Văn 8 Ngắm Trăng

nguyễn an........

Học sinh
Thành viên
24 Tháng ba 2020
193
48
36
16
Kon Tum
THCS LÝ TỰ TRỌNG
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Giúp với nha mn
Bài 1:
a. Nêu hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ "Ngắm trăng" và "Đi đường" của Hồ Chí
Minh?
b. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác trong bài "Ngắm trăng" có điều gì khác thường?
Bài 2:
a. Câu thơ "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" đã thể hiện được tâm trạng gì của
chủ thể trữ tình?
b. Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài
thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết.
Bài 3: Em hãy chỉ ra chất cổ điển và chất hiện đại trong hai bài thơ "Ngắm trăng" và
"Đi đường" của Hồ Chí Minh?
 

hoa du

Cựu TMod Cộng đồng
Thành viên
13 Tháng ba 2018
1,636
4,609
486
19
Thái Nguyên
THPT Nguyễn Huệ
Giúp với nha mn
Bài 1:
a. Nêu hoàn cảnh ra đời của hai bài thơ "Ngắm trăng" và "Đi đường" của Hồ Chí
Minh?
b. Hoàn cảnh ngắm trăng của Bác trong bài "Ngắm trăng" có điều gì khác thường?
Bài 2:
a. Câu thơ "Đối thử lương tiêu nại nhược hà?" đã thể hiện được tâm trạng gì của
chủ thể trữ tình?
b. Nhà phê bình Hoài Thanh nhận xét: "Thơ Bác đầy trăng". Hãy chép lại những bài
thơ Bác Hồ viết về trăng mà em biết.
Bài 3: Em hãy chỉ ra chất cổ điển và chất hiện đại trong hai bài thơ "Ngắm trăng" và
"Đi đường" của Hồ Chí Minh?
Bài 1:
a. Trong nhà tủ Tưởng Giói Thạch, khi Bác vô cớ bị bắt giam vào tháng 8/1942
b. Khác thường: Bác ngắm trăng trong hoàn cảnh khó khăn, thiếu thốn trong tù. Mất đi sự tự do.

Bài 2:
a. Câu thơ thể hiện được tâm trạng không thế thờ ơ trước cảnh đẹp của thiên nhiên của Bác
=> thể hiện được tâm trạng xao xuyến, bồi hồi, không thể thờ ơ của chủ thể trữ tình.
b. 1. Ngắm trăng (bạn tự chép cả bài vào nhé ^^)
2. Nguyên tiêu
3. Cảnh khuya

Bài 3:
Cổ điển:
- Ngắm Trăng:+Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+Mang âm hưởng, màu sắc cổ điển: chủ đề xoay quanh "rượu, trăng, hoa"
+Ngôn ngữ cổ điển
+Hình ảnh nhân vật trữ tình: Bác là một con người sống ung dung, thanh thản, hòa hợp với thiên nhiên. Hai câu thơ cuối còn cho thấy Bác là người yêu trăng, coi trăng như người bạn gắn bó, tri kỷ.
-Đi Đường: +Được viết theo thể thơ thất ngôn tứ tuyệt
+Ngôn ngữ cổ điển
+Hình ảnh nhân vật trữ tình: Mang đầy ắp tính chất thiên nhiên. Bác có tư thái ung dung chiêm ngưỡng cảnh vật thiên nhiên
Hiện Đại:
-Ngắm Trăng:
+ Hồn thơ lạc quan, tinh thần vượt lên trên hoàn cảnh khó khăn gian khổ biểu hiện ở sự tự do nội tại, phong thái ung dung, vượt hẳn lên sự nặng nề, tàn bạo trong ngục tù.
+ Tâm hồn thi sĩ hòa quện trong tâm hồn chiến sĩ.
+Hồn thơ mang nét giản dị, hóm hỉnh
-Đi đường:
+ Ẩn chứ trong câu thơ là con đường hoạt động Cách mạng đầy rẫy khó khăn, gian khổ. Nhưng dù có khó khăn đến đâu, vất vả thế nào thì khi kiên trì thì nhất định vượt qua khó khăn sẽ giành được thắng lợi.
+Hồn thơ mang nét giản dị, hóm hỉnh.
 
Top Bottom