C
conu
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
ĐIỀU GÌ KHIẾN BẠN SỢ NHẤT KHI PHÂN TÍCH "VỢ NHẶT" - Phần I
... Nhà văn Kim Lân:
"Cái đói" là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Con người phạm tội và làm đủ chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái "mơ hồ" ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ."...
Thưa nhà văn, dịch đói năm 1944 -1945 đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của đồng bào ta. Ở các vùng nông thôn Bắc Bộ, hầu như gia đình nào cũng có người chết đói, anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái ly tán khắp nơi. Sự sống của mỗi người bị cái đói đe dọa từng ngày. Trong bối cảnh xã hội đó, truyện Vợ nhặt lại được viết ra thì thật lạ. Một cuộc sống vợ chồng, một nguồn sống cho một mầm sống tương lai tại sao lại được bắt đầu ảm đạm và phấp phỏng như thế?
Nhà văn Kim Lân: Dịch đói dạo đó thật khủng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói, vừa có người bỏ đi, dần dần mất hẳn. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác ở khắp nơi. Khi con người vị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con người họ sẽ biểu lộ ra. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần. Tôi được biết nhiều chuyện qua những năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Có những người đói ngày ngày bới rác tìm một mẩu thức ăn thừa, buổi tối họ lại về nằm cạnh nhau bàn tán về chuyện làng quê, chuyện mùa màng. Có người giữ nề nếp rất nghiêm dù đói khát, con cái đi xin mang phần về cho, ông ta vẫn áo the, đội khăn xếp ngồi giữa nhà để ăn. Có người đói xô vào cướp cám để ăn, bị đánh cũng chịu không đánh lại, họ biết rằng chuyện cướp cám của họ là sai nhưng họ vẫn phải làm vì đói. Nói tóm lại, bi kịch sống của mọi người vào thời điểm đó hầu như giống nhau: Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự.
Truyện Vợ nhặt khai thác khía cạnh sau cùng của cái bi kịch ấy.
Cái đói là đề tài của rất nhiều nhà văn. Cái đói trong Vợ nhặt có khác gì những cái đói khác mà các nhà văn thường mô tả?
Nhà văn Kim Lân: "Cái đói" là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Con người phạm tội và làm đủ chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái "mơ hồ" ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ.
Truyện ngắn Vợ nhặt được viết từ một tình huống có thật trong cuộc sống?
Nhà văn Kim Lân: Ban đầu tôi viết một truyện dài có tên là Xóm ngụ cư. Tôi viết đến chương thứ V thì dừng lại. Sau khi hòa bình lập lại, tôi và Nguyên Hồng làm tờ báo Văn. Trong bản thảo Xóm ngụ cư có một đoạn luôn ám ảnh tôi là đoạn viết về những người đói, về những buổi sáng ở vùng quê người ta phải ra chợ nhặt xác người đi chôn. Tôi viết lại chương đó thành truyện ngắn Vợ nhặt mà không đọc lại bản thảo cũ. Chuyện Vợ nhặt hoàn toàn không có thực mà do tôi sáng tạo ra. Không thể có một bà mẹ như thế, một cô con dâu như thế trong đời sống thực. Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau, không phải là sự giành giật nhau. Hoàn cảnh đặc biệt quá nên câu chuyện là lạ đó lại được hiện ra với vẻ chân thật. Vợ nhặt được rút ra từ tạp Con chó xấu xí, sau khi in ở tờ tuần báo Văn. Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng các nhân vật của truyện thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh.
Dân ngụ cư là dân đi ở đợ, không phải dân gốc nên thiệt thòi đủ thứ. Mở đầu truyện là mẩu hồi ức "Trước kia mỗi chiều" có vẻ yên ả nhưng cái hồi ức này quá ngắn, trôi qua quá nhanh. Hiện tại là cảnh đói khát ủ rũ, cảnh những người ăn xin "xanh xám như bóng ma", cảnh thây người chết "nằm cong queo bên đường". Vậy mà buổi chiều anh Tràng trở về với một vẻ mặt có "vẻ gì phởn phơ khác thường", một nụ cười tủm tỉm và "hai mắt thì sáng lên lấp lánh", bên cạnh lại có người đàn bà rón rén e thẹn. Đấy là một sự kiện quá ư lạ lùng giữa lúc người ta chỉ nghĩ đến sự sống - chết. Tràng khi đó có ý thức được việc mình làm?
Nhà văn Kim Lân: Tràng là anh chàng kéo xe bò thuê, công việc bấp bênh. Trong thời buổi bấy giờ, hẳn Tràng chẳng dám nghĩ đến chuyện lấy vợ, vì thủ tục cưới cheo hồi đó rườm rà, tốn kém lắm. Vậy mà tự dưng anh chàng lại "nhặt" được vợ. Sự kiện nhặt vợ quá buồn cười. Chỉ là một câu đùa, ai cũng biết là đùa, vậy mà cô kia cũng theo. Điều đó chứng tỏ cô ta cùng đường và sẵn sàng xông vào, bấu víu vào bất cứ cái gì có thể bấu víu được. Còn Tràng, tại sao lại dẫn cô ta về? Vì Tràng là một người nông cạn, không biết tính toán như người khác, cũng không ý thức được về hoàn cảnh của mình. Anh ta chỉ chậc lưỡi, theo đúng cách của một người hay "ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch". Đến lúc về tới xóm, trước ánh mắt, thái độ của dân xóm, Tràng mới kịp nhận ra sự thay đổi trong cuộc sống của mình. Anh ta chỉ cảm nhận sự thay đổi, còn ý nghĩa của nó như thế nào thì anh ta chưa thể hiểu.
Nhưng nhân vật thứ hai, người đàn bà thì hẳn hiểu hoàn cảnh của mình?
Nhà văn Kim Lân: Thị đã ở bờ vực. Số phận thị đã rõ ràng và thị hiểu được điều ấy. Cho nên thị đi bên Tràng mà đầu cúi xuống, chiếc nón rách "nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt". Thị mặc cảm, gần như nỗi mặc cảm của người nhận lời bán mình trước sự chứng kiến của nhiều người khác. Chính thế nên khi đám trẻ con mới đùa một câu thị đã tỏ vẻ khó chịu.
... Nhà văn Kim Lân:
"Cái đói" là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Con người phạm tội và làm đủ chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái "mơ hồ" ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ."...
Thưa nhà văn, dịch đói năm 1944 -1945 đã cướp đi rất nhiều sinh mạng của đồng bào ta. Ở các vùng nông thôn Bắc Bộ, hầu như gia đình nào cũng có người chết đói, anh em, vợ chồng, cha mẹ, con cái ly tán khắp nơi. Sự sống của mỗi người bị cái đói đe dọa từng ngày. Trong bối cảnh xã hội đó, truyện Vợ nhặt lại được viết ra thì thật lạ. Một cuộc sống vợ chồng, một nguồn sống cho một mầm sống tương lai tại sao lại được bắt đầu ảm đạm và phấp phỏng như thế?
Nhà văn Kim Lân: Dịch đói dạo đó thật khủng khiếp. Nhiều gia đình vừa có người chết đói, vừa có người bỏ đi, dần dần mất hẳn. Tôi tận mắt chứng kiến người chết đói nằm rải rác ở khắp nơi. Khi con người vị đẩy đến bờ vực cuối cùng của cuộc sống thì toàn bộ số phận và tính cách con người họ sẽ biểu lộ ra. Chết đói là một thực tế khốc liệt. Đó là cái chết từ từ, hao mòn dần, quằn quại dần. Tôi được biết nhiều chuyện qua những năm tháng đó. Cái đói hành hạ tất cả mọi người nhưng không át được sức sống đơn sơ của tâm hồn họ. Có những người đói ngày ngày bới rác tìm một mẩu thức ăn thừa, buổi tối họ lại về nằm cạnh nhau bàn tán về chuyện làng quê, chuyện mùa màng. Có người giữ nề nếp rất nghiêm dù đói khát, con cái đi xin mang phần về cho, ông ta vẫn áo the, đội khăn xếp ngồi giữa nhà để ăn. Có người đói xô vào cướp cám để ăn, bị đánh cũng chịu không đánh lại, họ biết rằng chuyện cướp cám của họ là sai nhưng họ vẫn phải làm vì đói. Nói tóm lại, bi kịch sống của mọi người vào thời điểm đó hầu như giống nhau: Đói. Nó vừa cay đắng, vừa đớn đau, đồng thời một mặt nào đó nó lại lóe lên những tia sáng về đạo đức, danh dự.
Truyện Vợ nhặt khai thác khía cạnh sau cùng của cái bi kịch ấy.
Cái đói là đề tài của rất nhiều nhà văn. Cái đói trong Vợ nhặt có khác gì những cái đói khác mà các nhà văn thường mô tả?
Nhà văn Kim Lân: "Cái đói" là nỗi lo lắng của con người ở tất cả mọi dân tộc và mọi thời đại. Cho nên đó là một đề tài cũng thuộc về bản chất của đời sống. Các nhà văn viết về cái đói ở khía cạnh tối tăm và bất lực của con người trước nó. Con người phạm tội và làm đủ chuyện dại dột khác chỉ vì đói. Khi tôi viết, ý tưởng thường trực trong tôi là những người đói dù thế nào đi nữa vẫn luôn luôn khao khát cuộc sống tốt hơn, vẫn tin tưởng một cách mơ hồ vào cuộc sống tương lai. Cái "mơ hồ" ấy là do cuộc sống thực tại luôn hành hạ họ.
Truyện ngắn Vợ nhặt được viết từ một tình huống có thật trong cuộc sống?
Nhà văn Kim Lân: Ban đầu tôi viết một truyện dài có tên là Xóm ngụ cư. Tôi viết đến chương thứ V thì dừng lại. Sau khi hòa bình lập lại, tôi và Nguyên Hồng làm tờ báo Văn. Trong bản thảo Xóm ngụ cư có một đoạn luôn ám ảnh tôi là đoạn viết về những người đói, về những buổi sáng ở vùng quê người ta phải ra chợ nhặt xác người đi chôn. Tôi viết lại chương đó thành truyện ngắn Vợ nhặt mà không đọc lại bản thảo cũ. Chuyện Vợ nhặt hoàn toàn không có thực mà do tôi sáng tạo ra. Không thể có một bà mẹ như thế, một cô con dâu như thế trong đời sống thực. Tôi muốn phân tích tâm trạng và thân phận của con người trong cái hoàn cảnh cùng đường ấy, nơi cuộc sống dường như không còn lối thoát. Tôi muốn hướng họ vào sự sống, sự thương yêu nhau, không phải là sự giành giật nhau. Hoàn cảnh đặc biệt quá nên câu chuyện là lạ đó lại được hiện ra với vẻ chân thật. Vợ nhặt được rút ra từ tạp Con chó xấu xí, sau khi in ở tờ tuần báo Văn. Bối cảnh của truyện là khi cái đói hoành hành khắp nơi. Nhưng các nhân vật của truyện thì đứng ở ngưỡng cửa của cái đói. Nơi ngưỡng cửa khốn khổ đó, họ sẽ chứng tỏ số phận và tính cách của mình, đồng thời ở nơi đó họ sẽ bắt đầu một niềm tin mới, một niềm hạnh phúc mới, dù là rất mong manh.
Dân ngụ cư là dân đi ở đợ, không phải dân gốc nên thiệt thòi đủ thứ. Mở đầu truyện là mẩu hồi ức "Trước kia mỗi chiều" có vẻ yên ả nhưng cái hồi ức này quá ngắn, trôi qua quá nhanh. Hiện tại là cảnh đói khát ủ rũ, cảnh những người ăn xin "xanh xám như bóng ma", cảnh thây người chết "nằm cong queo bên đường". Vậy mà buổi chiều anh Tràng trở về với một vẻ mặt có "vẻ gì phởn phơ khác thường", một nụ cười tủm tỉm và "hai mắt thì sáng lên lấp lánh", bên cạnh lại có người đàn bà rón rén e thẹn. Đấy là một sự kiện quá ư lạ lùng giữa lúc người ta chỉ nghĩ đến sự sống - chết. Tràng khi đó có ý thức được việc mình làm?
Nhà văn Kim Lân: Tràng là anh chàng kéo xe bò thuê, công việc bấp bênh. Trong thời buổi bấy giờ, hẳn Tràng chẳng dám nghĩ đến chuyện lấy vợ, vì thủ tục cưới cheo hồi đó rườm rà, tốn kém lắm. Vậy mà tự dưng anh chàng lại "nhặt" được vợ. Sự kiện nhặt vợ quá buồn cười. Chỉ là một câu đùa, ai cũng biết là đùa, vậy mà cô kia cũng theo. Điều đó chứng tỏ cô ta cùng đường và sẵn sàng xông vào, bấu víu vào bất cứ cái gì có thể bấu víu được. Còn Tràng, tại sao lại dẫn cô ta về? Vì Tràng là một người nông cạn, không biết tính toán như người khác, cũng không ý thức được về hoàn cảnh của mình. Anh ta chỉ chậc lưỡi, theo đúng cách của một người hay "ngửa mặt lên trời cười hềnh hệch". Đến lúc về tới xóm, trước ánh mắt, thái độ của dân xóm, Tràng mới kịp nhận ra sự thay đổi trong cuộc sống của mình. Anh ta chỉ cảm nhận sự thay đổi, còn ý nghĩa của nó như thế nào thì anh ta chưa thể hiểu.
Nhưng nhân vật thứ hai, người đàn bà thì hẳn hiểu hoàn cảnh của mình?
Nhà văn Kim Lân: Thị đã ở bờ vực. Số phận thị đã rõ ràng và thị hiểu được điều ấy. Cho nên thị đi bên Tràng mà đầu cúi xuống, chiếc nón rách "nghiêng nghiêng che khuất đi nửa mặt". Thị mặc cảm, gần như nỗi mặc cảm của người nhận lời bán mình trước sự chứng kiến của nhiều người khác. Chính thế nên khi đám trẻ con mới đùa một câu thị đã tỏ vẻ khó chịu.
Last edited by a moderator: