Ngắm Trăng ?

T

tuantai6a13

Đáp án

(Chị xác nhận cho em nhé)

Hồ Chí Minh từng viết:
“Ngâm thơ ta vốn không ham”

Thế nhưng trong quá trình hoạt động cách mạnh Bác lại làm bạn với thơ ca để nói lên những tâm tư tình cảm của mình. Trong thơ bác có biết bao nhiêu hình ảnh trở đi trở lại, điều đó thể hiện tinh thần yêu thiên nhiên, yêu cuộc sống, yêu con người. Tuy nhiên chúng ta có thể thấy hình ảnh xuất hiện nhiều nhất trong thơ Bác là hình ảnh ánh trăng. Nói cách khác thì thơ Bác đầy trăng.

Đó là ánh trăng của buổi cảnh khuya đầy vẻ đẹp huyền diệu và mơ màng. Trăng soi mình trên dòng suối, rồi trăng lại soi mình vào những bóng cây tạo nên những bông hoa trăng trên mặt đất:

“Tiếng suối trong như tiếng hát xa
Trăng lồng cổ thụ bóng lồng hoa”

Tất cả tạo nên một vẻ đẹp của một đêm trăng đẹp, ánh trăng không đơn giản chiếu soi cảnh vật khiến cho nó mang một màu sắc huyền ảo kì diệu mà nó còn chiếu vào bóng cây kia để làm nên những bông hoa trên mặt đất. Có thể nói phải yêu thiên nhiên lắm thì bác mới quan sát thật tinh tế và thấy được ánh trăng hoa đẹp như thế.

Không những thế trăng trong thơ Bác còn được thể hiện trong bài rằm tháng riêng. Còn gì đẹp hơn ánh trăng đêm rằm nữa và Bác bằng tất cả những niềm yêu cuộc sống yêu thiên nhiên đã vẽ lên một bức tranh trăng rằm sáng rõ lung linh:

“Rằm xuân lồng lộng trăng soi
Sông xuân nước lẫn màu trời thêm xuân
Giữa dòng bàn bạc việc quân
Đêm về bát ngát trăng ngân đầy thuyền”

Ánh trăng ở đây soi rõ lồng lộng, dường như qua câu thơ ta thấy được ánh trăng đang soi xuống mặt sông khiến cho không chỉ bầu trời tràn ngập ánh trăng mà trên sông trên thuyền cũng đầy ánh trăng. Bác và những người cán bộ Đảng đang còn bàn bạc việc quân trong cái đêm trăng sáng ấy ánh trăng cũng như đang soi tỏ ý chí lí tưởng của họ.

Đó là ánh trăng của tự nhiên, ánh trăng không dừng lại là ánh trăng của tự nhiên nữa mà đến với thơ bác nó lại được nhân hóa thành một người bạn tri kỉ:

“Trăng vào cửa sổ đòi thơ
việc quân đang bận xin chờ hôm sau”

trăng giống như một người bạn tri kỉ để lắng nghe thơ Bác, chữ “đòi” như thể hiện được cái dễ thương của anh bạn tri kỉ ấy.

trăng trong thơ Bác còn gắn với những hình ảnh của các cháu thiếu niên nhi đồng. Đối với vị cha già kính yêu ấy thì có biết bao nhiêu là tình thương dành cho những lớp măng non ấy. bác yêu thương và nhớ đến các cháu cũng gắn với ánh trăng rằm:

“Trung thu trăng sáng như gương
Bác hồ ngắm cảnh nhớ thương nhi đồng”

Không những thế ánh trăng không chỉ là ánh trăng hòa bình, ánh trăng tri kỉ, ánh trăng của tự nhiên tươi đẹp trong đêm rằm nữa, ánh trăng ấy còn theo Bác làm bạn với Bác trong những ngày bị giam ở tù:

“Người ngắm trăng soi ngoài cửa số
Trăng nhòm khe cửa ngắm nhà thơ”

Trong hoàn cảnh khổ cực của cảnh tù như thế nhưng Người không bao giờ hết yêu thiên nhiên và yêu trăng. Gạt đi những khổ cực của hoàn cảnh Bác của chúng ta vẫn ngắm ánh trăng vàng soi tỏ tấm lòng của Người.

Trăng trong thơ Bác trở thành một hình ảnh nghệ thuật vô cùng giàu ý nghĩa. Ánh trăng kia như soi tỏ những tâm tư tình cảm của Bác. Trăng không chỉ đơn thuần đóng vai trò là ánh trăng vàng thiên nhiên nữa mà nó trở thành niềm cảm hứng trong thơ ca của người, trở thành người bạn tri kỉ theo Người bất cứ nơi đâu. Qua đây ta thấy được thơ Bác quả thật đầy trăng.
Nguồn : kenhvan.com
 
Top Bottom