Tâm sự Ngẫu hứng phẩm bình Kiều

Nguyễn Trần Gia Linh

Học sinh chăm học
Thành viên
26 Tháng mười 2017
130
79
69
20
Gia Lai
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

NGẪU HỨNG PHẨM BÌNH KIỀU.
(Không cổ súy các bạn đọc theo hướng này khi đang còn trong ghế nhà trường)
Chắc hẳn cũng không ai xa lạ với Đoạn Trường Tân Thanh (hay Truyện Kiều) của Nguyễn Du, cũng không xa lạ với Vương Thuý Kiều.Nhưng, Kiều có thật sự đáng thương với số phận long đong phiêu dạt, ba chìm bảy nổi trong xã hội bấy giờ hay không? Hay phải chăng, thứ chúng ta thấy được chỉ là phần bề nổi của những thứ xấu xa đã bị chìm sâu xuống dưới kia?
Xét trong xã hội phong kiến thời xưa, hay chính là "năm Gia Tĩnh triều Minh", quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" và "nam nữ thụ thụ bất thân" đã là một điều hiển nhiên không thể chối cãi. Ấy thế mà, "cửa ngoài vội rủ rèm the", nàng Kiều đã bất chấp luân lí xã hội bấy giờ mà đơn thân độc mã "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình", cốt chỉ để gặp Kim lang của mình. Thế thôi đã đành, Kiều và Kim Trọng còn tự ý đính ước, trao tín vật định tình. Có nhiều ý kiến cho rằng, Kiều đã vượt qua rào cản phong kiến, đi trước thời đại để tự do đi tìm tình yêu, hạnh phúc của chính mình. Được, cứ cho là như vậy đi. Khi Kiều buộc phải bán mình chuộc cha, chấp nhận theo Mã Giám Sinh "quá niên trạc ngoại tứ tuần" để về làm vợ, không thể tiếp tục mối tình cùng Kim Trọng nên nàng đành phải "trao duyên" lại cho em mình là Thuý Vân. Người ta nhìn vào chỉ thấy xót cho Kiều, nhưng không ai nghĩ đến Thuý Vân. Vì sao không ai nghĩ rằng, Kiều có thể tự do đi tìm hạnh phúc của mình mà Thuý Vân lại bị trói buộc phải lấy một người mình không thương và người ta lại thương chị mình? Kiều không phải trao duyên cho Vân, mà là ép duyên. "Cậy em, em có chịu lời - Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa." Nhiều bạn rất buồn cười, cứ bảo rằng nếu không muốn thì Vân cứ từ chối. Nhưng xin thưa, trong tình huống đó, liệu Vân có thể từ chối hay không? Hay chính Kiều buộc Vân vào đường cùng không thể khước từ? Còn nữa, "Chiếc thoa với bức tờ mây - Duyên này thì giữ vật này của chung". Duyên thì Kiều giữ, nhưng tín vật định tình lại là của chung?! Hay tình yêu của Kim Trọng thì Kiều giữ, còn thân xác Kim lang thì Kiều cho Vân đấy? Một kiểu trao duyên thật khôi hài. Không thể phủ nhận rằng Kiều thật sự ích kỉ, quá ích kỉ. "Dù em nên vợ nên chồng - Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên", Nguyễn Du miêu tả Kiều "thông minh vốn sẵn tính trời" cũng không sai. Kiều thông minh ở chỗ còn tính sẵn đường lui cho mình, còn nghĩ đến chuyện sau khi làm vợ người khác rồi một ngày nào đó lại trở về nối tình xưa cùng Kim Trọng. Kiều lại thông minh ở chỗ để Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng để Kim nhìn Vân mà ngày ngày đêm đêm nhớ Kiều, không thể nguôi ngoai. Giả như, Kim trọng lấy một người vợ khác, ngày qua tháng lại, sống trong sự quan tâm chăm sóc của người vợ mới, ắt gì còn chỗ cho Kiều - một mối tình thoáng qua ngày còn xanh trẻ? Để rồi đúng mười lăm năm phiêu dạt trở về, khi Kiều vốn đã không còn nguyên vẹn như xưa, xác Từ Hải chôn còn chưa ấm đất, một người vợ không thủ tiết cho chồng lại vội vàng đi "động phòng" cùng Kim Trọng, "Thêm nến giá nối hương bình - Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan"? Người phụ nữ thời phong kiến xưa há phải tam tòng tứ đức - "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"? Còn Kiều, nàng đã làm ra những việc trái với lí lẽ luân thường ra sao, vẫn vui vẻ thản nhiên "Khi chén rượu khi cuộc cờ - Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên"? Người ngoài nhìn vào chỉ ca ngợi mối tình chung thuỷ Kim - Kiều, không ai nhìn xem từ trong góc khuất, Vân đau khổ thế nào. Kiều lận đận mười lăm năm trời, ra vào lầu xanh, nhưng trong ngần ấy thời gian, Kiều được Thúc Sinh thương yêu, được Từ Hải nâng niu cung phụng. Còn Vân, Vân được cái gì? Chẳng được gì cả, ngoài việc trở thành cái bóng của chị mình để mỗi lần Kim Trọng nhìn vào luôn nhớ về Kiều. Cuộc đời của Vân sau khi thay chị lấy Kim Trọng chính là một chuỗi bi kịch kéo dài đến vô tận. Kiều sắc sảo, mặn mà, nghiêng nước nghiêng thành, làn thu thuỷ nét xuân sơn đến độ hoa ghen liễu hờn. Kiều đẹp, Vân cũng đẹp mà? Nào là khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, nào là hoa cười ngọc thốt đoan trang, tóc như mây, da như tuyết. Còn kém Kiều chỗ nào? Vậy cớ sao Vân phải hi sinh thanh xuân của chính mình, chỉ vì một-lời-trao-duyên-không-thể-khước-từ, để thay Kiều "giữ chồng" trong suốt mười lăm năm ấy? Và chưa kể đến sau này, khi Kiều đã trở về, từng giây từng khắc cho đến cuối cuộc đời, nàng Vân buộc nuốt ngược nước mắt vào trong để chứng kiến cảnh chồng mình và chị mình ân ân ái ái, tình chàng ý thiếp nhưng phải tỏ ra vui mừng tác thành cho bọn họ?
Như vậy, Kiều thật sự đáng thương sao?
Tạm gác Thuý Vân, chuyển sang một chút qua Kiều và Thúc Sinh - Hoạn Thư. Thúc Sinh là ai? Thúc Sinh, nói toạt ra chính là một kẻ ăn bám nhà vợ nhưng lại thích ăn chơi, ham mê mỹ sắc. Hoạn Thư là ai? Hoạn Thư, chính là một thiên kim tiểu thư khuê các con nhà quan lớn, là danh gia vọng tộc, có nhan sắc, có học vấn, có gia thế. Quan trọng hơn hết, Hoạn Thư là một người vợ chính thất được cưới hỏi đàng hoàng của Thúc Sinh. Còn Kiều? Chính là một kỹ nữ lầu xanh không hơn không kém - thành phần được xem như tiện nhất trong xã hội bấy giờ. Ngày xưa, nam nhân tam thê tứ thiếp, ba vợ bốn nàng hầu là chuyện hiển nhiên, không ai phủ nhận. Thúc Sinh nạp Kiều làm thiếp, sẽ không ai nói gì nếu như chàng Thúc chịu dẫn Kiều về ra mắt Hoạn Thư. Và tin chắc một điều rằng, Hoạn Thư sẽ đồng ý mà chấp nhận Kiều thôi, dẫu thân phận của Kiều có tiện đến mức không ai thật tâm muốn rước về ngoài Thúc Sinh. Đứng trên tư tưởng phong kiến xưa mà nói, thê thiếp cách biệt nhau một khoảng rất lớn, chênh lệch một trời một vực. Đã là thiếp thì vĩnh viễn không có tư cách ngồi ngang hàng, ăn cùng một mâm cơm với chính thê. Đã là thiếp thì phải đến thỉnh an dâng trà cho chính thê, thì mới được tính là đã vào cửa. Thiếp, suy cho cùng, ở trong hậu viện cốt cũng chỉ để hầu hạ chồng và chính thê. Vậy, việc Kiều phải đánh đàn cho Thúc Sinh và Hoạn Thư nghe thật sự chẳng có gì sai ở đây cả. Lại có nhiều bạn rất buồn cười, luôn cho rằng Hoạn Thư độc ác, ghen tuông vô cớ mà hành hạ Kiều. Nếu chính mình là người đương thời, Hoạn Thư không làm sai. Đã nói ở trên, thê thiếp khác biệt, cho dù Kiều có là thiếp, Hoạn Thư cũng có thể làm bất cứ điều gì. Bởi vì đơn giản một điều, Hoạn Thư là chính thê, nàng có quyền. Nhưng không, đằng này, thậm chí Kiều còn chưa có danh phận thiếp, chưa được dẫn về ra mắt vợ cả, chưa dâng trà để được tính vào cửa, mà chỉ là một kỹ nữ ti tiện được Thúc Sinh nuôi ở bên ngoài mà thôi. Lúc này, Kiều chẳng khác gì một đứa nha hoàn nho nhỏ, dù là tiện tay giết chết thì người đời cũng chẳng ai phê phán, chứ đừng nói gì những đòn ghen được cho là "nhẹ như bấc, nặng như chì" của Hoạn Thư. Hoạn Thư là danh môn khuê các, được dạy công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức, nhưng không ai dạy rằng nàng không được ghen tuông. Có một điều nữa, hầu như người ta chỉ chăm chăm đổ tội vào Hoạn Thư, mà quên mất rằng Hoạn Thư cũng chỉ là một cô nương liễu yếu đào tơ, còn chân chính Hoạn phu nhân mới sai người đánh đập Kiều. Thử hỏi, có người mẹ nào thấy con rể mình tằng tịu cùng một kỹ nữ lầu xanh lại đi bảo con gái mình cắn răng nhẫn nhịn hay không? Xét cho cùng, Hoạn Thư quả thật hiền, rất hiền. Vậy mà một số người lại cho rằng Hoạn Thư không đủ rộng lượng, đuổi Kiều ra Quan Âm Các sau vườn để chép kinh. Nực cười, chẳng phải chính Kiều đã đề nghị xin được tu để thoát nợ trần đấy sao? Kiều muốn gì được nấy, vậy mà tất cả những gì xấu xa nhất lại để cho Hoạn Thư gánh thay. Rồi đến lúc Kiều ấp ủ ý định bỏ trốn, chẳng phải đã đánh cắp chuông vàng khánh bạc nhà người ta đem theo đấy sao? Hoạn Thư có gia cảnh, một tiểu thư cao quý, một chính thê cao cao tại thượng, việc gì phải chấp nhặt vì một đồ vật nhỏ nhen với một kỹ nữ ti tiện như Kiều? Hoạn Thư cho Kiều ra Quan Âm Các, chẳng phải chính là tạo điều kiện để Kiều bỏ trốn đấy hay sao? Khi Thúc Sinh gian díu với Kiều, Hoạn Thư muốn làm ầm lên cho to chuyện cũng dễ dàng thôi. Ai lại có thể chấp nhận một kỹ nữ lầu xanh đòi đặt ngang hàng với một thiên kim tiểu thư cao quý con nhà quan lớn? Danh tiếng tốt đẹp xây dựng bấy lâu nay muốn vứt cho chó gặm rồi sao? Hay muốn bị người đời khinh bỉ xem thường đây? Và với cương vị vợ cả, giải quyết Kiều để dọn sạch hậu viện chẳng phải dễ như trở bàn tay? Nhưng không, Hoạn Thư không làm. Thương thay cho nàng tiểu thư họ Hoạn, nàng thương người nhưng không ai thương hiểu cho nàng. Ấy thế mà, khi Kiều được Từ Hải rước về làm vợ, sống một cuộc đời như một bà hoàng với một đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất, tung hoành ngang dọc một phương như Từ Hải, lại muốn tìm Hoạn Thư trả thù. Một kỹ nữ ti tiện ngày xưa bây giờ lại ngồi trên cao hỏi tội mình, Hoạn Thư lại đối đáp vô cùng khôn khéo, chân thật khen ngợi tài sắc của Kiều. Nên Kiều tha cho Hoạn Thư và được ca ngợi nhân từ rộng lượng? Không, sai hoàn toàn. Kiều làm sao có thể dám giết Hoạn Thư, dẫu có ghét tận xương tuỷ, hận không thể uống máu lột da. Kiều chưa muốn bị người đời lên án, chưa muốn tự bôi xấu thêm thanh danh vốn dĩ đã dơ bẩn của chính mình. Đây vốn là điều dĩ nhiên mà thôi, nào có chút gì nhân từ, dẫu nhân từ đó có giả dối thế nào, mà người người vẫn hay nói.
Như vậy, Kiều thật sự đáng thương sao?
Ngay từ đầu câu chuyện, Kiều vốn đã nghĩ cho chính bản thân mình, vốn đã ích kỉ khôn cùng. Thật sự mà nói, nếu như bối cảnh bấy giờ, thân là một tài nữ, thiếu gì cách để Kiều kiếm ra tiền? Nhưng không, Kiều đã chọn cách nhận lấy sính lễ hậu hĩnh mà Mã Giám Sinh đưa tới để làm vợ người ta, rồi lại đem duyên của mình và Kim Trọng trao cho Vân. Và khi Kiều về làm vợ Thúc Sinh lẫn Từ Hải, trong suốt ngần ấy thời gian, thật khó lí giải vì sao Kiều không tìm về phụ mẫu? Tạm sẽ không kể đến Thúc Sinh ăn bám nhà vợ, nói đến Từ Hải, khi phượng liễn loan nghi, hoa quan cờ trống đến rước Kiều, quyền thế như vậy có ai sánh bằng? Phải chăng Kiều sợ rằng, về đến quê nhà, những người chồng của mình sẽ lại thấy được tình ý của nàng dành cho tình cũ Kim Trọng hay không? Kiều một lần lại một lần liên tiếp bị bán vào lầu xanh, nên trách Kiều quá ngây thơ hay thật sự ngu ngốc đây? Và không thể không kể đến, vì ham vinh hoa phú quý, nghe lời Hồ Tôn Hiến mà Kiều hại chết Từ Hải, hại chết hàng ngàn binh lính ra trận để thiên hạ thái bình. Quốc thái dân an mà Kiều muốn đấy sao? Hay nàng chỉ muốn ăn nằm hưởng thụ lộc trọng quyền cao, công danh rạng ngời từ triều đình phong kiến đã thối nát lắm rồi kia? Rồi khi xác Từ Hải còn chưa ấm đất, thủ tiết cũng không màng, đã vội vã nối lại tình xưa cùng Kim lang.
Như vậy, Kiều thật sự đáng thương sao?
Câu trả lời là không. Kiều không hề đáng thương một chút nào. Không ít người ca tụng tài sắc của nàng để lấp liếm đi những phẩm hạnh vốn đã không đoan chính của Kiều. Bề nổi vốn dĩ ai cũng thấy, nhưng bề chìm thì không phải ai cũng có thể nhận ra. Suy cho cùng, xét tư tưởng cổ đại hay tư tưởng hiện đại thì Kiều vẫn sai, vậy nên chính mình vẫn cảm thấy khó có thể dung.
 

Duy Amata

Học sinh
Thành viên
19 Tháng tám 2018
118
99
36
20
TP Hồ Chí Minh
đời nguời
NGẪU HỨNG PHẨM BÌNH KIỀU.
(Không cổ súy các bạn đọc theo hướng này khi đang còn trong ghế nhà trường)
Chắc hẳn cũng không ai xa lạ với Đoạn Trường Tân Thanh (hay Truyện Kiều) của Nguyễn Du, cũng không xa lạ với Vương Thuý Kiều.Nhưng, Kiều có thật sự đáng thương với số phận long đong phiêu dạt, ba chìm bảy nổi trong xã hội bấy giờ hay không? Hay phải chăng, thứ chúng ta thấy được chỉ là phần bề nổi của những thứ xấu xa đã bị chìm sâu xuống dưới kia?
Xét trong xã hội phong kiến thời xưa, hay chính là "năm Gia Tĩnh triều Minh", quan niệm "cha mẹ đặt đâu con ngồi đó" và "nam nữ thụ thụ bất thân" đã là một điều hiển nhiên không thể chối cãi. Ấy thế mà, "cửa ngoài vội rủ rèm the", nàng Kiều đã bất chấp luân lí xã hội bấy giờ mà đơn thân độc mã "xăm xăm băng lối vườn khuya một mình", cốt chỉ để gặp Kim lang của mình. Thế thôi đã đành, Kiều và Kim Trọng còn tự ý đính ước, trao tín vật định tình. Có nhiều ý kiến cho rằng, Kiều đã vượt qua rào cản phong kiến, đi trước thời đại để tự do đi tìm tình yêu, hạnh phúc của chính mình. Được, cứ cho là như vậy đi. Khi Kiều buộc phải bán mình chuộc cha, chấp nhận theo Mã Giám Sinh "quá niên trạc ngoại tứ tuần" để về làm vợ, không thể tiếp tục mối tình cùng Kim Trọng nên nàng đành phải "trao duyên" lại cho em mình là Thuý Vân. Người ta nhìn vào chỉ thấy xót cho Kiều, nhưng không ai nghĩ đến Thuý Vân. Vì sao không ai nghĩ rằng, Kiều có thể tự do đi tìm hạnh phúc của mình mà Thuý Vân lại bị trói buộc phải lấy một người mình không thương và người ta lại thương chị mình? Kiều không phải trao duyên cho Vân, mà là ép duyên. "Cậy em, em có chịu lời - Ngồi lên cho chị lạy rồi sẽ thưa." Nhiều bạn rất buồn cười, cứ bảo rằng nếu không muốn thì Vân cứ từ chối. Nhưng xin thưa, trong tình huống đó, liệu Vân có thể từ chối hay không? Hay chính Kiều buộc Vân vào đường cùng không thể khước từ? Còn nữa, "Chiếc thoa với bức tờ mây - Duyên này thì giữ vật này của chung". Duyên thì Kiều giữ, nhưng tín vật định tình lại là của chung?! Hay tình yêu của Kim Trọng thì Kiều giữ, còn thân xác Kim lang thì Kiều cho Vân đấy? Một kiểu trao duyên thật khôi hài. Không thể phủ nhận rằng Kiều thật sự ích kỉ, quá ích kỉ. "Dù em nên vợ nên chồng - Xót người mệnh bạc, ắt lòng chẳng quên", Nguyễn Du miêu tả Kiều "thông minh vốn sẵn tính trời" cũng không sai. Kiều thông minh ở chỗ còn tính sẵn đường lui cho mình, còn nghĩ đến chuyện sau khi làm vợ người khác rồi một ngày nào đó lại trở về nối tình xưa cùng Kim Trọng. Kiều lại thông minh ở chỗ để Thuý Vân thay mình lấy Kim Trọng để Kim nhìn Vân mà ngày ngày đêm đêm nhớ Kiều, không thể nguôi ngoai. Giả như, Kim trọng lấy một người vợ khác, ngày qua tháng lại, sống trong sự quan tâm chăm sóc của người vợ mới, ắt gì còn chỗ cho Kiều - một mối tình thoáng qua ngày còn xanh trẻ? Để rồi đúng mười lăm năm phiêu dạt trở về, khi Kiều vốn đã không còn nguyên vẹn như xưa, xác Từ Hải chôn còn chưa ấm đất, một người vợ không thủ tiết cho chồng lại vội vàng đi "động phòng" cùng Kim Trọng, "Thêm nến giá nối hương bình - Cùng nhau lại chuốc chén quỳnh giao hoan"? Người phụ nữ thời phong kiến xưa há phải tam tòng tứ đức - "Tại gia tòng phụ, xuất giá tòng phu, phu tử tòng tử"? Còn Kiều, nàng đã làm ra những việc trái với lí lẽ luân thường ra sao, vẫn vui vẻ thản nhiên "Khi chén rượu khi cuộc cờ - Khi xem hoa nở khi chờ trăng lên"? Người ngoài nhìn vào chỉ ca ngợi mối tình chung thuỷ Kim - Kiều, không ai nhìn xem từ trong góc khuất, Vân đau khổ thế nào. Kiều lận đận mười lăm năm trời, ra vào lầu xanh, nhưng trong ngần ấy thời gian, Kiều được Thúc Sinh thương yêu, được Từ Hải nâng niu cung phụng. Còn Vân, Vân được cái gì? Chẳng được gì cả, ngoài việc trở thành cái bóng của chị mình để mỗi lần Kim Trọng nhìn vào luôn nhớ về Kiều. Cuộc đời của Vân sau khi thay chị lấy Kim Trọng chính là một chuỗi bi kịch kéo dài đến vô tận. Kiều sắc sảo, mặn mà, nghiêng nước nghiêng thành, làn thu thuỷ nét xuân sơn đến độ hoa ghen liễu hờn. Kiều đẹp, Vân cũng đẹp mà? Nào là khuôn trăng đầy đặn, nét ngài nở nang, nào là hoa cười ngọc thốt đoan trang, tóc như mây, da như tuyết. Còn kém Kiều chỗ nào? Vậy cớ sao Vân phải hi sinh thanh xuân của chính mình, chỉ vì một-lời-trao-duyên-không-thể-khước-từ, để thay Kiều "giữ chồng" trong suốt mười lăm năm ấy? Và chưa kể đến sau này, khi Kiều đã trở về, từng giây từng khắc cho đến cuối cuộc đời, nàng Vân buộc nuốt ngược nước mắt vào trong để chứng kiến cảnh chồng mình và chị mình ân ân ái ái, tình chàng ý thiếp nhưng phải tỏ ra vui mừng tác thành cho bọn họ?
Như vậy, Kiều thật sự đáng thương sao?
Tạm gác Thuý Vân, chuyển sang một chút qua Kiều và Thúc Sinh - Hoạn Thư. Thúc Sinh là ai? Thúc Sinh, nói toạt ra chính là một kẻ ăn bám nhà vợ nhưng lại thích ăn chơi, ham mê mỹ sắc. Hoạn Thư là ai? Hoạn Thư, chính là một thiên kim tiểu thư khuê các con nhà quan lớn, là danh gia vọng tộc, có nhan sắc, có học vấn, có gia thế. Quan trọng hơn hết, Hoạn Thư là một người vợ chính thất được cưới hỏi đàng hoàng của Thúc Sinh. Còn Kiều? Chính là một kỹ nữ lầu xanh không hơn không kém - thành phần được xem như tiện nhất trong xã hội bấy giờ. Ngày xưa, nam nhân tam thê tứ thiếp, ba vợ bốn nàng hầu là chuyện hiển nhiên, không ai phủ nhận. Thúc Sinh nạp Kiều làm thiếp, sẽ không ai nói gì nếu như chàng Thúc chịu dẫn Kiều về ra mắt Hoạn Thư. Và tin chắc một điều rằng, Hoạn Thư sẽ đồng ý mà chấp nhận Kiều thôi, dẫu thân phận của Kiều có tiện đến mức không ai thật tâm muốn rước về ngoài Thúc Sinh. Đứng trên tư tưởng phong kiến xưa mà nói, thê thiếp cách biệt nhau một khoảng rất lớn, chênh lệch một trời một vực. Đã là thiếp thì vĩnh viễn không có tư cách ngồi ngang hàng, ăn cùng một mâm cơm với chính thê. Đã là thiếp thì phải đến thỉnh an dâng trà cho chính thê, thì mới được tính là đã vào cửa. Thiếp, suy cho cùng, ở trong hậu viện cốt cũng chỉ để hầu hạ chồng và chính thê. Vậy, việc Kiều phải đánh đàn cho Thúc Sinh và Hoạn Thư nghe thật sự chẳng có gì sai ở đây cả. Lại có nhiều bạn rất buồn cười, luôn cho rằng Hoạn Thư độc ác, ghen tuông vô cớ mà hành hạ Kiều. Nếu chính mình là người đương thời, Hoạn Thư không làm sai. Đã nói ở trên, thê thiếp khác biệt, cho dù Kiều có là thiếp, Hoạn Thư cũng có thể làm bất cứ điều gì. Bởi vì đơn giản một điều, Hoạn Thư là chính thê, nàng có quyền. Nhưng không, đằng này, thậm chí Kiều còn chưa có danh phận thiếp, chưa được dẫn về ra mắt vợ cả, chưa dâng trà để được tính vào cửa, mà chỉ là một kỹ nữ ti tiện được Thúc Sinh nuôi ở bên ngoài mà thôi. Lúc này, Kiều chẳng khác gì một đứa nha hoàn nho nhỏ, dù là tiện tay giết chết thì người đời cũng chẳng ai phê phán, chứ đừng nói gì những đòn ghen được cho là "nhẹ như bấc, nặng như chì" của Hoạn Thư. Hoạn Thư là danh môn khuê các, được dạy công dung ngôn hạnh, tam tòng tứ đức, nhưng không ai dạy rằng nàng không được ghen tuông. Có một điều nữa, hầu như người ta chỉ chăm chăm đổ tội vào Hoạn Thư, mà quên mất rằng Hoạn Thư cũng chỉ là một cô nương liễu yếu đào tơ, còn chân chính Hoạn phu nhân mới sai người đánh đập Kiều. Thử hỏi, có người mẹ nào thấy con rể mình tằng tịu cùng một kỹ nữ lầu xanh lại đi bảo con gái mình cắn răng nhẫn nhịn hay không? Xét cho cùng, Hoạn Thư quả thật hiền, rất hiền. Vậy mà một số người lại cho rằng Hoạn Thư không đủ rộng lượng, đuổi Kiều ra Quan Âm Các sau vườn để chép kinh. Nực cười, chẳng phải chính Kiều đã đề nghị xin được tu để thoát nợ trần đấy sao? Kiều muốn gì được nấy, vậy mà tất cả những gì xấu xa nhất lại để cho Hoạn Thư gánh thay. Rồi đến lúc Kiều ấp ủ ý định bỏ trốn, chẳng phải đã đánh cắp chuông vàng khánh bạc nhà người ta đem theo đấy sao? Hoạn Thư có gia cảnh, một tiểu thư cao quý, một chính thê cao cao tại thượng, việc gì phải chấp nhặt vì một đồ vật nhỏ nhen với một kỹ nữ ti tiện như Kiều? Hoạn Thư cho Kiều ra Quan Âm Các, chẳng phải chính là tạo điều kiện để Kiều bỏ trốn đấy hay sao? Khi Thúc Sinh gian díu với Kiều, Hoạn Thư muốn làm ầm lên cho to chuyện cũng dễ dàng thôi. Ai lại có thể chấp nhận một kỹ nữ lầu xanh đòi đặt ngang hàng với một thiên kim tiểu thư cao quý con nhà quan lớn? Danh tiếng tốt đẹp xây dựng bấy lâu nay muốn vứt cho chó gặm rồi sao? Hay muốn bị người đời khinh bỉ xem thường đây? Và với cương vị vợ cả, giải quyết Kiều để dọn sạch hậu viện chẳng phải dễ như trở bàn tay? Nhưng không, Hoạn Thư không làm. Thương thay cho nàng tiểu thư họ Hoạn, nàng thương người nhưng không ai thương hiểu cho nàng. Ấy thế mà, khi Kiều được Từ Hải rước về làm vợ, sống một cuộc đời như một bà hoàng với một đại trượng phu đầu đội trời chân đạp đất, tung hoành ngang dọc một phương như Từ Hải, lại muốn tìm Hoạn Thư trả thù. Một kỹ nữ ti tiện ngày xưa bây giờ lại ngồi trên cao hỏi tội mình, Hoạn Thư lại đối đáp vô cùng khôn khéo, chân thật khen ngợi tài sắc của Kiều. Nên Kiều tha cho Hoạn Thư và được ca ngợi nhân từ rộng lượng? Không, sai hoàn toàn. Kiều làm sao có thể dám giết Hoạn Thư, dẫu có ghét tận xương tuỷ, hận không thể uống máu lột da. Kiều chưa muốn bị người đời lên án, chưa muốn tự bôi xấu thêm thanh danh vốn dĩ đã dơ bẩn của chính mình. Đây vốn là điều dĩ nhiên mà thôi, nào có chút gì nhân từ, dẫu nhân từ đó có giả dối thế nào, mà người người vẫn hay nói.
Như vậy, Kiều thật sự đáng thương sao?
Ngay từ đầu câu chuyện, Kiều vốn đã nghĩ cho chính bản thân mình, vốn đã ích kỉ khôn cùng. Thật sự mà nói, nếu như bối cảnh bấy giờ, thân là một tài nữ, thiếu gì cách để Kiều kiếm ra tiền? Nhưng không, Kiều đã chọn cách nhận lấy sính lễ hậu hĩnh mà Mã Giám Sinh đưa tới để làm vợ người ta, rồi lại đem duyên của mình và Kim Trọng trao cho Vân. Và khi Kiều về làm vợ Thúc Sinh lẫn Từ Hải, trong suốt ngần ấy thời gian, thật khó lí giải vì sao Kiều không tìm về phụ mẫu? Tạm sẽ không kể đến Thúc Sinh ăn bám nhà vợ, nói đến Từ Hải, khi phượng liễn loan nghi, hoa quan cờ trống đến rước Kiều, quyền thế như vậy có ai sánh bằng? Phải chăng Kiều sợ rằng, về đến quê nhà, những người chồng của mình sẽ lại thấy được tình ý của nàng dành cho tình cũ Kim Trọng hay không? Kiều một lần lại một lần liên tiếp bị bán vào lầu xanh, nên trách Kiều quá ngây thơ hay thật sự ngu ngốc đây? Và không thể không kể đến, vì ham vinh hoa phú quý, nghe lời Hồ Tôn Hiến mà Kiều hại chết Từ Hải, hại chết hàng ngàn binh lính ra trận để thiên hạ thái bình. Quốc thái dân an mà Kiều muốn đấy sao? Hay nàng chỉ muốn ăn nằm hưởng thụ lộc trọng quyền cao, công danh rạng ngời từ triều đình phong kiến đã thối nát lắm rồi kia? Rồi khi xác Từ Hải còn chưa ấm đất, thủ tiết cũng không màng, đã vội vã nối lại tình xưa cùng Kim lang.
Như vậy, Kiều thật sự đáng thương sao?
Câu trả lời là không. Kiều không hề đáng thương một chút nào. Không ít người ca tụng tài sắc của nàng để lấp liếm đi những phẩm hạnh vốn đã không đoan chính của Kiều. Bề nổi vốn dĩ ai cũng thấy, nhưng bề chìm thì không phải ai cũng có thể nhận ra. Suy cho cùng, xét tư tưởng cổ đại hay tư tưởng hiện đại thì Kiều vẫn sai, vậy nên chính mình vẫn cảm thấy khó có thể dung.
Truyện này trích trong Truyện Kiều phải ko ?
 
Top Bottom