Trả lời
Nguyễn Ái Quốc không chỉ là vị lãnh tụ cách mạng vĩ đại của cách mạng Việt Nam mà còn là một tác gia văn học lớn của văn học Việt Nam hiện đại.
- Truyện ngắn "Vi hành" được Người viết vào năm 1923, khi đang hoạt động cách mạng ở Pháp. Nhân chuyến đi của của vuaKhải Định sang Pháp dự Đấu xảo thuộc địa ở Mác xây. Sự ngu *** lốlăng của tên vua bù nhìn vô dụng,sự thâm độc, tàn bạo mất nhân quyền của thực dân Pháp, đó là những nội dung được tác giả khắc học sâu sắc trong tác phẩm văn học thông qua nghệ thuật trào phúng.
2. Nghệ thuật trào phúng trong văn học:
- Nghệ thuật trào phúng luôn hướng tới việc tạo ra tiếng cười châm biếm, đả kích với đối tượng trào phúng - đối tượng trào phúng thường là cái xấu, cái vô dụng, không có giá trị của con người hay văn học. Tiếng cười trào phúng vì thế luôn là vũ khí sắc bén để đấu tranh với kẻ thù.
- Trong truyện ngắn "Vi hành", đối tượng trào phúng chính là tênvua bù nhìn Khải Định ngu ***, hèn nhát và lố lăng; là thực dân Pháp với chính sách khai thác thuộc địa tàn bạo, sự vi phạm nhân quyền đối với người Việt Nam yêu nước ngay trên đất Pháp. Tác giả Nguyễn Ái Quốc đã sử dụng những bút pháp trào phúng độc đáo, linh hoạt và đa dạng từ cách nói ngược, những cách chơi chữ thâm thúy, những câu hỏi giả định chua chát... đến việc sử dụng những bút pháp hiện đại rất được người Pháp bấygiờ ưa chuộng như: viết thư, xây dựng tình huống... Có thể đề cập đến hai bình diện chính sau đây trong nghệ thuật trào phúng của"Vi hành".
2.1. Nghệ thuật xây dựng tình huống:
- Tiếng cười trào phúng đã xuất hiện ngay trong tình huống nhầmlẫn vừa trớ trêu vừa độc đáo của"Vi hành" - đó là việc một đôi thanh niên người Pháp lầm tưởngNguyễn Ái Quốc là vua Khải Định đi vi hành. Tình huống này đã đạt được những hiệu quả châm biếm sâu sắc:
+ Giữ được thái độ khách quan cho người kể chuyện khiến chân dung Khải Định hiện lên là do cách nhìn, cách đánh giá của người dân Pháp.
+ Tăng thêm tính châm biếm sâu sắc: dân Pháp là dân gần 200 năm không có vua nên một ông vua Phương Đông sẽ thành một thứ đồ cổ kỳ quái và lạc lõng, lại trong sự quan sát của những thanh niên Paris đang háo hức những trò giải trí mới lạ. Chính vì thế bộ dạng Khải Định càng trở nên hài hước, lố bịch hơn. Nhờ sự"nhầm lẫn" ấy mà tuy Khải Định không hề xuất hiện, chân dung hắn vẫn hiện ra chân thực, sống động từ trang phục, dáng điệu, ngoại hình, cho đến hành vi, hắn vẫn hiện nguyên hình là một tên vua bù nhìn ngu ***, lố lăng, hèn đớn, là một thằng hề đến mua vuicho dân Pháp, là một con rối chính trị của thực dân Pháp.
- Cũng nhờ tình huống "nhầm lẫn" độc đáo, đối tượng trào phúng của "Vi hành" không chỉ dừng ở Khải Định. Tác giả đã nhân sự "nhầm lẫn" của đôi thanhniên mà liên tưởng tới cái gọi là"nhầm lẫn" của chính phủ Pháp, mật thám Pháp, tố cáo những hành vi vi phạm nhân quyền của Pháp với những người Việt Nam yêu nước ngay trên đất Pháp.
2. 2. Dùng hình thức viết thư
- Hình thức viết thư mang tính chất tự do phóng túng giúp tác giả có thể chuyển giọng, chuyển cảnh linh hoạt, có thể bộc lộ cảm xúc, có thể liên tưởng từ chuyện này sang chuyện khác, từ đối tượng này sang đối tượng khác. Sau mỗi lần liên tưởng, sự hèn đớn vô dụng và nhân cách đê tiệncủa Khải Định lại hiện rõ hơn.
- Hình thức viết thư được sử dụngsáng tạo giúp tác giả đả kích châm biếm cùng lúc nhiều đối tượng, ở nhiều phía bằng những giọng điệu, tạo tính hài hước đặc biệt hấp dẫn - đó là việc đặt những câu hỏi giả định, là cách nói ngược, là cách sử dụng một hệ thống ngôn ngữ sắc sảo, linh hoạt đầy biến hóa, đặc biệt giàu tính đả kích, giễu cợt.