Sử 8 Nêu ý nghĩa của công xã Pari

L

lethimaitranghl

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

C1: Nêu ý nghĩa của công xã Pari ?
C2: hãy cho biết thực dân Anh chuyển sang chủ nghĩa đế quốc trong điều kiện nào? Tại sao chủ nghĩa đế quốc Anh được gọi là chủ nghĩa đế quốc thực dân?
C3: Vì sao các nước Đông Nam Á là đối tượng của các nước Phương Tây?
C4: Hãy trình bày những nét lớn về phong trào giải phóng dân tộc của các nước Đông Nam Á vào cuối TK XIX - đầu TK XX?
C5: Em có nhận xét gì về phong trào độc lập dân tộc ở Đông Nam Á sau chiến tranh thế giới thứ nhất?
C6:Em có nhận xét gì về phong trào đấu tranh của 3 nước Đông Dương?
 
S

sieutrom1412

Câu 1: Ý nghĩa:
-Là cuộc cách mạng vô sản đầu tiên trên thế giới lật đổ chính quyền tư sản .
-Lập nhà nước kiểu mới – nhà nước vô sản.
 
S

sieutrom1412

Câu 2:
+ Trước năm 1870, nước Anh đứng đầu thế giới về sản xuất công nghiệp, nhưng từ sau năm 1870, Anh mất dần vị trí này và tụt xuống hàng thứ ba thế giới (sau Mĩ và Đức).
+ Tuy mất vai trò bá chủ thế giới về công nghiệp, nhưng Anh vẫn đứng đầu về xuất khẩu tư bản, thương mại và thuộc địa. Nhiều công ty độc quyền về công nghiệp và tài chính đã ra đời, chi phối toàn bộ nền kinh tế.
=> Anh là nước chủ nghĩa đế quốc thực dân vì ở giai đoạn này các công ti độc quyền về công nghiệp - tài chính ra đời chi phối toàn bộ đời sống kinh tế của nước Anh
 
H

hohoo

c3- Khu vực có vị trí chiến lược quan trọng. -Giàu tài nguyên , thị trường tiêu thụ lớn. - Chế độ phong kiến ở các nước nửa sau thế kỉ XIX bị suy yếu. – Các nước tư bản phương tây đang phát triển cần thị trường tiêu thụ
 
Last edited by a moderator:
S

sieutrom1412

Câu 3:
-Nguyên nhân ĐNÁ bị xâm lược
+ Các nước tư bản Âu- Mĩ hoàn thành cuộc cách mạng tư sản và đẩy mạnh xâm lược thuộc địa
+ Các nước ĐNA có vị trí chiến lược quan trọng (GV chỉ trên bản đồ)
+ Là khu vực rộng lớn, đông dân, giàu tài nguyên thiên nhiên, có nền văn hóa lâu đời.
+ Từ giữa thế kỉ XIX Chế độ phong kiến lâm vào khủng hoảng triền miên về k tế , chính trị, xã hội. kinh tế kém phát triển.
" Tạo điều kiện cho các nước tư bản phương tây xâm lược ĐNÁ(trừ Xiêm)
 
S

sieutrom1412

Câu 4:
Phong trào chống thực dân Hà Lan của nhân dân In-đô-nê-xi-a.
-1825- 1830 khởi nghĩa do Đipôrêgôrô
lãnh đạo.
-10.1873 khởi nghĩa nhân dân đảo Achê
-1873 – 1909 khởi nghĩa ở Tây Xumatơra
-1878 – 1907 KN Ba Tắc
-1884 – 1886 KN Calimanta
-1890 KN nông dân do samin lãnh đạo
- Phong trào công nhân :& mạnh dẫn đến sự thành lập các tổ chức
+ Hội công nhân đường sắt (1905)
+ Hiệp hội công nhân xe lửa (1908)
+ Liên minh xã hội dân chủ (1914)
" tạo đk tuyên truyền CN Mác " sự ra đời ĐCS 5.1920
Cuối TK XIX đầu TKXX XH Inđônêxia phân hóa sâu sắc GCCN và tư sản ra đời đóng vai trò nhất định trong phong trào yêu nước

Phong trào chống thực dân ở Phi-lip-pin.
- Giữa TK XVI Tây Ban Nha xâm lược Phi-lip-pin và tiến hành khai thác thuộc địa
- Năm 1872 nhân dân Ca-vi-tô nổi dậy khởi nghĩa nhưng bị đàn áp.
- Những năm 90 củathế kỷ XIX xuất hiện 2 xu hướng đấu tranh ở Phi-lip-pin:
+ Xu hướng cải cách của Hô-xê Ri-dan
+ Xu hướng bạo động của Bô-ni-pha-xi-ô. Năm 1896 Bô-ni-pha-xi-ô phát động K/n nhưng bị đàn áp.

- Năm 1898 Mĩ nhân cơ hội xâm nhập Phi-lip-pin đánh bại Tây Ban Nha.
- Nhân dân Philippin nổi dậy đấu tranh chống Mĩ nhưng đến 1902 thì thất bại => Philippin trở thành thuộc địa của Mĩ.

Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Campuchia.
Quá trình xâm lược
-Giữa TK XIX Pháp từng bước xâm chiếm CPC
- 1863 Pháp ép buộc Nô rô đôm chấp nhận quyền bảo hộ
- 1884 Pháp buộc vua Nô rô đôm kí hiệp ước 1884 biến CPC thành thuộc địa của Pháp
- Ách thống trị của Pháp làm cho ND CPC bất bình vùng dậy đấu tranh
Phong trào đấu tranh chống Pháp của nhân dân CPC
-1861 – 1892 Si vô tha tấn công vào U đông – Phnôm pênh " thất bại
- 1863 – 1866 cuộc Kn Achaxoa diễn ra ở các tỉnh giáp biên giới VN ,nhân dân Châu Đốc ( Hà Tiên ) ủng hộ A cha xoa chống Pháp " thất bại
- 1866- 1867 cuộc Kn Pucômbô ,lập căn cứ ở Tây Ninh (VN) sau đó tấn công về CPC kiểm soát Paman tấn công U đông

Phong trào đấu tranh chống thực dân Pháp của nhân dân Lào đầu TK XX.
Bối cảnh lịch sử
-Giữa TK XIX chế đô phong kiến suy yếu ,Lào [hải thuần phục Thái Lan
- 1893 Pháp đàm phán với Xiêm buộc Xiêm thừa nhận quyền cai trị của Pháp ở Lào " Lào trở thành thuộc địa của Pháp (1893)
Các cuộc khởi nghĩa của nhân dân Lào
-1901-1903 cuộc kn do Pha ca đuốc chỉ huy, giải phóng Xa va na khét ,đường 9 biên giới Việt - Lào " thất bại
- 1901-1907 cuộc khởi nghĩa trên cao nguyên Bô lô ven d0 Ong Kẹo,Com ma đam chỉ huy" thất bại
Nhận xét:
-Phong trào diễn ra liên tục sôi nổi nhưng thất bại vì: phong trào mang tính tự phát , thiếu đường lối nà thiếu tổ chức vững vàng
- Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương
 
S

sieutrom1412

Câu 5:
*Có những nét chung sau:
- Nhiều nước đã hướng cuộc đấu tranh theo con đường dân chủ tư sản.
- Phong trào đấu tranh dâng cao mạnh mẽ.
* Những nét mới:
+ Giai cấp vô sản trưởng thành lãnh đạo cách mạng. Nhiều Đảng Cộng Sản đã ra đời như: ở In-đô-nê-xi-a (1920), ở Việt Nam, Mã Lai, Xiêm (1930).
+ Dưới sự lãnh đạo của Đảng nhiều cuộc đấu tranh đã diễn ra như: Khởi nghĩa ở Gia va, Xu-ma-tơ-ra (1926-1927) Ở In-đô- nê-xi-a, Phong trào Xô Viết Nghệ-Tĩnh (1930-1931) ở Việt Nam.
- Phong trào dân chủ tư sản bắt đầu xuất hiện những chính đảng có tổ chức.
 
T

thienbinhgirl

Câu 1 : Ý nghĩa:
là hình ảnh của một chế độ mới,xã hội mới.Cổ vũ nhân dân lao động trên thế giới về sự nghiệp đấy tranh cho một tương lai tốt đẹp.Nó còn để lại nhiều bài học quý báu cho giai cấp vô sản
Bài học kinh nghiệm
+ Phải đập tan bộ máy nhà nước tư sản,xây dựng nhà nước tư sản
+ Phải có Đảng tiên phong lãnh đạo
+ Phải xây dựng đuợc Liên minh công-nông
+ Triệt để cách mạng,không thoả hiệp với tư sản phản động
 
S

sieutrom1412

Câu 6:
* Ở Đông Dương:
Cuộc đấu tranh chống thực dân Pháp diễn ra dưới nhiều hình thức,với sự tham gia đông đảo của các tầng lớp nhân dân.
- Lào: khởi nghĩa do Ong Kẹo và Co-ma-đam(1901-1936).
- Cam-pu-chia: khởi nghĩa theo khuynh hướng dân chủ tư sản do nhà sư A-cha Hem-chiêu đứng đầu.
- Việt Nam: Xô Viết Nghệ -Tĩnh 1930-1931.


o bít đúng ko nửa,,,,,,
 
T

thienbinhgirl

Câu 6 : từ sau thế kỉ XIX, các nước đế quốc mở rộng và hoàn thành việc thống trị các nước Đông Nam Á. Hầu hết các nước trong khu vực này, trừ Xiêm (Thái Lan) đều trở thành thuộc địa. Sự áp bức bóc lột của chủ nghĩa thực dân là nguyên nhân thúc đẩy phong trào đấu tranh giải phóng dân tộc ngày càng phát triển ở khu vực này.
- Hiểu được trong khi giai cấp phong kiến trở thành tay sai cho chủ nghĩa đế quốc thì giai cấp tư sản dân tộc, mặc dù còn non yếu, đã tổ chức lãnh đạo cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc. Đặc biệt, giai cấp công nhân ngày càng trưởng thành từng bước vươn lên vũ đài đấu tranh giải phóng dân tộc.
- Thấy rõ những nét chính về các cuộc đấu tranh giải phóng tiêu biểu cuối thế kỉ XIX - đầu thế kỉ XX. Ở các nước Đông Nam Á: In-đô-nê-xi-a, Phi-líp-pin, Cam-pu-chia, Lào, Việt Nam.
Cuối thế kỉ XIX, đầu thế kỉ XX, xã hội In-đô-nê-xi-a có nhiều biến đổi, việc đầu tư của tư bản nước ngoài ngày càng mạnh mẽ, tạo nên sự phân hóa xã hội sâu sắc, giai đoạn công nhân và tư sản ra đời, ngày càng trưởng thành về ý thức dân tộc. Vì vậy, phong trào yêu nước mang màu sắc mới theo khuynh hướng dân chủ tư sản.
-nhận xét về phong trào đấu tranh 3 nc Đông dương:
+ Phong trào đấu tranh ở Cam-pu-chia, Lào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỉ XX diễn ra liên tục sôi nổi, hình thức đấu tranh chủ yếu là khởi nghĩa vũ trang.
+ Mục tiêu chống Pháp, giành độc lập vì vậy phong trào mang tính chất của cuộc đấu tranh giải phóng dân tộc song còn ở giai đoạn tự phát.
+ Phong trào do sĩ phu hoặc nông dân lãnh đạo.
+ Kết quả phong trào thất bại do: tự phát, thiếu tổ chức vững vàng, thiếu đường lối đấu tranh đúng đắn.
+ Ý nghĩa: Thể hiện tinh thần yêu nước và tinh thần đoàn kết của nhân dân 3 nước Đông Dương
trong cuộc đấu tranh chống Pháp.
TÓM LẠI :Cuối thế kỉ XX phong trào giải phóng dân tộc ở Đông Nam Á bùng nổ mạnh mẽ nhưng đều thất bại,vì còn mang tính tự phát, nổ ra lẻ tẻ chưa cosựq đoàn kết giửa các dân tộc. song sẽ tạo điều kiện tiền đề cho những giai đoạn sau.
 
Top Bottom