NGẪM VỀ VĂN CHƯƠNG NGÀY NAY!

T

tranquang

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

"Vì sao chúng tôi xin đặt lại vấn đề về đường đến của văn chương với công chúng, bạn đọc? Từ trước đến nay, văn chương đã có một lối mòn để đến với công chúng, bạn đọc, đấy là sáng tác – xuất bản và người đọc. Lối mòn ấy ngày nay càng bị thu hẹp lại và đầy chông chênh bất trắc. Trong mỗi đời văn của chúng ta, dường như ai cũng đã trải qua những bất trắc trên lối mòn thu hẹp đó." (Trích phát biểu của nhà thơ TRẦN HỮU LỤC)
Trong chúng ta mỗi con người của thế hệ trẻ, đã và đang có những suy nghĩ gì trước câu nói này?
Trong tôi không ôm 1 mộng làm nhà văn hay nhà thơ. Nhưng đôi khi cuộc sống của ta có nhiều thứ mà ta muốn đưa nó lên trang viết. Khi đưa nó lên trang viết ta muốn được chia sẻ và đồng cảm cùng ý tưởng ấy. Con đường của những trang viết ấy đến với người đọc nó không phải là lẽ đương nhiên thường tình và dễ dàng. Mà đó là cả vấn đề, khi mà ngày nay...Và ở đây, bạn hãy xem nó như là nơi mà chúng ta cùng nhau nói lên tiếng nói của chính chúng ta về vấn đề văn học của nước nhà nói riêng và thế giới nói chung. Bạn có thể? Tôi tin là bạn có thể! Chúng ta đều có thể!
 
H

huongmotor

Tôi nghĩ thế này : văn hóa đọc bầy giờ cũng khác xưa! Một quyển sách khi đọc lại đựoc hỗ trợ hình ảnh và âm thanh! Có ngừoi nói làm cho truờng liên tuởng đuọc mở rộng đến cõi vô biên!
Riêng tôi vẫn thích một nếp cũ!
Đã là đọc thì vẫn thích đọc sách!
Dọc để tuởng tuợng- để mở ra thế giới của riêng mình!
để cho cái thế giới ấy ko bị chi phối , hay mặc định bởi những gì ta thấy hay nghe!
Tôi vẫn đọc thế hằng ngày và có lẽ sẽ dạy con trẻ cua tôi theo cái cách ấy- ko biết là có khiên cuỡng quá không?
 
H

huongmotor

Từ khi còn bé tôi nhận ra rằng: những điều khi tôi viết ra bao giờ cũng có độ chênh với những gì tôi nghĩ!
Một cảm xúc chợt đến và chấp bút viết nhưng nhìn lại chưa bao giờ tôi hài lòng với cái gọi là sản phẩm vừa sản xuất!
Tôi đã nghĩ mình hơi thiếu một chút tài hay đúng hơn là cái duyên khi viết! thấy vụng dại và thô sơ trong từng cách diễn đạt!
Có lẽ chỉ có một thế mạnh là nói hay trong những lời nói thật!
Điều đó cũng chi phối trong sở thích : tôi thích tp có văn phong giản dị - hài huớc và nhẹ nhàng hơn những gì triết luận cao siêu hay nặng nề tư tuởng!
 
C

conu

Chị nói đúng, bao giờ những điều giản dị, gần gũi cũng dễ đi vào lòng người hơn là lời của một nhà lập thuyết viển vông hay những thứ cao siêu của thánh thần.
Thứ hai, em hoàn toàn đồng tình với cách đọc như chị đã nói, trẻ con bây giờ xem quá nhiều truyện tranh, hình ảnh đã bầy sẵn ra trước mắt nên trí tưởng tượng và khả năng liên tưởng bị hạn chế. Đọc sách ko có hình đòi hỏi trí tuệ hơn và đọc theo cách ấy trí tuệ cũng phát triển cao hơn. Đó là cách để rèn luyện đầu óc với một tư duy hình ảnh và độc lập, ko bị lệ thuộc vào những gì đã vẽ sẵn trong truyện. Nên khuyến khích mọi người nhất là lớp trẻ đọc theo cách ấy.
 
C

conu

Chính thế giới tưởng tượng do ta tạo nên khi đọc một cuốn sách mới thật phong phú và thú vị. Thế mà mọi người không biết, việc lười đọc sách hay ngại đọc nhiều chữ của học sinh, sinh viên bây giờ thật là đáng báo động về Văn hóa đọc của thanh niên thời nay.
 
C

cathai

CatHai thì nghĩ rằng: đọc và đọc có văn hóa là 2 điều hoàn toàn khác. Đọc có thể để giải trí, để biết, để tư duy hay để thưởng thức theo quan niệm của riêng mình. Nhưng đọc có văn hóa là đọc chịu sự chi phối của các quy luật tư duy và văn hóa của thời đại mình. Mỗi người sinh tồn đều gắn với một "típ" của thời đại nhất định. Vì vậy, kết quả của hành động đọc bao giờ cũng kèm theo 1 "hiệu ứng" của văn hóa đọc. Nhiều khi thích hay không mà vẫn phải "ngầm hiểu" và "chấp nhận" sự chi phối của thời đại mà không thể khác (có thể trong chiều sâu không chấp nhận)!
Ui, mệt quá! Hiểu thì hiểu mà diễn đạt hơi khó. Đúng là giữa tư duy và ngôn ngữ thường có "độ vênh"! Xin cáo lỗi!
 
C

conu

Mình thì nghĩ rằng, phông văn hoá đọc của thanh niên thời nay còn lai tạp và hạn chế. Những chuyện tình yêu theo kiểu Nhật Bản được vẽ một cách phơi bày và lộ liễu, nó tràn lan len lỏi vào đừng ngóc trên mọi tủ sách của những học sinh bây giờ, dĩ nhiên, giải trí là một phần ko thể thiếu của việc đọc, nhưng mình phản đối cách đọc lấy giải trí làm ưu tiên cho việc đọc, là tất cả và cũngg ko thể quan niệm rằng đọc chỉ để giải trí, đọc còn phải là quá trình của sự tư duy để tiếp cận, tất nhiên ko ai cấm việc đọc truyện tranh, nhưng đọc truyện tranh mà quyên mất đọc truyện chữ thì ko nên, vả lại truyện tranh cũng phải lựa cái mà đọc, ko nên đọc những thứ vô bổ rẻ tiền làm thui chụt tư duy và suy nghĩ. Nếu để ý, ta sẽ thấy khi đọc truyệ = lời của 1 cuốn sách có nội dung ggốc giống như một truyện tranh đã vễ ra sẵn sẽ thú vị hơn nhiều, nó sẽ phong phú và giàu có hơn rất nhiều so với cái đã được khuôn theo hình của họa sỹ vẽ truyện tranh.
 
Top Bottom