Nghị luận, bàn luận, lập luận về nói

S

smhoa

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Mình có 4 đề sau, mình nhờ các bạn giúp đỡ góp ý cho mình
* Yêu cầu: đoạn văn 10câu; sửa dụng thao tác LẬP LUẬN, BÌNH LUẬN
* Chủ đề:
a) Chống nói tục
b) Biết nói "cảm ơn"
c) Biết nói "xin lỗi"
d) Cách nói nhã nhặn
e) Tại sao phải ăn nói văn minh lịch sự
Thanks everyone
 
G

greenstar131

Trong cuộc sống, chúng ta thường dùng lời nói để trao đổi thông tin, để diễn đạt ý tưởng hoặc để bày tỏ, biểu lộ tâm tư tình cảm của mình… Nói chung, nhờ lời nói mà con người có thể hiểu nhau và dễ đến gần nhau hơn. Nói thì dễ nhưng nói như thế nào để không mất lòng người nghe, nói như thế nào để “lọt” đến xương, nói làm sao để “mật ngọt chết ruồi” thì không dễ chút nào, nhất là những lúc ta đang “nổi khùng” thì ta càng dễ nói tầm bậy. Vì thế cha ông ta có khuyên: “Uốn lưỡi bảy lần trước khi nói”, vì lời nói bay đi thì không thể lấy lại được, nên ta hãy cẩn thận trước khi nói.
Tâm lý chung của con người là thích nghe ngọt. Những lời nói tốt đẹp không làm chúng ta tốn kém tiền bạc hay hao tổn sức lực, nhưng nó đem lại nhiều ích lợi và làm cho người nghe được an ủi, khích lệ và làm cho tình thân giữa ta với người khác được thêm thắm thiết đậm đà. Dĩ nhiên, chúng ta không nên vì “lựa lời” mà nói với nhau những lời giả dối. Trái lại, chúng ta cần nói thật với nhau bằng tấm lòng yêu thương.
Lại có một câu chuyện kể lại rằng:
Ngày xưa có một ông vua nước Ai-cập gửi cho nhà hiền triết Bias một con vật vừa quý lại vừa hiếm để tế lễ các thần minh. Thế nhưng, ông vua này muốn chơi khăm nhà hiền triết một vố, bèn phán:
- Sau khi cúng kiếng xong, ngươi phải trả lại cho ta cái gì vừa tốt nhất lại vừa xấu nhất nơi con vật quý hiếm ấy.
Nhà hiền triết cũng không phải là tay vừa, bèn xẻo ngay cái lưỡi trao cho ông vua. Cử chỉ đó gián tiếp nói lên rằng:
- Cái lưỡi là phần tốt nhất nếu biết sử dụng, nhưng đồng thời cũng là phần xấu nhất nếu không biết sử dụng.
Đúng thế, cái lưỡi là một bộ phận quan trọng để phát ra tiếng nói. Tiếng nói là một phương tiện hữu hiệu để chuyển đạt cho người khác biết những tư tưởng, những ý nghĩ, những ước muốn thầm kín; nhờ đó bắc lấy một nhịp cầu cảm thông. Lưỡi đóng một vai trò quan trọng như vậy, song cái lưỡi cộng với lời nói lại chính là nguyên cớ làm cho chúng ta dễ vấp phạm hơn cả, bởi vì chúng ta có thể vấp phạm ở bất kỳ đâu, trong bất cứ lúc nào và với bất kỳ ai.
Tục ngữ cũng đã có câu:
“Không nọc nào độc cho bằng cái lưỡi”. Hay:
“Lưỡi không xương nhiều đường lắt léo”.
Một lời nói thiếu suy nghĩ được sánh ví như đổ thêm dầu vào lửa, làm bừng lên sự tức giận, thiêu huỷ hết tình ruột thịt cũng như tình nghĩa anh em. Hơn nữa, trong cộng đoàn tu trì gồm những con người từ “khắp tứ phương thiên hạ”, mỗi người mỗi tính nết, mỗi người một kiểu sống khác nhau, nên không thể tránh được hết những va chạm, những bực bội, những buồn phiền… Nhiều khi chính chúng ta lại là những người gây ra những đau khổ, buồn phiền cho người khác chỉ bằng những lời nói thiếu cân nhắc trước sau.
Cụ thể ngay trong cuộc sống hàng ngày, nhiều khi có thể vô tình thôi, chúng ta chọc ghẹo anh chị em mình bằng những lời nói nghe hơi… “rát tai”, nghe mà “đau nhói cả tim”. Nhiều khi chúng ta chỉ muốn nói cho sướng cái miệng của mình, nhưng lại không để ý đến nỗi đau của người anh chị em mình khi phải nghe những lời chọc ghẹo đó.
Do vậy, trong cộng đoàn tiếng cười là cần thiết, nó đem lại niềm vui cho cộng đoàn là điều cần làm và nên làm. Nhưng chúng ta cũng cần phải ý tứ hơn nữa trong những lời chọc vui để những lời chọc vui đó không những đem lại niềm vui cho mình mà còn làm cho người bị chọc cũng được vui cười thoải mái. Dựa vào lời nói, người khác có thể biết được phần nào tâm hồn của chúng ta. Được yêu mến và kính trọng hay bị khinh bỉ và ghét bỏ, một phần lớn là do cái lưỡi và lời nói của chúng ta. Như thế, cái lưỡi đã đóng một vai trò quan trọng trong việc hình thành uy tín và thế giá của mỗi người, như một câu danh ngôn đã dạy: “Lưỡi người khôn ngoan tạo nên danh dự, còn mồm kẻ ngu dại gây đổ vỡ tan hoang”. Bởi đó, ta cần phải biết đắn đo cân nhắc trong cách ăn nói của mình để tránh đi những hiểu lầm, đau khổ cho người khác. Phải sử dụng lời nói như một phương tiện, giúp chúng ta cảm thông và xích lại gần nhau hơn “vui lòng khách đến vừa lòng khách đi” là vậy. Ý thức được tầm quan trọng của ngôn từ, chúng ta hãy chú ý những ngôn từ chúng ta dùng trong ngày. Phải có trách nhiệm khi sử dụng ngôn từ, bởi vì qua những lời chúng ta nói, chúng ta có thể đem lại niềm vui Phục sinh nhưng cũng có thể đem lại đau khổ thập giá cho những anh em trong cộng đoàn và chúng ta cũng nên lắp đặt một… “Cái thắng” vào miệng, để những lúc ngứa mồm, muốn phát ngôn bừa bãi, thì biết “stop” lại đúng nơi và đúng lúc. Để kết thúc, xin mượn câu nói của cha ông ta nói về ngôn từ: Hãy uốn lưỡi bảy lần trước khi nói. Hoặc Lựa lời mà nói khó thay ! Tiếng chì, tiếng bấc thường hay “chàng ràng” Khi ai mở miệng nói ngang Thì ta chắc chẳng ngại “phang”…. “mỹ từ” Một tia lửa nhỏ sơ sơ Khu rừng lớn mấy mặc dù, cháy tiêu Giữa ngàn thế sự đảo điên Có ai áp dụng lời khuyên bao giờ Lời nói không mất tiền mua Lựa lời mà nói cho vừa lòng nhau !
 
Last edited by a moderator:
G

greenstar131

Nói cảm ơn bằng tiếng việt.

'' Gần nhà tôi có một cô bé 5 tuổi, mỗi lần bé sang chơi nhà tôi đều có đồ chơi cho bé. Lần nào nhận quà, bé cũng ngoan ngoãn vòng tay nói: "Em cảm ơn chị ạ!”.Tiếng trẻ con bi bô, nũng nịu nói lời biết ơn khiến tôi và mẹ bé rất vui và tự hào về sự ngoan ngoãn đó.


Câu chuyện nhỏ đó luôn nhắc nhở tôi về ý nghĩa của lời cảm ơn. Đó không đơn thuần chỉ là sự biết ơn mà là một văn hóa giao tiếp, thậm chí là phải luôn “vắt trên vành môi” và càng ngày tôi càng cảm nhận sự hiện diện thường trực đó trong sinh hoạt thường ngày của người Việt.
Đi ra đường, được người khác nhắc tắt đèn pha, gạt chống xe. Cảm ơn!


Hàng xóm hỏi han nhau lúc tối lửa tắt đèn. Cảm ơn! Lạc đường, hỏi thăm bác xe ôm. Cảm ơn!


Nhận được một lời chúc mừng vào ngày tốt nghiệp. Cảm ơn!


Nếu cuộc đời là cho và nhận thì nói hai tiếng cảm ơn quả thật là cả một nghệ thuật. Cho đi lời nhắc nhở, một sự quan tâm và chia sẻ để nhận lại sự biết ơn chân thành. Cho đi hai tiếng cảm ơn để nhận lại niềm vui trong ánh mắt.





Nhưng dần dà trong cuộc sống hiện đại dường như nghệ thuật cho và nhận đó đang dần bị Tây hóa.
Buổi trưa nắng chang chang, những dòng người ngược xuôi như cuốn cả con đường. Một cô sinh viên dắt chiếc xe đạp nặng nề qua các ngã tư. Lốp xe bị thủng. Thoáng thấy chỗ vá xe gần đó, cô mừng rỡ dắt xe lại. Sau 5 phút, lốp xe lại căng tròn. Cô trả 3.000 đồng cho bác thợ già nua, đen nhẻm và nói: "Merci". Rất có thể bác thợ ấy chưa kịp hiểu cô sinh viên Việt ấy vừa nói cảm ơn bằng tiếng Pháp.


Buổi sáng mẹ gọi điện cho con gái đang trọ học trên thành phố để gọi dậy, nhắc nhở ăn sáng và uống thuốc, hôm qua cô gọi điện về bảo đang bị cảm sốt. Sau cả quãng hỏi han, dặn dò của mẹ, con gái nũng nịu cười và buông tiếng "Thanks” gọn lỏn.


Hôm nay nhóm thuyết trình về văn hóa ma chay, cưới hỏi của người Việt xưa và nay, nhóm đã thực hiện rất tốt. Với những hình ảnh, câu chuyện dẫn chứng sinh động, nhóm đã thể hiện được những nét đặc trưng cơ bản và rất phong phú, đậm đà bản sắc dân tộc của người Việt. Trong phần phát biểu cuối cùng, nhóm dành hẳn một “siêu ý tưởng” chăm chút cho dòng chữ “Thanks for listening”.


Dẫu biết với nhịp độ sống hiện đại, sự hội nhập quốc tế như ngày nay, việc giao lưu văn hóa thế giới là tất yếu, không loại trừ ngôn ngữ. Thế nhưng tiếng Việt mình giàu và đẹp biết bao, vậy nếu bạn là người Việt, hãy đừng ngại nói lời cảm ơn bằng chính ngôn ngữ đẹp và giàu ấy nhé!''
Nguồn: trường trực tuyến .vn
 
Last edited by a moderator:
S

smhoa

Thanks bạn nhiều...nhưng ở đây có 4 đề lận, mỗi đề viết 1 đoạn cỡ 10 câu (thêm ý càng tốt). bạn nhớ ghi name đề bài mà bạn gửi nha.
 
Top Bottom