Văn 8 Ngắm Trăng (Vọng Nguyệt) Và Tức Cảnh Pác Bó của HCM

Trương Thị Bích Ý

Học sinh mới
Thành viên
26 Tháng tư 2018
4
1
6
19
Bình Định
Trường Trung học cơ sở Tăng Bạt Hổ
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Cho mình hỏi câu này:
1. Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu của bài Vọng Nguyệt ?
2.Qua 2 bài thơ TỨC CẢNH PÁC BÓ VÀ BÀI NGẮM TRĂNG em thấy Bác Hồ hiện ra là người như thế nào ? Tìm điểm khác biệt về hoàn cảnh ra đời giữa 2 bài thơ này ?
 

trangiapyh04@gmail.com

Học sinh
Thành viên
19 Tháng bảy 2018
56
70
21
20
Du học sinh
Chelsea BELGIUM
Cho mình hỏi câu này:
1. Nêu cảm nhận của em về 2 câu thơ đầu của bài Vọng Nguyệt ?
2.Qua 2 bài thơ TỨC CẢNH PÁC BÓ VÀ BÀI NGẮM TRĂNG em thấy Bác Hồ hiện ra là người như thế nào ? Tìm điểm khác biệt về hoàn cảnh ra đời giữa 2 bài thơ này ?
1.Chốn ngục tù không chỉ tăm tối, chật hẹp mà còn thiếu thốn đủ thứ, đặc biệt là những thứ cần thiết để người nghệ sĩ có thể thư thái thưởng thức vẻ đẹp của trăng:
"Trong tù không rượu cũng không hoa"
"Rượu", "hoa" vốn là những thứ cần có trong những buổi ngắm trăng đầy thi vị. Còn gì hứng thú hơn khi dưới ánh trăng vàng có hương thơm thoang thoảng của hoa và chất men say của rượu? Ta có thể nhận thấy không gian và hoàn cảnh ngắm trăng của Bác thật thiếu thốn và tù túng. Không có rượu, không có hoa và Bác cũng không được tự do để ngắm trăng mà Người ngắm trăng qua song sắt nhà tù. "Tinh thần ở ngoài lao" ấy đã vượt ra khỏi chốn ngục tù để tận hưởng ánh trăng.
Thiên nhiên đã đẹp thơ mộng như thế, người nghệ sĩ không thể nào quay lưng lại được với vẻ đẹp nên mới viết dòng thơ này:
"Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ"
Phải là một người yêu thiên nhiên, yêu cái đẹp thì Bác Hồ mới rơi vào trạng thái "không biết làm thế nào", bối rối khi trăng ghé thăm. Làm sao để đón tiếp nồng hậu người bạn tri kỉ này đây trong khi rượu và hoa không có, trong khi một không gian thoải mái để đón tiếp trăng Bác cũng không có được?
2.
“Cuộc đời cách mạng” chính là cuộc sống với cái ở, cái ăn và sự làm việc như ba câu thơ trên. Bác dùng từ “thật là” mượn của khẩu ngữ rất tự nhiên, nó thể hiện sự cảm thán của người viết. Và chữ kết lại bài thơ thật bất ngờ: “thật là sang!”. Chữ “sang” mang ý nghĩa là sang trọng, đầy đủ. Chữ "sang” làm bật lên tiếng cười vui vẻ, niềm lạc quan trước cuộc sống gian khổ, thiếu thốn. Chính tinh thần ấy đã trở thành động lực để Bác cùng những người đồng chí vượt qua sự ngặt nghèo của đời sống và tình thế cách mạng để làm việc và chiến đấu. Chỉ một chữ mà khắc họa chân dung tinh thần của một con người. Chữ “sang” xứng đáng là “nhãn tự” của bài thơ tứ tuyệt “Tức cảnh Pắc Bó”.
“Tức cảnh Pác Bó” của Hồ Chí Minh thể hiện tinh thần lạc quan của Bác Hồ trong những năm tháng khó khăn của đời sống cách mạng. Dù những điều kiện sinh hoạt vô cùng hạn chế song bằng tinh thần làm việc hăng say và niềm tin vào sự nghiệp cách mạng của dân lộc, Bác vẫn lạc quan mỉm cười để lấy đó làm động lực hoạt đông. Bài thơ sử dụng một thể thơ cổ (thất ngôn tứ tuyệt) song ngôn ngữ rất giản dị, gần gũi, thậm chí có cả khẩu ngữ. Điều đó thể hiện tinh thần dân tộc trong ngòi bút thơ ca Hồ Chí Minh. Bài thơ cũng rất tinh tế trong việc lựa chọn trật tự từ, sử dụng từ ngữ... điều đó góp phần không nhỏ trong việc thể hiện chủ đề tác phẩm.
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tức cảnh Pác Pó: Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, tháng 2/1942, Bác Hồ đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống ở hang Pác Bó, Cao Bằng trong một điều kiện sinh hoạt vô cùng gian khổ: thức ăn thiếu thốn, có khi cả tháng, Bác và các đồng chí chỉ ăn cháo bẹ, rau măng. Sức khoẻ của Bác lại không tốt, Bác bị sốt rét luôn... Mặc dù vậy, được sống giữa thiên nhiên, được hoạt động cách mạng vì dân vì nước, Bác rất vui. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được ra đời trong hoàn cảnh đó.
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ Ngắm trăng : Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác
 
Last edited:

minhthu2k5

Học sinh tiến bộ
Thành viên
31 Tháng năm 2018
1,070
1,095
201
Quảng Nam
Hogwarts
Câu 1: Bài thơ rút trong tập “Nhật kí trong tù”. Tập nhật kí được được viết bằng thơ Hán trong hoàn cảnh Bác bị chính quyền Tưởng Giới Thạch bắt giam tù một cách vô cớ. bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong tù, qua đó nói lên tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Người.
Dẫu đang sống trong cảnh tù đày nhưng Bác vẫn có tâm trạng để thưởng ngoạn vẻ đẹp của thiên nhiên, đó là một thái độ rất lạc quan yêu đời mà chúng ta khâm phục nơi Người. Đang sống trong tù, cũng là một hiện thực “không rượu cũng không hoa” thế mà Bác vẫn thấy bối rối lòng, vô cùng xúc động khi vầng trăng xuất hiện trước của ngục đêm nay. Ánh trăng mang đến cho thi nhân bao cảm xúc bồi hồi.
Trăng, hoa, rượu là ba thú vui tao nhã của các khách tài tử văn chương. Đêm nay trong tù, Bác thiếu hẳn rượt và hoa nhưng tâm hồn vẫn dạt dào trước vẻ đẹp hữu tình của thiên nhiên. Câu thơ bình dị mà dồi dào cảm xúc. Bác băn khoăn mà cũng bối rối tự hỏi mình trước nghịch cảnh. Tâm hồn thì thơ mộng mà chân tay lại bị cùm trói, trăng đẹp thế mà chẳng có rượu, hoa để thưởng trăng?
“Trong tù không rượu cũng không hoa
Cảnh đẹp đêm nay khó hững hờ”
Câu 2: Cảm nghĩ về Bác:
Qua hai bài thơ Tức cảnh Pác Bó và Ngắm trăng chúng ta có thể nhận ra vẻ đẹp tâm hồn tuyệt vời của Bác Hồ. Ta bắt gặp ở đây tâm trạng của một con người yêu thiên nhiên say đắm, cảm thấy thoải mái vui thích được sống giữa thiên nhiên của đất nước mình. Tâm hồn nghệ sĩ ấy đã bồn chồn náo nức trong một đêm trăng đẹp giữa chốn lao tù : « Đối thử lương tiêu nại nhược hà »
Tuy có tâm hồn nghệ sĩ nhưng Bác Hồ trước sau vẫn là một chiến sĩ cách mạng vĩ đại. Qua hai bài thơ này của Người, ta thấy toát lên một tinh thần lạc quan, một nghị lực cách mạng phi thường vượt lên mọi gian khổ vật chất để tìm thấy niềm vui lớn lao chân chính sảng khoái ung dung trong công việc cách mạnh. Giữa hang sâu trong rừng vắng, Người vẫn là « sang ». Bị giam trong ngục, Người vẫn say sưa ngắm trăng.
Như thế, qua hai bài thơ nhỏ đã cho thấy một nhân cách lớn, một tâm hồn lớn : Bác Hồ vừa là chiến sĩ cách mạng vừa rất nghệ sĩ.
Hòan cảnh ra đời:
- Hoàn cảnh ra đời của bài thơ Tức cảnh Pác Pó: Sau 30 năm bôn ba khắp năm châu bốn biển, tháng 2/1942, Bác Hồ đã bí mật về nước để trực tiếp lãnh đạo cách mạng Việt Nam. Người sống ở hang Pác Bó, Cao Bằng trong một điều kiện sinh hoạt vô cùng gian khổ: thức ăn thiếu thốn, có khi cả tháng, Bác và các đồng chí chỉ ăn cháo bẹ, rau măng. Sức khoẻ của Bác lại không tốt, Bác bị sốt rét luôn... Mặc dù vậy, được sống giữa thiên nhiên, được hoạt động cách mạng vì dân vì nước, Bác rất vui. Bài thơ Tức cảnh Pác Bó được ra đời trong hoàn cảnh đó.
- Hoàn cảnh ra đời bài thơ Ngắm trăng : Hoàn cảnh sáng tác:Bài thơ rút trong “Nhật ký trong tù”; tập nhật ký bằng thơ được viết trong một hoàn cảnh đoạ đầy đau khổ, từ tháng 8-1942 đến tháng 9-1943 khi Bác Hồ bị bọn Tưởng Giới Thạch bắt giam một cách vô cớ. Bài thơ ghi lại một cảnh ngắm trăng trong nhà tù, qua đó nói lên một tình yêu trăng, yêu thiên nhiên tha thiết của Bác.
 
Top Bottom