Ngành thân mềm: *) Một số đại diện: trai sông, sò, ốc sên, mực, bạch tuộc,...
*) Tập tính: bò chậm, sống vùi lấp, bơi nhanh,...
*) Đặc điểm chung:
- Thân mềm, không phân đốt
- Có vỏ đá vôi, có khoang áo
- Hệ tiêu hóa phân hóa
- Riêng mực và bạch tuộc thích nghi với lối sống săn mồi và di chuyển tích cực nên vỏ tiêu giảm, di chuyển phát triển Lớp giáp xác: *) Một số đại diện: tôm ở nhờ, rận nước, chân kiếm,...
*) Đặc điểm:
- Thường sống ở môi trường ẩm hoặc môi trường nước
- Có dạng chân khớp, có vỏ được cấu tạo bởi thành phần CaCo3
- Cơ thể được bao bọc với bộ xương ngoài bằng kitin, nhờ lớp vỏ thấm canxi và vôi hóa làm cho vỏ giáp xác rất cứng cáp Lớp hình nhện: *) Một số đại diện: nhện, ve bồ, bọ cạp,...
*) Tập tính: chăng lưới, bắt mồi,...
*) Đặc điểm chung: Lớp Hình nhện là một lớp động vật chân khớp. Tất cả các loài trong nhóm này có 8 chân đốt, mặc dù một cặp chân trước ở một số loài đã biến thành chức năng cảm giác, trong khi một số loài khác, các phần phụ khác nhau có thể phát triển đủ lớn để tạo thành một cặp chân không lồ. Nguồn: https://vi.wikipedia.org/wiki/Lớp_Hình_nhện