Nghệ thuật giải phóng con tin

H

hocmai.cskh

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Hôm nay mình giới thiệu một phần trích dẫn của cuốn sách "Nghệ thuật giải phóng con tin". Trước khi đọc những gì viết trong đó, bạn cần hiểu "con tin" ở đây là nói về cái gì. Nó không phải là con tin như những gì ta thỉnh thoảng vẫn được nghe trên tivi, trên báo đài về những vụ bắt cóc. Mà "con tin" ở đây chính là tâm hồn, là cảm xúc của chính bản thân trước những tác động của ngoại cảnh

Phần 1: Bất lực - Liều thuốc độc giết người


Khoảng 2.500 năm về trước, Lão Tử đã viết rằng: Vấn đề lớn nhất trong trời đất này là con người ta nhận thấy bản thân bất lực.

Theo nhà tâm lý học Martin Seligman, trong những lức thần kinh căng thẳng, nếu chúng ta càng cảm thấy mất kiểm soát thì tổn thương càng trầm trọng. Những ai có cảm giác của 1 con tin sẽ có thể biểu hiện cái mà Seligman gọi là "thái độ bất lực qua học hỏi". Đây là đặc điểm của người không còn cảm giác tự chủ, hay nói cách khác, họ thiếu cảm giác về kiểm soát thực tại.

Trong nghiên cứu về mối quan hệ giữa sự sợ hãi và quá trình học hỏi. Seligman tình cờ khám phá ra 1 hiện tượng nămgf ngoài dự kiến khi thực hiện các thí nghiệm trên chó = cách sử dụng phương pháp của Pavlov (Pap-lốp). Nhà sinh lí học người Nga Ivan Pavlov đã phát hiện ra rằng khi đặt thức ăn trước mặt chó, chúng sẽ chảy nước dãi. Sau đó ông nhận thấy rằng nếu lặp đi lặp lại việc rung chuông trước khi cho chó ăn thì dần dần khi rung chuông chúng sẽ chảy nước dãi thậm chí ngay cả lúc ko co thức ăn trước mặt. Chúng đã học đc cách liên hệ tiếng chuông với thức ăn.

Trong thí nghiệm của Seligman, thay vì sử dụng tiếng chuông để liên hệ với thức ăn, ông bố trí tiếng chuông với việc làm sốc vô hại khi nhốt con chó vào 1 chiếc võng, trong suốt quá trình "học tập" của nó. Sau khi học đc mối liên hệ, con chó sẽ cảm thấy sợ hãi mỗi khi nghe thấy tiếng chuông, sau đó bỏ chạy hoặc biểu hiện các hành vi lẩn trốn khác.

Seligman bèn nhốt con chố "đã hình thành phản xạ có điều kiện" vào trong 1 chiếc lồng đc chia ra làm 2 ngăn bởi 1 vách ngăn thấp. Con chó có thể dễ dàng phát hiện ra cái vách ngăn và nhảy qua nếu nó muốn. Tiếng chuông rung lên, Seligman thực sự ngạc nhiên khi con chó ko có phản ứng gì.

Ông tiếp tục lặp lại thí nghiệm này nhiều lần khác nữa nhưng kết quả ko hề thay đổi. Con chó vẫn nằm im trong lồng. Sau đó, Seligman thực hiện thí nghiệm trên 1 con chó chưa hình thành phản xạ với tiếng chuông, thì đúng như dự liệu, ngay lập tức nó nhảy qua ngăn lồng bên kia.

Điều mà con chó đã hình thành phản xạ học được là khi ở trong tình trạng bị gây sốc, chạy trốn là điều vô ích. Vì vậy nó đã ko tìm cách chạy trốn ngay cả trong những tình huống mà nó có thể làm vậy. Con chó đã học đc cách để trở nên bất lực và thụ động-hay nói cách khác,nó đã học đc cách để trở thành con tin.
 
H

hocmai.cskh

Phần 2: Hội chứng Stockholm và trạng thái tâm lí con tin

Các nhà tâm lí học đã chứng minh rằng, khi con người bị rơi vào hoàn cảnh trở thành con tin của người khác hoặc của chính bản thân mình, thì giữa họ hình thành 1 mối liên hệ về cảm xúc bất thường. 2 ví dụ dưới đây sẽ minh chứng cho điều đó.

VD1: Ngày 23/8/2973, hai tên cưới có trang bị súng máy đã đột nhập vào 1 ngân hàng ở Stockholm, Thụy Điển. khi bị dồn vào đường cùng, chúng đã bắt cóc 4 người, trong đó có 3 phụ nữ và 1 đàn ông trong vòng 131 tiếng đồng hồ, Các con tin bị trói cùng thuốc nổ và bị giam giữ dưới mái vòm của nhà băng cho tới khi đc giải thoát 5 ngày sau đó. Trong suốt 5 ngày, diễn ra cuộc bao vây, các cơ quan chức năng đã lo sợ trươc sự chống đối ngày càng tăng của các con tin đối với lực lượng an ninh. Nhưng người bị bắt giữa dần dần cảm thấy chính nhóm bắt cóc đang bảo vệ họ chống lại cảnh sát. Sau khi đc thả tự do, họ vấn tiếp tục tỏ thái độ chỉ trích gay gắt lực lượng giải phóng con tin mà trên thực tế chính những kẻ bắt cóc mới là người lợi dụng, đe doạn tới mạng sống của họ. Các bài phỏng vấn đc thực hiện sau đó cho thấy rằng những người bị bắt cóc đã trợ giúp những kẻ đã uy hiếp mình đồng thời rất lo sợ giới chức trách, những người đã tới để giải cứu họ. 1 phụ nữ sau đó còn hứa hôn với 1 người trong nhóm bắt cóc, người khác thì gây quỹ ủng hộ. Rõ ràng các con tin đã có mối quan hệ về mặt tình cảm với kẻ bắt cóc.

VD2: Cô Patty Hearst đc thừa kế 1 gia tài hàng triệu USD bị lực lượng giải phóng Symbioness (SLA), 1 phong trào du kích tự phátowr Mỹ đấu tranh cho các quyền bình đẳng xã hội , bắt cóc vào tháng 2/1974, Patty nhanh chóng gia nhập vào tổ chức này, đồng thời còn cùng chúng thực hiện nhiều vụ cướp ngân hàng.

Hội chứng Stockholm là 1 trong những hiện tượng thú vị nhất về hành vi gắn bó và liên kết của con người. Đây là cơ chế sinh tồn khiến con tin trong trạng thái hoảng loạn về cảm xúc vì phải đối diện với tử thần, với sự sợ hãi, bắt đầu nảy sinh cảm giác biết ơn với kẻ đã bắt cóc mình vì vẫn đc sống sót. Thêm nữa sự biết ơn này càng trở nên sâu sắc hơn khi con tin đc cung cấp thức ăn, nước uống, dc pháp đi lại tự do. Tất cả những "đặc ân" này đã góp phần củng cố mối quan hệ cảm giữa đôi bên.
 
H

hocmai.cskh

Phần 3: Tạo dựng liên kết - Phương thuốc giải độc

Liên kết chính là phương thuốc giải độc cho tình thế tiến thoái lưỡng nan của con tin

Sáng sớm thứ Bảy, ngày 12/3/2005, tại Atlanta, Ashley Smith đã bị Brian Nichols bắt cóc tại nhà riêng. Một ngày trước đó, Nichols đã nổ súng và giết hại bốn người trong 1 phiên tòa bao gồm quan tòa, viên phố cảnh sát trưởng quận, người viết biên bản tại tòa và 1 nhân viên an ninh liên bang. Ashley đã xoay sở để trốn thoát 1 cách bình yên vô sự. Vậy cô ấy đã vuwotj qua khó khăn này như thế nào? Smith đã tạo ra liên kết với Nichols. Gã đã nói với cô rằng:"Tôi ko muốn làm cô bị đau. Cô biết đấy, có thể đã có người nghe thấy tiếng kêu của cô. Và nếu đúng như vậy, cảnh sát sẽ tới đây và tôi phải bắt cô làm con tin. Như thế, tôi có thể sẽ phải giết cô cùng nhiều người khác nữa trước khi tự kết liễu. Tôi thật sự ko hề muốn chuyện đó xảy ra"

Smith cho biết, trong suốt giai đoạn cam go đó, cô đã nhẹ nhàng trò chuyện với Nichols, và từ chỗ là con tin, cô đã dần trở thành bạn tâm tình của hắn khi cả 2 cùng bàn luận về Chúa, gia đình, bánh kết, về những cuộc truy bắt tội phạm đang diễn ra bên ngoài ngôi nhà của cô. Họ thậm chí còn cùng nhau xem bản tin nói về cuộc thảm sát do hắn gây ra. Sau đó, cô còn đọc cho hắn nghe 1 đoạn trích trong cuốn The Purpose-Driven Life (tạm dịch: Sống theo mục đích) của linh mục Rich Warren, từ đó giúp hắn xác định đc đâu là đích đến thực sự của cuộc đời hắn.

Smith đã kể cho Nichols nghe về con gái của mình và hắn cũng kể về đứa con trai vừa mới chào đời vào đêm hôm trước, từ đó đã xuất hiện một mối liên hệ giữa 2 người. Chồng của Smith đã mất cách đây 4 năm và cô nói với hắn rằng nếu hắn giết cô, đứa con bé bỏng của cô sẽ mồ côi cả cha lẫn mẹ.

Khi Nichols bày tỏ cuộc sống đối với hắn coi như đã chấm dứt, Smith đã cố gắng thuyết phục hắn rằng hắn sống tới bây giờ đã là 1 điều "kì diệu". Màn đêm lặng lẽ trôi qua kéo theo những giọt nước mắt chảy dài trên khuôn mặt Nichols, hắn cởi trói cho cô. Và tới buổi sáng hôm sau, Nichols đã hoàn toàn bị lấn át khi Smith làm cho hắn những chiếc bánh kếp = thứ bơ hảo hạng. Hắn nói với cô rằng, hắn chỉ mong có 1 cuộc sống bình dị. Trước khi ra bước ra khỏi cửa, Nichols nói những lời sau cùng với Smith: Cho tôi gửi lời chào tới con gái cô nhé"

Chúng ta có thể bị chính bản thân mình hoặc những người khác bắt làm con tin ở bất kì thời điểm nào và bất kì nơi đâu. Thật may mắn khi hầu hết chúng ta ko bị bắt cóc bởi những kẻ có vũ trang. Tuy nhiên, chúng ta lại có thể trở thành con tin khi đánh mất đi sức mạnh của bản thân và tự cho phép mình có cảm giác bị mắc bẫy, bất lực. Cho dù hoàn cantr đẩy chúng ta vào tính thế của con tin có thể nhỏ = con kiến như bị đồng nghiệp chỉ trích hay lớn động trời như cuộc đấu tranh ko khoan nhượng với cấp trên, thì chúng ta đều gặp vô vàn khó khăn trong việc giải quyết vấn đề theo chiều hướng tích cực.

Tính tiêu cực xuất hiện từ sự bất lực là liều thuốc độc làm hại tâm hồn. Con người ta có thể dần dần tiếp thu đc cảm giác bất khả kháng thông qua các phản ứng lặ đi lặp lại đối với cùng 1 vấn đề. Chúng ta tự kỉ ám thị rằng " mọi hành động đều vô vọng và không mang lại kết quả gì", vì vậy chúng ta sẽ từ bỏ và rơi vào cảm giác của con tin

Phương thuốc để giải độc cho "chứng bệnh" này là mối liên kết về mặt cảm xúc. Bằng cách kết nối với mọi người cũng như các mục tiêu, chúng ta có thể tạo ra những mối ràng buộc giúp chúng ta cảm thấy mạnh mẽ và tự tin hơn. Liên kết là cơ chế sinh tồn của loài người. Nhờ có liên kết, cuộc sống của chúng ta trọn vẹn và phong phú hơn.

Hãy khắc cốt ghi tâm rằng chúng ta luôn có cơ hội lựa chọn trong cách suy nghĩ, cảm nhận và hạnh động. Cuộc đời thay đổi khi trạng thái tâm hồn chúng ta thay đổi. ohjc cách để ko bị rơi vào tình trạng con tin cho chính mình và người khác giúp chúng ta quản lý cuộc sống mà ko nhất thiết phải thay đổi môi trường xung quanh.

Nếu chỉ mải miết tìm kiếm sự thỏa mãn ở bên ngoài, chúng ta sẽ chỉ tìm thấy cảm giác hài lòng phù du. Để cuộc sống thực sự thay đổi, chúng ta phải nhìn sâu vào bản thân mình. Khi chúng ta quyết định lựa chọn sẽ hợp tác hay thậm chí là nhượng bộ, thỏa hiệp, chúng ta sẽ ko ở trong vị thế của kẻ bị bắt cóc nữa. Nếu nhận thức dc rằng trong bất kì hoàn cảnh nào, chúng ta đều có quyền lựa chọn thì chúng ta sẽ nhìn nhận hoàn cảnh đó theo chiều hướng tích cực hơn.

Chúng ta có thể chọn cách sống mà trong tất cả các mối quan ệ, chúng ta ko bị lệ thuộc và làm con tin cho bất cứ ai hay bất cứ điều gì. Liệu điều này có đồng nghĩa với việc chúng ta sẽ ko phải đối mặt với thử thách cũng như ko phải chịu đựng những nỗi thất vọng ? Không hoàn toàn như vậy, tự do ko có nghĩa là sống cách biệt- con người vẫn cần thể hiện sự nhượng bộ với xung quanh, nhưng sự nhượng bộ đó bắt nguồn từ trạng thái tích cực chứ ko phải tiêu cực cùng lối suy nghĩa của 1 kẻ bất lực.

Chúng ta có thể nhận ra rằng nếu tác động trở lại theo lối công kích hoặc tự vệ thì hậu quả là hoặc chúng ta sẽ bị bắt làm con tin hoặc chúng ta bắt người khác làm con tin. Do vậy, chúng ta phải lựa chọn phương pháp phản ứng, cần tập trung tinh thần vào từng lời nói, từng tác động qua lại với người khác.

Nếu chúng ta có khả năng nhận biết dc những phản ứng xúc động lặp đi lặp lại 1 cách vô thức thì chúng ta có thể chặn đứng đc tình trạng thiếu tự chủ của bản thân.

Bằng cách thấu hiểu chính mình cũng như lối vận hành của trí óc, chúng ta có thể học đc cách giải phóng bản thân khỏi những mối ràng buộc tình thần và đưa ra những quyết định đứng đắn


(Trích: Nghệ thuật đàm phán giải phóng con tin)
 
H

hocmai.cskh

Chương II: Khám phá tự do qua đôi mắt

Tiếp tục những chương tiếp theo trong cuốn " Đàm phán giải phóng CON TIN"

Năm 1998, Ben Lecomite, một thanh niên người Pháp đang sinh sống tại Mỹ, đã bơi qua Đại Tây Dương. Lênh đênh trên biển suốt 80 ngày trời để hoàn thành cuộc hành trình dài 6 000 km, vậy đâu là động lực của chàng trai này? Anh ấy muốn tưởng nhớ tới người cha đã mất vì ung thư ruột sáu năm về trước. Cùng lúc, Lecomte cũng muốn quyên góp ủng hộ cho việc nghiên cứu và cảnh tỉnh mọi người về sự nguy hiểm của un thư, Ben đã huy động được hơn 175 000 USD

Lecomte cho biết: "Sự ra đi của cha đã để lại 1 khoảng trống lớn trong cuộc đời tôi, Khôngg lâu sau khi phải chống chọi với căn bệnh quái ác, cha tôi đã qua đời ở cái tuổi còn rất trẻ, 49. Do vậy, tôi đã quyết định thực hiện kế hoạch này với mục đích đóng góp hết sức mình vào cuộc chiến chống lại ung thư. Chính điều này đã thôi thúc tôi thực hiện giấc mơ cháy bỏng của mình là bơi vượt qua Đại Tây Dương"

Lecomte đã luyện tập trong 6 tháng trời trước khi thực hiện cuộc hành trình này. Anh kể lại rằng trong tâm trí anh luôn hiển hiện hình ảnh của người cha quá cố khi ông dạy anh tập bơi. Suốt chặng đường khó khăn, mỗi ngày, anh phải ngâm mình dưới nước trong 6h bên cạnh 1 chiếc thuyền cứu hộ luôn phát ra điện từ sau 7m để xua đuổi cá mập. Mất hơn 4h 1 ngày cho việc ăn uống, Ben mới có đủ hơn 9 000 calo phục vụ cho việc chống chọi với những trận bãi có cường độ mạnh cấp 8, nhưng cơn gió có vận tốc 110km/h hay những ngọn sóng cao tới 6m, không những thứ anh còn phải đương dầu với rùa biển, cá heo, sứa và làn nước lạnh đến ghê người.

Khi bắt đầu cuộc hành trình khó khăn này, anh đã ngỏ lời cầu hơn với người bạn gái của mình. Cô ấy trả lời rằng hãy đề cập đến chuyện này "ở bên kia bờ đại dương". Giữa đường, trong tình trạng mệt lử của 1 người anh hùng đang trên đường thực hiện hành động lịch sử, nhưng cô gái vẫn từ chối. Chỉ khi đặt trên lên phần đất liền của nước Pháp xa xôi, trong lần thứ 3 cầu hôn, anh mới nhận được sự đồng ý của cô gái trẻ



Liệu chàng trai này có ngốc nghếch đến độ vượt qua quãng đường 6 000 km trong 80 ngày trời đối mặt với những điều kiện tự nhiên khắc nghiệt nhất, chống chọi với những hiểm nguy đang bủa vây anh cả bên trên lẫn bên dưới mặt nước? Không, hoàn toàn không. Trong thực tế, anh ấy có động lực cao hơn bất cứ chướng ngại nào. Động lực đó được gây dựng từ tình yêu, lòng quyền luyến và các mối quan hệ: tưởng nhớ tới người cha, theo đuổi đam mê và ngỏ lời cầu hơn với bạn gái.

Bạn có thể vượt qua Đại Tây Dương không? Tôi đang thực sự nghiêm túc khi đặt ra câu hỏi này. Bạn có thể chứ? Tôi không có ý hỏi bạn có muốn thực hiện việc này không, tôi chỉ muốn hỏi bạn có khả năng thực hiện hay ko thôi?

Câu trả lời là có, bạn hoàn toàn có thể.


Khả năng luôn tồn tại trong tất cả chúng ta ngay cả khi chúng ta có những giới hạn về thể chất. Lecomte không phải là 1 vận động viên chuyên nghiệp, anh ấy là nhân viên của 1 hãng hàng không. Làm sáng tỏ những động cơ thúc đẩy chính là chìa khóa để chúng ta hành động = tất cả năng lực bản thân. Hiểu rõ động lực của chính mình sẽ giúp chúng ta chống lại nguy cơ bị biến thành con tin hoặc để người khác

Hành trình lịch sử của Ben hẳn nhiên sẽ khiến chúng ta vô cùng sửng sốt, nhưng điểm quan trọng nhất trong câu chuyện này chính là các anh ấy duy trì động lực. Nếu muốn hoàn thành 1 công việc quan trọng còn dở dang, bạn phải học được cách sử dụng đôi mắt của tâm hồn giống như Ben đã thực hiện. Vậy thật ra Ben đã làm gì? Anh ấy đã tập trung vào những lợi ích mà cuộc hành trình mang lại và gạt ra 1 bên nỗi đau đớn hay sự vô vọng mà anh phải đối mặt hàng ngày
 
H

hocmai.cskh

Phần 1: Tập trung bằng đôi mắt của tâm hồn

Trước khi bắt đầu làm một việc nào đó, chẳng hạn như trình bày vấn đề trước ban lãnh đạo hay đối mặt với một kì thi quan trọng, đã bao giờ bạn tự nhủ rằng mình sẽ thất bại hay chưa? Khi bạn nghĩ rằng điều gì đó sẽ tới, thường thì nó sẽ xảy ra. Đôi mắt của tâm hồn giúp chúng ta đạt được hầu như tất cả mọi thứ - miễn là bạ phải dành sự chú ý vào những kết quả tích cực. Tập trung vào hậu quả tiêu cực chắc chắn sẽ chỉ biến chúng ta thành những con tin mà thôi.

Nếu một đứa trẻ được chỉ bảo rằng “Không được làm tràn sữa ra khỏi cốc” thì rất có thể nó sẽ làm sữa dây ra bàn. Còn nếu bạn nói với nó “Cẩn thận kẻo ngã xe” thì nó lại làm đổ chiếc xe. Tại sao lại như vậy? Các nghiên cứu chỉ ra rằng bộ não chú yếu sử dụng hình ảnh để thu hút sự tập trung của đôi mắt tâm hồn. Vậy trong các trường hợp kể trên, trong đầu đứa trẻ hiện ra điều gì? Chắc chắn sẽ là hình ảnh của sữa làm tràn ly và chiếc xe đạp bị ngã song soài

Nhiều người không kiểm soát được cuộc sống, phải chịu đựng cảm giác thất vọng và bất lực chỉ vì họ tập trung vào những điều sai lầm – đó có thể là những điều họ muốn tránh hoặc những thứ họ đã bỏ lỡ. Thật quá dễ để hướng mọi sự chú ý vào các “rắc rối” và các trở ngại. Nhưng nếu làm như vậy, chúng ta sẽ biến chính mình thành con tin, và dẫn tới những hậu quả mà chúng ta không mong muốn chút nào. Khi đã là con tin, chúng ta sẽ cùng lúc bị áp chế bởi người khác và cả những phản ứng, suy nghĩ, cảm xúc nội tâm của chính mình. Hậu quả là chúng ta trở thành nạn nhân và xuất hiện những suy nghĩ tiêu cực, bất lực, cùng quẫn và hay mất kiểm soát

Joanne cho rằng Brian đã “chuyển hướng” cuộc họp mà cô đang điều hành khi có ý nghi ngờ phương pháp luận của cô. Ngay sau lời giới thiệu của Joanne, anh ta đã có những lời lẽ với mục đích làm cô mất thể diện. Từ đó anh ta đánh lạc hướng các thành viên khác trong ủy ban khiến họ thay vì tập trung vào vấn đề trọng tâm mà Joanne đang trình bày lại hướng sự chú ý vào cách tiếp cận vấn đề của cô. Sự gián đoạn bất thình lình này khiến Joanne mất bình tĩnh và làm hỏng buổi thuyết trình quan trọng của dự án mà cô và mọi người đã mất sáu tháng trời làm việc cật lực để chuẩn bị.

Mặc dù hành động của Brian làm xáo trộn cuộc họp nhưng chính Joanne mới là người khiến cuộc họp đảo lộn do cô quên mất mục đích chính của mình, Thực sự thì cô gái trẻ này không thể kiểm soát được tình hình và rơi và cái bẫy khi coi Brian mới là vấn đề cần giải quyết, Chính cảm xúc của cô đã vô tình tạo điều kiện để Brian bắt cô làm con tin. Thay vì phải chú ý vào kết quả tốt đẹp đặt ra trước buổi thuyết trình, cô lại để đôi mắt của tâm hồn tập trung vào nhhuwngx hành động phá hoại của Brian. Vật cô phải giải quyết tình huống này như nào? Những chuyên gia đàm phán giải phóng con tin sẽ làm gì trong hoàn cảnh như vậy?

Đâu tiên cô nên thể hiện sự nhượng bộ đối với Brian bằng cách nhìn nhận những điều anh ta nói “không phải là ko có lí” rồi hướng cuộc nói chuyện sang mục đích của cô cũng như mục đích của tập thể. Việc tự đứng ra bảo vệ mình sẽ đồng nghĩa với việc Joanne tự biến mình thành con tin ngay lập tức.

Tiếp theo cô có thể đặt ra một vài câu hỏi cho Brian để đánh lạc hướng anh ta hoặc sự dụng vai trò lãnh đạo của cô để làm rõ mục đích của buổi họp, từ đó cô có thể tập trung trở lại vào mục đích ban đầu.

Cuối buổi họp, Joanne có thể tổ chức một cuộc thảo luận nhỏ với Brian về phương pháp làm việc của cô. Bằng cách kiểm soát trạng thái và đôi mắt của tâm hồn, điều này giúp cô tránh không rơi vào tình cách phải làm con tin cho Brian và chính bản thân cô, Joanne đã tiến một bước dài trong việc đảm bảo thành công của mình.

Vận mệnh luôn nằm trong lòng bàn tay của mỗi con người.
 
Top Bottom