếu bạn nào có bài viết về đề này, cho mình thêm vài chủ đề đã đăng về đề này nữa nhé.
 
T

thuyhoa17

I:: - Dẫn vào đề:
Phong trào học tập hiện nay.
- Giới thiệu câu nói của Lênin:"Học, học nữa, học mãi"

II/Thân Bài:
A. Giải thích ý nghĩa lời khuyên:"Học, học nữa, học mãi"
1. Học (nghĩa đen) là hoạt động thu nhận kiến thức và tái hiện kiến thức của học sinh dưới sự hứơng dẫn và truyền đạt của giáo viên trong nhà trường...
Học (nghĩa bóng) là người múôn theo kịp đà phát triển của xã hội thì phải học tập, học không ngừng nghỉ, học tập súôt đời, không chỉ học trong trường học mà cần học mọi lúc, mọi nơi...
2. Học nữa: học thêm, nâng cao, bổ sung thêm vào những điều đã học được
3. Học mãi: học không ngừng, học súôt đời

B. Tại sao ta cần phải "Học, học nữa, học mãi"
1. Kiến thức nhân loại phát triển từng ngày, khoa học kĩ thuật ngày cáng cao, nếu không học sẽ bị lạc hậu, không phù hợp với sự phát triển của xã hội.
2. Học tập để nâng cao trình độ hiểu biết, nâng cao chuyên môn để làm việc có hiệu quả hơn...
C. Ta phải học tập như thế nào để đạt kết quả?
1. Phải xác định đựơc mục đích học tập, nội dung học tập và phương pháp học tập...
2. "Học, học nữa, học mãi" là mục đích của tất cả mọi người, đặc biệt là đối với thanh niê, học sinh...
3. Ta phải học tập trong sách vở, nhà trường, trong thực tế cuộc sống...

III/Kết Bài:
- Khẳng định sự sâu sắc và đúng đắn của câu nói:"Học, học nữa, học mãi"
- Rút ra bài học cho bản thân.


Một số bài đã đăng: :)
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=41416
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=98799
http://diendan.hocmai.vn/showthread.php?t=95660
 
S

subon

Tiên Học Lễ, Hậu Học Văn

Sáu chữ trên không có xa lạ gì với người Việt chúng ta. Chúng đã biến thành những khẩu hiệu nằm trên đầu môi ngọn luỡi của các nhà sư phạm, của các bậc phụ huynh, của nhiều vị "dân chi phụ mẫu", và đôi khi cũng là chính sách của nhà nước nữa. Chúng ta cũng không lạ lẫm gì khi mà hầu hết những tác phẩm thi ca kinh điển của những bậc đại nho đều ca tụng và nâng lễ nghĩa lên thành một đức tính, tương đương với tam tòng tứ đức, đôi khi lại còn hơn thế nữa. Nguyễn Du coi lễ như là quy tắc, trong khi Nguyễn Ðình Chiểu lấy chữ lễ làm nòng cốt của nền tư tưởng đạo đức. Trong Lục Vân Tiên, cụ đồ họ Nguyễn nhắc đi nhắc lại không biết mệt cái chữ lễ mà cụ coi như là khuôn vàng thước ngọc đo cái giá trị làm người. Nói một cách khác, nhà thi sĩ mù lòa chất phác này đồng nghĩa lễ với luân thường đạo lý, và thường thì coi lễ như là nền tảng của đạo đức. Qua câu thơ "Thôi thôi, ngồi đó chớ ra. Nàng là phận gái ta là phận trai", ta nhận thấy một cách rõ ràng là cụ đồ họ Nguyễn đã đồng hóa lễ trong việc đối xử giữa trai-gái với quy luật "nam nữ thọ thọ bất thân" của thời Hán. Thực ra, cụ đồ Chiểu đã phản ánh cái tâm thức chung coi lễ không khác chi là quy luật của người bình dân Việt: "Cá không ăn muối cá ươn - Con không giữ lễ (nghe mẹ) trăm đường con hư" mà thôi. Thế nên, "tiên học lễ, hậu học văn" đã trở thành một quy tắc tất yếu, suy diễn từ lối nhìn bình dân như vậy.

Lối suy tư coi lễ là lề luật có phải là lối suy tư đại biểu duy nhất của Việt Nho hay không, đây là một điểm đáng được tranh luận. Theo thiển kiến của chúng tôi, quan niệm này chỉ đúng được phần nào, bởi lẽ câu hỏi quan trọng hơn nằm ở sau, đó là, nếu lễ là quy luật, thì đó là qui luật gì? Nếu nó chỉ là pháp luật, hình luật, thì lễ chưa phản ánh được cái lễ nghĩa của người Việt, nhưng nếu lễ là quy luật sống, thì nó mới thực là lễ nghĩa.

Như mọi người đều thấy, ngay từ thời thơ ấu, chúng ta đã được đào tạo phải giữ đạo nghĩa, mà đạo nghĩa thường không phải chi khác hơn là chính lễ nghĩa. Lễ phép, lễ độ, lễ nghĩa, lễ nghi, lễ phục... là những quan niệm, hay nói đúng hơn là những quy luật (codes), những cách thế (manners), những biểu tượng (expressive symbols), những chuẩn mực (criteria) đo lường con người Việt. Chúng ăn sâu vào trong tâm não, chúng nằm chặt trong mạch máu, đến độ chúng ta đồng hóa lễ với giá trị, với nền đạo đức, và với tất cả cuộc sống của người Việt. Chúng ta đánh giá một người, một phụ nữ, một quan chức, một giáo chức và ngay cả một người học sinh tùy theo hành vi lễ độ, lễ phép của họ. Ta xem họ có giữ lễ và hành vi, ngôn ngữ, cách xử thế của họ có đúng lễ hay không: cha phải ra cha, con phải ra con, thầy phải ra thầy, trò phải ra trò. Chúng ta kính trọng một người nào đó cũng là vì họ giữ lễ giữ nghĩa. Chúng ta coi thường những người "vô lễ", "vô phép, vô tắc", "vô lương", những kẻ "bất nghĩa", "bất tín", "bất trung", "bất hiếu", "bất nhân", những người mà ta thường đùa cợt cho là người không ra người, ngợm không ra ngợm.
 
S

subon

Tiên học lễ hậu học văn

Phương châm giáo dục này xuất phát từ quan điểm đào tạo của Nho gia. Bản thân "lễ" là một phạm trù triết học chỉ đạo đức rất quan trọng của đức Khổng Tử và môn đệ. Hiểu tận cùng chữ "lễ" không phải dễ. ở đây tôi chỉ khai thác lễ trong phạm vi ngữ nghĩa có liên quan đến "văn" mà thôi.

"Lễ" có nghĩa là cách cư sử, giao tiếp có văn hoá giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định trong các quan hệ giữa người trên với người dưới, giữa người dưới với người trên. Hiểu rộng hơn đấy chính là đạo đức nói chung, phải biết kính trên nhường dưới, lấy Nghĩa, Nhân chữ Tín...làm trọng. Còn "văn" là chữ. Hiểu rộng ra là ấy là kiến thức của con người được tích luỹ qua bao thế hệ. "Tiền" và "hậu" ở đây nên hiểu một cách tương đối. Không nên cho rằng người xưa chỉ chú trọng đến "lễ" mà quên "văn". Cả "lễ" và "văn" đều quan trọng như nhau, đặt đồng hàng, nhưng khi giáo dục thì phải lấy cái được làm trọng. Bác Hồ có lần đã nói: Có tài mà không có đức là người vô dụng, có đức mà không có tài thì làm việc gì cũng khó. Và dẫu cho rất đề cao đạo đức thì Người vẫn ý thức rõ mặt khiếm khuyết của nó.

Giao tiếp ngày thường, chúng ta gặp "lễ" trong các cặp từ sau "lễ phép", "lễ nghĩa"...(còn như "lễ tân" (ở khách sạn) "lễ đình", "lễ cưới"...tôi không bàn). "Phép" do đọc chệch từ chữ "pháp" mà ra. "Pháp" có nguồn gốc từ "pháp trị" của Hàn Phi Tử. Về sau Tử Tư dùng chính sách này để giúp Tần Thuỷ Hoàng thống nhất Trung Hoa. Nếu "lễ" tượng trưng cho đạo đức thì trong trật tự kết cấu này, cha ông ta đã lấy đức làm đầu. Nếu cá nhân nào có hành vi bất kính thì bị mắng là "vô lễ" chứ không phải là "vô phép". Với ta "lễ quan trọng hơn "pháp" nhiều, đành rằng cách nhìn nhận ở đây có thể xuất phát từ chính sách cai trị "Trong Pháp ngoài Nho" của đại đa số các chính trị gia cổ đại ở Trung Quốc cũng như ở ta.

"Nghĩa" là một trong những phạm trù triết học cốt lõi của Khổng Tử. Về sau Manh Tử phát triển mạnh về khái niệm này, đặt tên đồng hàng: Nhân, Nghĩa, Lễ, Trí, Tín. Với cách cấu tạo từ tương tự, một lần nữa, "lễ" lại đứng trước: "lễ nghĩa".

Muốn trở lại người có "lễ" thì phải học mà học thì phải thông qua chữ (văn). "Văn" ấy có thể đã thành văn và cũng rất có thể đang ở dạng truyền ngôn, bất thành văn. Do đó vai trò của người thầy là rất quan trọng, đặc biệt là ở tư cách đạo đức. Quan niệm này khác với lối giáo dục của phương Tây hiện đại. Người lên lớp chỉ truyền đạt mỗi kiến thức. Còn đạo đức của học sinh thì ít được quan tâm (đã có luật pháp chuyên trị). Học sinh đến lớp chỉ có mỗi thao tác là tiếp thu kiến thức (tuy nhiên qua kiến thức thì họ cũng học được đạo đức).

Ông cha ta từ ngày xưa đã quán triệt tinh thần giáo dục "tiên học lễ". Nếu một người có học mà không có "lễ" thì người đó được xem như là hạng bất nhân. Và người đào tạo ra học trò đó cực kỳ hổ thẹn. Lịch sử của ta đã ghi lại tên tuổi của nhiều bậc sư biểu, xứng đáng là thầy của muôn đời: Chu Văn An (1293-1370); Nguyễn Bỉnh Khiêm (1409-1595) Nguyễn Thiếp (1723-1804)... học trò của họ, dẫu có thành đạt đến bao nhiêu đi chǎng nữa cũng không bỏ rơi lễ nghĩa, đạo đức với thầy với nhân dân. Chuyện kể rằng, một hôm Phạm Sư Mạnh sau khi đỗ đạt, làm quan to ở triều, về thăm thầy (Chu Văn An). Dọc đường qua khu chơ đang họp, ông để lính thét dân dẹp đường, làm huyên náo. Biết được sự việc, Chu văn An giận không cho Phạm Sư Mạnh gặp mặt. Quan lớn triều đình phải quỳ xin cả buổi thầy mới tha lỗi. Phải có những người thầy can trực, đạo đức như thế mới có thể đào tạo nên những học trò hữu ích cho đất nước.

Xã hội hiện đại ngày nay, càng văn minh, con người dường như ít đạo đức, ít quan tâm đến nhau. Học nhiều không có nghĩa là có đạo đức.Tri thức rất cần cho phát triển nhân loại nhưng thiếu đạo đức thì nhân loại sẽ không tồn tại.

Khi những làn sóng văn minh đang đổ ập vào nước ta trong thời mở cửa, đề cao quan niệm giáo dục đứng dắn của người xưa là caáh thiết thực để kìm hãm những mặt tác hại từ những nước đã phát triển. Mặt khác nó còn có giá trị báo động sự băng hoại, phần nào, các giá trị truyền thống trong tâm lý cộng đồng, Đặc biệt là ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

"Tiên học lễ, hậu học văn" là phương châm giáo dục của Nho gia. Song bởi do được sử dụng trong khoảng thời gian quá dài ở cộng đồng người Việt nên nó đã được dân gian hoá, rất gần gũi với nhiều tầng lớp. Nguyên tắc giáo dục ấy chính là sự phối hợp giữa gieo mầm đạo đức, truyền dạy chữ nghĩa tri thức, đề cao đạo đức, khẳng định vai trò số một của giáo viên. Đây là lối đào tạo ưu việt mà từ ngàn xưa ông cha ta đã đúc kết nên
 
S

subon

Tiên học lễ, hậu học văn

Học lễ và văn – hay còn gọi là giáo dục hiện giờ – để giúp con-người trở nên người hơn, loại bỏ bớt thú tính mà con người vẫn thường tự hào so với con vật. Vấn đề Bạo lực học đường giờ đã thành một chủ đề nhan nhản khắp mọi nơi, nhưng chỉ mạnh ai người ấy làm. Nhà trường thì vì danh tiếng mà giấu chuyện? Những người-tình-cờ-thấy thì rất AQ rằng không liên quan đến mình và phải chăng người dân bây giờ trong xã hội phát triển lại quay về làm dân Vũ Đại thời ấy?.

“Cái gì không hợp lễ thì chớ nhìn.
Tiếng nào không hợp lễ thì chớ nghe,
Lời nào không hợp lễ thì chớ nói,
Việc nào không hợp lễ thì chớ làm”

Nếu đem câu nói này của Khổng Tử ra phân tích đối với trường hợp vụ nữ học sinh bị bạn đánh tại vườn hoa Lý Thái Tổ thì chúng ta có biết:

- Cái không hợp lễ: Nhìn bạn đánh bạn (vẫn khoanh chân, vẫn mở mắt nhìn, vẫn cổ xúy)
- Tiếng không hợp lễ: Nghe bạn bè rủ rê
- Lời không hợp lễ: Lời chửi bạn
- Việc không hợp lễ: Đánh bạn

Đừng để chữ “tuổi teen” trở thành một khái niệm đáng sợ và đáng xấu hổ sau này trong cuộc đời của mỗi con người. Hãy để nó đúng cái trẻ trung, thông minh của tuổi trẻ. Đừng đó nó là sản phẩm không đáng có của tất cả hỗn loạn đang diễn ra trong xã hội giao thời Việt Nam (giao giữa cái tập trung bao cấp – mở cửa giao lưu, giao giữa cái bảo tồn truyền thống – tiếp thu tư tưởng mới). Đừng để thế giới cười vào xã hội chúng ta rằng kẻ nông dân mắt toét được mở đời đã sính điệu. Buồn lắm, xót lắm…
 
H

healthyeconomy

Suy nghĩ đầu tiên về câu hỏi này là liệu người hỏi có thể nắm được ý nghĩa của câu này không? Khi mà đặt câu hỏi đã không được lễ độ lắm. Vì ở đây có biết bao nhiêu người đáng bậc cha chú vậy mà gọi họ bằng "em"? Lẽ ra khi hỏi phải chuyển tải câu này của thầy cô ở trường thành câu hỏi của mình và xưng hô đúng cách.

Khi một câu hỏi đã không đủ "lễ" trước tiên, thì sẽ khó lòng học và luận được "văn" với người khác. Đây chính là câu trả lời của tôi đó. Hãy nghĩ và rút ra bài văn nộp cô giáo từ chính sự việc này.

Chào bạn.
 
T

thugiang999

abcdefghijklmnopqrseugfvbdhbvuivbcshbvf njbhrnuxind,sm
 
Last edited by a moderator:
T

thugiang999

-MB: giới thiệuvaans đề cần nghị luận.
-TB:
1:giải thích
-lễ:là cách cư xử giao tiếp có văn hóa giữa người với người theo chuẩn mực đạo đức được xã hội quy định , hiểu rộng ra là đạo đức nói chung
-văn: có nghĩa là kiến thức của con người được tích lũy qua bao thế hệ
hậu, tiên: trước và sau
-câu nói không phải chú trọng lễ mà quên văn cả 2 đều có vai trò rất wan trọng
-tiên học lễ:trước tiên phải học lễ nghĩa học đạo đức
-hậu học văn:sau đó học để nắm được kiến thức bởi người có đạo đức còn cần phải có kiến thức, đạo đức làm cho kiến thức được sử dụng đúng hướng còn kiến thức làm cho đạo đức trở nên hữu dụng tỏa sáng
2. trình bày suy nghĩ của bản thân
-truyền thống học này đã bị mai một
+ học sinh:nhiều học sinh đã có hành động vô lễ đối với thầy cô
+phụ huynh:không lo rèn luyện cho con len
+thầy cô:không dốc hêt sức vào việc rèn luyện , để xảy ra tiêu cực trong học tập
3. nguyên nhân
-xã hội thay đổi những giá trị truyền thống dần dần bị mất đi k được coi trọng,nền kinh tế thị trường tác động và chi phối đến mọi mối quan hệ trong xã hội
-giáo dục gia đình và nhà trường:chưa phối hợp với nhau chữ lễ còn bị xem nhẹ.
4 rút ra bài học
+ tìm hiểu rõ truyền thống tốt đẹp của cha ông
+bản thân phải chú ý rèn luyện cả lễ lẫn văn.
-KB: khẳng định đây là truyền thống tốt đẹp cần được phát huy
+nêu một vài biện pháp để khắc phục tình trạng hiện nay



1 bài văn nghị luận xã hội chúng ta k nên làm quá dài
 
Last edited by a moderator:
Top Bottom