1.Viết đoạn văn theo kiểu tổng – phân – hợp làm rõ tình yêu thiên nhiên đến say mê và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. Trong đoạn văn có sử dụng câu cảm thán. Chú thích rõ.
2.Chỉ ra chất cổ điển và chất hiện đại trong bài thơ “Ngắm trăng”
Bài 1:
Bài thơ "Ngắm trăng" đã vẽ lên cho ta thấy tình yêu thiên nhiên và phong thái ung dung của Bác Hồ ngay cả trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm. Câu mở đầu của bài thơ là hoàn cảnh thiếu thốn, khó khăn và mất tự do trong tù của Bác. Ấy vậy mà câu thơ thứ hai lại cho ta thấy sự thi nhân trong con người Bác - Người không thể thờ ơ trước cảnh đẹp của thiên nhiên và Người phải thốt lên biết làm thế nào.
Chao ôi, đâu đó trong câu thơ như muốn toát lên phong thái ung dung, tự tại của Người! Bằng nghệ thuật đối trong câu thơ thứ ba, hình ảnh Bác chủ động hướng đôi mắt mình ra ánh trăng đã làm sáng tỏ tình yêu thiên nhiên của Bác. Và trong câu thơ cuối, bằng nghệ thuận nhân hóa mà thiên nhiên với con người như có sự hòa hợp. Nhờ chất thơ cổ điển lãng mạng nên dù ở trong cảnh ngục tù cực khổ tối tăm thì hình ảnh ung dung tự tại, tình yêu thiên nhiên đến say mê và một tư tưởng rất đỗi lạc quan về tương lai của Bác bỗng trở nên rất đẹp và đầy sinh động.
Bài 2:
Cổ điển:
+Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+Mang âm hưởng, màu sắc cổ điển: chủ đề xoay quanh "rượu, trăng, hoa"
+Ngôn ngữ cổ điển
+Hình ảnh nhân vật trữ tình: Bác là một con người sống ung dung, thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên. Hai câu thơ cuối còn cho thấy Bác là người yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.
Hiện Đại:
+ Hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo trong ngục tù.
+ Tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ.
+Hồn thơ mang nét giản dị, hóm hỉnh