Sử 11 nêu và phân tích nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ 2

T

takyagen_san

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1) nêu và phân tích nguyên nhân của chiến tranh thế giới thứ 2?
2) tình hình Việt Nam giữa TK 19 , trước cuộc xâm lược của thực dân pháp có đặc điểm gì nổi bật? đặt việt nam trong hoàn cảnh thế giới và khu vực lúc đó em có suy nghĩ gì ?
3) 3 miền tây nam kỳ đã rơi vào tay pháp như thế nào ? nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống pháp ở 3 tỉnh miền tây nam kì sau năm 1867.
4) thực dân pháp đánh chiếm bắc kì lần thứ nhất (1873) như thế nào? cuộc kháng chiến ở bắc kì lần 1 có đặc điểm gì đáng chú ý ?
5) thực dân pháp đánh chiếm bắc kì lần thứ hai (1882-1883) như thế nào? cuộc kháng chiến ở bắc kì lần 2 có đặc điểm gì đáng chú ý ?
6) những nguyên nhân nào khiến cho cuộc kháng chiến chống pháp xâm lược của nhân dân ta từ 1858-1884 thất bại?
7) phong trào cần vương bùng nổ trong hoàn cảnh nào ?tóm lược diễn biến 2 giai đoạn của phong trào cần vương và rút ra đặc điểm của mỗi giai đoạn?
mong các bạn trình bày chi tiết một chút giúp mình !!!!
 
C

chieclabuon_35

I. nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
A, từ mối quan hệ của các nước trước chiến tranh thế giới thứ Hai, hãy rút ra nguyên nhân dẫn đến chiến tranh thế giới thứ hai
- chiến tranh thế giới thứ nhất kết thúc nhưng vấn đề về thị trường thuộc địa vẫn chưa được giải quyết thỏa đáng, trong khi Anh, Pháp, Mĩ sở hữu một hệ thống thuộc đia lớn thì các nước Đức, Italia không những mất thuộc địa mà còn phải chịu thêm những thiệt hại nặng nề từ việc bồi thường chiến phí. Cuộc khủng hoảng 1929-1933 đã tác động sâu sắc đến tình hình thế giới. Anh, Pháp, Mĩ tìm cách thoát khỏi cuộc khủng hoảng bằng cách tiến hành cải cách thông thường, bóc lột thuộc địa. Nhưng Đức, Italia và Nhật Bản là những nước có ít thuộc địa vì vậy đã tiến hành phát xít hóa bộ máy chính quyền từng bước xây dựng lò lửa chiến tranh phá vỡ những điều khoản của hòa ước Versaillers ráo riết tiến hành một cuộc chiến tranh thế giới mới.
- đến năm 1936, trên thế giới đã hình thành một thế “kiềng ba chân” bao gồm: Liên Xô đại diện cho phe xã hội chủ nghĩa, Đức, Italia va Nhật bản đại diện cho Phatsxit còn Anh, Pháp, Mĩ đại diện cho phe đế quốc. Mối quan hệ của 3 khối này rất phức tạp, chằng chéo. Phe nào cũng coi 2 phe còn lại là kẻ thù cần phải tiêu diệt. Tuy vậy, Liên Xô đã nhận ra được mối nguy hiểm trên hết của chủ nghĩa phát xít nên đã kêu gọi khối đế quốc hợp tác chống phát xít. Anh, Pháp dù muốn tiêu diệt phát xít song lại coi Liên Xô là kẻ thù nguy hiểm nên đã từ chối hợp tác và nhượng bộ phát xít để mượn tay chúng tiêu diệt Liên Xô. Còn Mĩ, ngày 24-8- 1935, Mĩ ban hành đạo luật trung lập, không can thiệp vào công việc bên ngoài châu Mĩ. Chính sự nhượng bộ của Anh, Pháp và chính sách trung lập của Mĩ là mảnh đất màu mỡ nuôi dưỡng sự lớn mạnh của chủ nghĩa phát xít.
- vào 29-9-1938 hội nghị Muy-ních được tổ chức. tại hội nghị Muy-ních, Anh, Pháp đã trao quyền sở hữu vùng Xuy-đét cho Đức. Có thể nói, sự thỏa hiệp của đế quốc tại hội nghị là đỉnh cao của chính sách dung túng, nhượng bộ của đế quốc với âm mưu tiêu diệt Liên Xô bằng tay của phát xít.
Như vây, từ những diễn biến của quan hệ quốc tế trong giai đoạn 1918-1939, có thể đi tới kết luận về nguyên nhân của chiến tranh thed giới thứ hai là:
+ nguyên nhân sâu xa: là sự phát triển không đồng đều về kinh tế, chính trị, sự mất cân bằng trong hệ thống thuộc địa giữa các nước đế quốc. Sự mất cân bằng đó khiến cho hệ thống Versaillers không còn phù hợp nữa. Điều đo nhất định phải dẫn đến một cuộc chiến tranh thế giới nổ ra.
+ nguyên nhân trực tiếp: là do tác động của cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929-1933 khiến cho mâu thuẫn trên càng trở lên sâu sắc, đến mức không thể dung hòa được nữa dẫn đến việc hình thành chủ nghĩa phát xít với ý đồ gây chiến tranh chia lại thị trường thuộc địa trên thế giới.
+thủ phạm gây chiến là: phát xít Đức, quân phiệt Nhật và phát xít Italia
câu 2: hoàn cảnh Việt Nam trước khi bị Thực dân Pháp xâm lược
* Chính trị: triều đình nhà nguyễn đang lâm vào tình trạng khủng hoảng, mục nát,triều đình vẫn duy trì hệ tư tưởng Nho giáo, lạc hậu. quan lại tham nhũng.Bộ máy quan lại am,ng tính chất quan liêu, sâu mọt
* Nông nghiệp: kinh tế nông nghiệp của nhân dân bị xâm phạm nghiêm trọng, phần lớn ruộng đất của nhân dân bị quan lại. cường hào chiếm đoạt, hiện tượng dân cày không có ruộng, phải bỏ đi lưu tán ở nhiều nơi. Hạn hán, lũ lụt, mất mùa. Ở Hưng yên, vỡ đê 18 năm liền, rồi nạn châu chấu ở Bắc Ninh đã gây cho đời sống nhân dân vô cùng khốn khổ
* Công nghiệp:phong kiến nhà Nguyễn nắm trong tay những ngành kinh doanh lớn. Các công xưởng lớn đúc súng, đóng tàu, đúc tiền; các xưởng nhỏ chuyên chế tạo đồ dùng riêng cho nhà vua, vàng bạc, gấm vóc; các công trường xây dựng cung điện, thành quách, lăng tẩm đều do bộ Công của triều đình quản lí. Chế độ làm việc trong các công xưởng này là chế độ "công tượng" mang nặng tính chất cưỡng bức lao động. Những người thợ giỏi ở các địa phương bị bắt về đây được biên chế thành đội ngũ, làm việc tập trung với một số lương rất thấp, lại chịu sự kiểm soát nghiêm ngặt của quan lại nên rất bất mãn, không phấn khởi với công việc
* Thương nghiệp: sút kém một cách rõ rệt. Chính sách "trọng nông ức thương" của triều đình đã kìm hãm thương nghiệp. Về nội thương, một mặt chúng nắm độc quyền buôn bán nguyên liệu công nghiệp (như đồng, thiếc, chì, kẽm, nhất là lưu hoàng, diêm tiêu), vì sợ nhân dân chế vũ khí chống lại. Mặt khác, chúng đặt ra nhiều luật lệ chặt chẽ để kiềm chế, như nắm độc quyền buôn bán cả đối với một số lâm sản quý giá cướp đoạt của đồng bào miền núi (quế, gạc hươu, sáp ong, ngà voi, gỗ quý); đánh thuế nặng vào các mặt hàng quan trọng đến đời sống nhân dân như lúa gạo để hạn chế việc chuyên chở trao đổi giữa các vùng trong nước; cấm nhân dân họp chợ. Việc giao lưu giữa các địa phương vì vậy gặp rất nhiều trở ngại, thị trường trong nước không tập trung và thống nhất.
* Ngoại thương: bế quan tỏa cảng do lo sợ trước âm mưu của thực dân Pháp nên đã cấm mọi họa động giao lưu buôn bán
đoois nội : ra sức đàn áp phong trào của nông dân
Nhận xét: Lịch sử lúc này đã đi tới một bước ngoặt. Một là triều Nguyễn bị đánh đổ và thay thế vào là một triều đại khác tiến theo hướng mới của tư bản chủ nghĩa có khả năng duy tân đất nước và bảo vệ nền độc lập dân tộc. Hai là nước Việt Nam bị mất vào tay tư bản Pháp để trở thành một xứ thuộc địa. Thực tế lịch sử đã chứng minh rằng khi tiếng súng xâm lược của tư bản Pháp bùng nổ, giai cấp phong kiến Việt Nam đã phân hóa ra hai phái chủ chiến và chủ hòa, phái chủ hòa gồm phần đông bọn đại phong kiến và quan lại lớn với Tự Đức đứng đầu sẽ nhanh chóng câu kết với bọn cướp nước để làm tay sai cho chúng đàn áp và bóc lột nhân dân cả nước
chú ý: nguồn tài liệu: tham khảo từ cuốn Đại cương lịch sử Việt Nam tập II
 
T

thannonggirl

Câu 4

Thực dân Pháp đánh chiếm Bắc Kì lần thứ nhất như thế nào?
* Nguyên nhân:
- Lợi dụng việc triều đình Huế nhờ đem tàu ra vùng biển Hạ Long đánh dẹp cướp biển .
- Lấy cớ giải quyết vụ Đuy- puy.
=> Hơn 200 quân Pháp do Gác-ni-ê chỉ huy từ Sài Gòn kéo ra Bắc.
* Diễn biến:
- Sáng ngày 20-11-1873 quân Pháp nổ súng đánh thành Hà Nội.
- 7000 quân triều đình dưới sự chỉ huy của Nguyễn Tri Phương cố gắng cản địch nhưng thất bại. Buổi trưa thành mất. Nguyễn tri Phương bị thương sau đó ông bị giặc bắt.
* Kết quả:- Quân Pháp chiếm được thành Hà Nội
- Tỏa quân đi chiếm Hải Dương, Hưng Yên, Phủ Lí, Ninh Bình, Nam Định.
Dúng đc lời giải hay hơn vì chưa có ai trả lời câu trên
 
M

manh550

1như chúng ta biết, nguyên nhân của các cuộc chiến tranh thế giới xuất phát từ các biến động về kinh tế thế giới. sự phát triển quá nhanh của TBCN đã dẫn đến chiến tranh thế giới thứ 1 năm 1914 đến 1918, trong đó phải kể đến khủng hoảng tài chính ở mỹ những năm 1907 và sự phát triển mạnh về kinh tế của các nước phát xít Đức, áo , hung, dẫn đến cân bằng lực lượng bị đảo lộn. các nước phát xít phát triển nóng lại có ít thuộc địa trong khi đó các nước tư bản cũ chậm phát triển lại có nhiều thuộc địa.
cuộc khủng hoảng kinh tế thế giới 1929 - 1933 được coi như là nguyên nhân sâu xa của chiến tranh thế giới thứ 2.
ở châu âu các nước phát xít được hình thành, dẫn đầu là đức quốc xã với sự dẫn dắt của hitle. với giọng điệu tôn sự tự hào dân tộc, lấy lại các vùng đất bị mất trong thế chiến 1 , được nhân dân ủng hội , hitle bắc đầu việc cải tổ quân đội, cải cách kinh tế, sửa đổi hiến pháp. thâu tóm quyền lực và bắt đầu tấn công hà lan, bên cạnh đó có mussolini của ý noi gương cũng là một phát xít mới.
ở châu á, phát xít nhật chiếm đóng trung quốc. bây giờ, quân cộng sản tq và quân quốc dân đảng bớt xung đột, cùng quay mũi tấn công đánh đuổi nhật bản, nước mỹ bắt đầu nhòm ngó tới châu á, trước tiên là lên án nhật bản.
như vậy, châm ngòi cho cuộc chiến chính là hitler và maussolini
 
M

manh550

3.*Pháp chiếm 3 tỉnh miền Tây Nam Kì :
+Năm 1863 sau khi Pháp áp đặt nền bảo hộ lên Campuchia, chúng vu cáo triều đình vi phạm điều ước Nhâm Tuất, đòi triều đình giao cho chúng quyền kiểm sóat ba tỉnh miền Tây.
+20-6-1867 Pháp kéo quân trước thành Vĩnh Long, ép Phan Thanh Giản nộp thành.
+Từ 20->24-6-1867 Pháp chiếm ba tỉnh miền Tây Nam Kì không tốn một viên đạn.
*Nêu những đặc điểm của cuộc kháng chiến chống Pháp ở ba tỉnh niềm Tây Nam Kì sau 1867:
Phong trào kháng chiến tiếp tục dâng cao như:
+Nghĩa quân Trương Quyền căn cứ ở Tây Ninh
+Anh em Phan Tôn, Phan Liêm căn cứ Ba Tri
+Nghĩa quân Nguyễn Trung Trực căn cứ ở Hòn Chông…..
-Phong trào kháng chiến diễn ra sôi nổi, bềb bỉ, nhưng do tương quan lực lượng chênh lệch nên các phong trào đều bị đàn áp thất bại.
- Phong trào đã thể hiện sinh động lòng yêu nước nồng nàn, ý chí bất khuất chống ngoại xâm của nhân dân ta.
 
M

manh550

6.Trong thời kỳ đầu tấn công xâm lược nước ta, giặc Pháp đã vấp phải sức kháng cự ngoan cường của quân dân ta chiến đấu dưới ngọn cờ triều đình. Có lúc, giặc đã lâm vào tình thế nguy ngập, phải tính đến chuyện rút quân về nước để tránh bị tiêu diệt. Thay vì tiếp tục phát huy ưu thế, dựa vào sức mạnh toàn dân, chú trọng tập kích và tiêu diệt địch, không cho chúng có điều kiện thuận lợi để thay đổi tình thế, thì ngược lại, nhà Nguyễn đã lựa chọn con đường cầu hòa với Pháp để đối phó với phong trào nông dân trong nước, thậm chí có lúc còn hợp tác với kẻ thù để đàn áp phong trào khởi nghĩa của quần chúng, tạo điều kiện cho Pháp từng bước thôn tính nước ta.

- Một bộ phận quân triều đình kiên quyết đánh Pháp như Nguyễn Tri Phương, Hoàng Diệu… thì bị chi phối bởi tư tưởng chiến thuật quân sự kiểu phong kiến (phòng ngự, dựa vào thành lũy cố thủ) nên cuối cùng cũng thất bại.

- Phong trào kháng chiến của nhân dân diễn ra liên tục, rộng khắp , gây nhiều khó khăn, tổn thất cho giặc nhưng lại thiếu tổ chức, thiếu sự lãnh đạo thống nhất nên cuối cùng đều thất bại. Bộ phận lãnh đạo phong trào kháng chiến của nhân dân chủ yếu là các văn thân sĩ phu yêu nước do hạn chế về giai cấp, về lịch sử nên chưa có đường lối sách lược đúng đắn, còn mang nặng tư tưởng phong kiến.

- Là thế lực cầm quyền trị nước, nhà Nguyễn không thể không nhận lãnh trách nhiệm để mất nước vào tay Pháp. Triều Nguyễn ban đầu đã có nhiều cố gắng chống chọi với cuộc xâm lược của thực dân Pháp. Tuy nhiên, trước kẻ thù vừa hơn hẳn về quân sự lại hết sức khôn khéo trong bước đường xâm lược, triều Nguyễn đã không tìm được những chủ trương và biện pháp hữu hiệu để vượt qua thử thách quá khó khăn của lịch sử. Các chính sách của họ đã khiến họ tách rời dần cuộc kháng chiến của nhân dân, làm cho khả năng đề kháng của quân dân ta ngày càng hao mòn, tạo điều kiện cho kẻ địch lấn lướt từ bước này đến bước khác.

Đường lối của triều Nguyễn trong cuộc kháng chiến chống ngoại xâm cho thấy từ vị thế lãnh đạo nhân dân chống giặc, họ đã đi những bước lùi nghiêm trọng sang chủ trương “thủ để hòa” rồi đi đến “chủ hòa” và “đầu hàng”. Họ đã không có khả năng đoàn kết toàn dân nhằm phát động một cuộc chiến tranh nhân dân chống giặc mà thậm chí còn phá hoại cuộc kháng chiến của nhân dân, đi ngược lại quyền lợi dân tộc. Họ đã dần dần từ bỏ vị trí lãnh đạo, để mặc người dân Việt phải tự vẫy vùng tìm lối thoát riêng cho mình bằng các cuộc khởi nghĩa, nổi dậy chống cả Pháp lẫn triều Huế, buộc Pháp phải mất gần 30 năm mới chinh phục và đô hộ được Việt Nam.
 
Top Bottom