Sử 8 Nếu em là triều đình Huế...?

Iam_lucky_girl

Học sinh chăm học
Thành viên
13 Tháng một 2019
786
1,030
146
Bình Phước
THCS TTLN

Võ Nguyễn Thu Uyên

Cựu Phụ trách nhóm Sử|CV nhiệt huyết|Cựu CN CLB Sử
Thành viên
20 Tháng ba 2017
4,208
12,677
991
Thành phố Hà Nội
Nghệ An
Học viện Ngân Hàng
Cái này tùy suy nghĩ của mỗi người thôi. Bạn có thể tham khảo các ý sau:
  • Tập hợp sức mạnh toàn dân, chỉ huy nhân dân đứng lên chống pháp
  • Tiếp thu những chính sách cải cách tiến bộ của các văn thân, sĩ phu, cách tân đất nước, đưa đất nước thoát khỏi khủng hoảng.....
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
1. Tập hợp sức mạnh toàn dân đứng lên: tập hợp như thế nào, cơ sở nào khi các đứt gãy cơ bản ko thể hàn gắn được
2. Canh tân: canh tân trên cơ sở nào, cơ sở nào, nhân sự từ đâu, tiền đâu, sự cản trợ của Pháp, chắc tính làm 1 kèo biến pháp mậu tuất version Đại Nam hử
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Không nên nhìn nhận việc mất nước vào tay Pháp là 1 xu hướng tất yếu. Nhìn bài học của Nhật, của Xiêm xem, họ làm được sao ta không làm được?

Vào thời đó nước mình lạc hậu thật, nhưng không phải không có hi vọng. Có những người cũng đi Tây về kể với triều đình về những bóng đèn không cần dầu đốt, những tàu hơi nước,...v...v... cũng có người khảng khái tâu chém những tên nịnh thần.
Họ là những người có tài, có tâm, tiếc là triều đình hủ bại không trọng dụng nên đất nước vẫn cứ lạc hậu và mất vào tay Pháp.

Vậy nên nếu là triều đình Huế chắc bạn hiểu nên làm gì.
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Không nên nhìn nhận việc mất nước vào tay Pháp là 1 xu hướng tất yếu. Nhìn bài học của Nhật, của Xiêm xem, họ làm được sao ta không làm được?

Vào thời đó nước mình lạc hậu thật, nhưng không phải không có hi vọng. Có những người cũng đi Tây về kể với triều đình về những bóng đèn không cần dầu đốt, những tàu hơi nước,...v...v... cũng có người khảng khái tâu chém những tên nịnh thần.
Họ là những người có tài, có tâm, tiếc là triều đình hủ bại không trọng dụng nên đất nước vẫn cứ lạc hậu và mất vào tay Pháp.

Vậy nên nếu là triều đình Huế chắc bạn hiểu nên làm gì.
Lý do về các hiện tượng ở Nhật Xiêm, đó là bởi sự tổng hòa của đầy đủ các yếu tố nội ưu ngoại hoạn. Thứ nhất là trong khi đ
Không nên nhìn nhận việc mất nước vào tay Pháp là 1 xu hướng tất yếu. Nhìn bài học của Nhật, của Xiêm xem, họ làm được sao ta không làm được?

Vào thời đó nước mình lạc hậu thật, nhưng không phải không có hi vọng. Có những người cũng đi Tây về kể với triều đình về những bóng đèn không cần dầu đốt, những tàu hơi nước,...v...v... cũng có người khảng khái tâu chém những tên nịnh thần.
Họ là những người có tài, có tâm, tiếc là triều đình hủ bại không trọng dụng nên đất nước vẫn cứ lạc hậu và mất vào tay Pháp.

Vậy nên nếu là triều đình Huế chắc bạn hiểu nên làm gì.

Học sinh hiện h có một cái tai hại là không bao h chịu nhìn lịch sử một cách tổng thể, toàn diện và liên kết nên mới nghĩ là trong bối cảnh ấy thằng Nhật, Xiêm nó làm đc thì ta cũng làm được mà không xem xét các vấn đề nội ưu ngoại hoạn từng thằng. Sao ko thắc mắc 1 thằng to và mạnh như nhà Mãn Thanh k thể làm được đi, dù mọi vấn đề nhà Thanh đều nổi trội hơn so với nhà Nguyễn ....
Nói về cuộc duy tân tại Xiêm, Thanh, mọi vấn đề nội ưu ngoại hoạn đều khác nhau và khác biệt sâu sắc với nhà Nguyễn.

Về Nhật Bản. theo cuốn Nhật Bản duy tân 30y của nhà sử học Đào Trinh Nhất, NHật Bản trước thời kỳ Meiji là thời đại của Tokugawa thống trị, sau giai đoạn Chiến Quốc, Nhật Bản có ít nhất 300 năm thống nhất, hòa bình, phát triển, tích lũy và tập trung. Dù ít nhất bị ảnh hưởng từ mặt trái của Tống Nho, tuy nhiên các đời Tokugawa với các vấn đề ngoại thượng và khkt đều hết sức tạo điều kiện phát triển, sự trao đổi giao thương, giao lưu văn hóa, học vấn của Nhật vs tây phương ( chủ yếu là hà lan) được đẩy mạnh. Từ 1853, khi Tư Bản Tây Phương tràn vào với những bản hiêp ước bất bình đẳng sau họng pháo đại bác của Matthew Calbraith Perry, NB đã tận dụng những sự mâu thuẫn nhất định của từng nước TB để tập trung học hỏi va thay đổi, bằng sự tiếp thu cởi mở và nền tảng về csht được tích lũy nhiều năm đẻ tiến hành cuộc CMTS như chúng ta đã biết.

Về Xiêm, dù không có những điều kiện tích lũy về thời gian như NB, tuy nhiên ngay từ đời Xiêm hoàng Rama I, trước các yêu cầu đòi hỏi của chiến tranh, Xiêm cũng tăng cường giao lưu học hỏi phương Tây từ quân sự, khkt, kinh tế, và có những tích lũy nhất định về khkt, kinh tế và nhân sự. Một điểm quan trọng nữa mà nhà Nguyễn ko thể có nhưng Xiêm có đó là Hoàng gia Xiêm nắm đươc trọn vẹn lòng dân Thái Lan. Khi vua Rama V tiến hành 1 loạt các cải cách mạnh tay hơn nữa, dù có những mâu thuẩn về chất nhưng do đã được tích lũy từ trước về lượng nên không găp phải sự chống đối đáng kể. Đặc biệt khi nhà Xiêm phải nhả ra các mảnh đất ở Lào, Cam để " biếu" Anh-Pháp mà bản chất chính là bán nước cho giặc thì hầu như nhận được sự ủng hộ của dân mà k phải là sự chống đối ở VN từ đó tránh bị Anh vs Pháp gia tăng những đòi hỏi nặng nề hơn về chính trị và kinh tế.

Trở lại với Đại Nam, mọi vấn đề đều thua thiệt trầm trọng so với 2 nước trên, thậm chí là so với Trung Quốc: kinh tế đi vào khủng hoảng do nhiều vấn đề thiên tai, địch họa, loạn lạc. Về chính trị xã hội, Đại Nam vẫn phải gánh chịu hậu quả to lớn của hơn 200 năm chia cắt đàng trong đàng ngoài dẫn đến sự đứt gãy về quan niệm, hệ tư tưởng trong toàn thể nhân dân với những cuộc nổi loạn ở Bắc Hà do các thế lực nhà Lê và giả nhà Lê cùng với giáo dân cầm đầu.
Cơ bản là thiếu tích lũy về lượng còn 1 số đám người được tiếp xúc với tây , biết văn hóa và công nghệ thì phần nhiều là những người công giáo, hoặc chịu ảnh hưởng từ công giáo, vốn là các đối tượng nằm trong diện " có thể dùng nhưng không được tin" của các vua Nguyễn

Đề nghị mấy bợn trc khi phát biểu thì tìm hiểu cho sâu sa vấn đề tránh a dua...
 
Last edited by a moderator:
  • Like
Reactions: Iam_lucky_girl

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Bạn có vẻ am hiểu khá chi tiết về các sự kiện sử, nhưng rồi cuối cùng lại cũng đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đồng ý hoàn cảnh (nhất là mặt bằng nhận thức chung) ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của cải cách. Nhưng con người làm nên lịch sử chứ không phải lịch sử làm nên con người. Cuộc cách mạng nào cũng bắt nguồn từ 1 nhóm thiểu số rồi lan ra số đông.

Nhà Nguyễn đang có quyền lực trong tay, lại không biết dùng người tài, người ngay, để đất nước bị trì trệ rồi bị xâm lược thì là lỗi của nhà Nguyễn chứ sao lại đổ cho hoàn cảnh được. Ừ thì hoàn cảnh thảm vậy đấy, nhưng nếu họ biết cách vẫn có thể làm nó trở nên tốt hơn (dù có thoát được xâm lược hay không thì chưa biết - yêu cầu của pic cũng không bảo chỉ ra cách thoát được xâm lược).

Cũng giống như nhà Trần ngày xưa, hoàn cảnh đất nước Nam thì có Cham Pa, Bắc thì có quân Mông Nguyên hùng mạnh, ấy vậy mà vẫn giữ được nước ấy thôi. Nếu lúc ấy nhà Trần thua, không lẽ chúng ta lại ngồi đây phân tích hoàn cảnh thời ấy?
 
Last edited:

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Bạn có vẻ am hiểu khá chi tiết về các sự kiện sử, nhưng rồi cuối cùng lại cũng đổ lỗi cho hoàn cảnh. Đồng ý hoàn cảnh (nhất là mặt bằng nhận thức chung) ảnh hưởng rất lớn đến sự thành bại của cải cách. Nhưng con người làm nên lịch sử chứ không phải lịch sử làm nên con người. Cuộc cách mạng nào cũng bắt nguồn từ 1 nhóm thiểu số rồi lan ra số đông.

Nhà Nguyễn đang có quyền lực trong tay, lại không biết dùng người tài, người ngay, để đất nước bị trì trệ rồi bị xâm lược thì là lỗi của nhà Nguyễn chứ sao lại đổ cho hoàn cảnh được. Ừ thì hoàn cảnh thảm vậy đấy, nhưng nếu họ biết cách vẫn có thể làm nó trở nên tốt hơn (dù có thoát được xâm lược hay không thì chưa biết - yêu cầu của pic cũng không bảo chỉ ra cách thoát được xâm lược).

Cũng giống như nhà Trần ngày xưa, hoàn cảnh đất nước Nam thì có Cham Pa, Bắc thì có quân Mông Nguyên hùng mạnh, ấy vậy mà vẫn giữ được nước ấy thôi. Nếu lúc ấy nhà Trần thua, không lẽ chúng ta lại ngồi đây phân tích hoàn cảnh thời ấy?
Bạn đang nói đến nhà Trần nào nhỉ, nhà Trần những năm Trùng Hưng hay nhà Trần những năm Vĩnh lạc dù có nhân tâm, có tướng tài nhưng tự đi chặt bỏ tay chân để rồi thảm bại trước đạo quân xâm lược nhà Minh.
Bạn xem nhẹ hoàn cảnh, nhưng tôi hỏi bạn, có bao nhiêu người có thể trong hoàn cảnh khó khăn mà vươn lên thành vĩ nhân, số người này so với quần thể người là ntn?
Một cuộc cách mạng muốn thành công luôn phải có những cơ sở về lượng, tập trung tích tụ rồi mới dẫn đến những biến đổi về chất, nếu cứ cashc mạng thành công cớ sao Biến pháp Mậu tuất lại thất bại, dù nó được diễn ra ở TQ- quốc gia có nhiều lợi thế để ;làm một kèo duy tân hơn Đại Nam? Vì sao cách mạng Anh có thể chỉ đc đánh giá là cm nửa vời nhưng lại đem đến thịnh vượng và quyền lực dẫn dắt thế giới cho Anh đến trước ww2 nhưng cũng vì sao cm Pháp đc đánh giá triệt để nhất trong bầy nhưng kết quả lại kéo lùi sức mạnh Pháp, khiến quốc gia này mất đi quyền lực chi phối châu âu về chính trị và kinh tế giai đoạn hậu kỳ của Vương triều Bonnaparter ?
 
Last edited:
  • Like
Reactions: Iam_lucky_girl

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Cái mình muốn nhấn mạnh là trong hoàn cảnh đó họ có thể làm tốt hơn, nhưng họ đã không làm. Cứ làm biết đâu sẽ có kì tích và khi ấy các nhà sử học lại phải xem xét lại các quy luật về chất về lượng?

Mình vẫn đi đúng tinh thần của chủ đề này thôi, không đi qua sâu xa. Nếu bạn biết nhiều về chi tiết lịch sử có thể kể cho mọi người 1 số quốc gia từ nghèo nàn lạc hậu, chỉ nhờ ý chí của chính trị gia có thể vươn lên thành nước giàu mạnh trong thời gian ngắn không?
 

Ruka93

Banned
Banned
Thành viên
16 Tháng chín 2018
460
437
76
31
Hà Nội
THPT Thạch Thất
Cái mình muốn nhấn mạnh là trong hoàn cảnh đó họ có thể làm tốt hơn, nhưng họ đã không làm. Cứ làm biết đâu sẽ có kì tích và khi ấy các nhà sử học lại phải xem xét lại các quy luật về chất về lượng?

Mình vẫn đi đúng tinh thần của chủ đề này thôi, không đi qua sâu xa. Nếu bạn biết nhiều về chi tiết lịch sử có thể kể cho mọi người 1 số quốc gia từ nghèo nàn lạc hậu, chỉ nhờ ý chí của chính trị gia có thể vươn lên thành nước giàu mạnh trong thời gian ngắn không?
Mình thì phản biện trực tiếp rằng hoàn cảnh là 1 yếu tố quan trọng thậm chí sống còn đến việc quyết định kèo thịnh vượng hóa của các dân tộc. Câu chuyện về sự phát triển thần kỳ có rất nhiều
Ví dụ như Nhật sau ww2 cơ bản là tất cả mọi thứ đã ra cát vụn nhưng bằng nghị lực, giá trị con người, các chính sách dân chủ và các định chế đi kèm của chế độ quân quản Mỹ mà từng bước vươn lên trở thành 1 siêu cường châu Á , xếp thứ 2 thế giới về kinh tế và giữ vững vị thế này đến những năm đầu tiên của thập niên thứ nhất thể kỳ XXI . Tuy nhiên, dù nói j đi nữa thì hoàn cảnh là 1 yếu tố ảnh hưởng sống còn đến sự thần kỳ đó:
-Kết cục là 1 nước bại trận sau ww2, tạo dk cho Mỹ và các thế lực cánh hữu thanh tẩy toàn diện quốc gia, cởi trói khỏi sự kiểm soát của Hệ tư tưởng đế chế để tạo nền tảng thay đổi, sau đó nhờ vào vị trí đông á, rất gần các chiến trường Triều Tiên, Việt Nam từ đó trở thành trạm trung chuyển cho quân đội Mỹ và LHQ , bán hàng hóa để tích lũy vốn và bứt phá
- Kỳ tích sông Hán của Hàn Quốc căn bản tương tự như Nhật Bản, nhờ các chính sách cứng rắn, quân phiệt với 3 nguyên tắc: "Chống Cộng-Nhà nước độc tài-Phát triển kinh tế", Hàn Quốc từng bước tập trung tích tụ tài sản bên cạnh các Chaebol, từ 1 nước siêu nghèo năm 1950 gia nhập hàng ngũ các nước phát triển vào những năm 90 của thế kỷ trước . Bên cạnh nhờ các chính sách nội địa, cải cách viên trợ của Mỹ, còn nhờ 1 hoàn cảnh hoàn hảo đó là việc CHND Triều Tiên gặp phải nhiều rào cản trong việc tiến hành mở rộng phong trào Cách mạng theo cách gọi của họ ở Miền Nam, một phần do công cuộc truy quét đẫm máu của Lý Thừa Vãn những năm 1949-1950, một phần bởi người đứng đầu Kim Nhật Thành của CHDCND Triều Tiên k có được tính chính danh toàn diện như Chủ tịch Minh ở Việt Nam, từ đó k thể tiến hành những động thái quân sự và chính trị đe dọa đến chính thể Đại Hàn dân quốc cũng như ảnh hưởng nhiều đến kinh tế Hàn Quốc những năm 70-80
 

Hiền Lang

Học sinh tiến bộ
Thành viên
23 Tháng mười hai 2018
583
1,114
171
Hà Nội
GTVT
Thanks bạn! Mình cũng có biết qua 1 số trường hợp phát triển nhanh nữa như Singapo thời Lý Quang Diệu, Đức thời Hitle hay Nga sau chiến tranh 2.

Lịch sử là những chuyện đã xảy ra còn nhìn nhận nó thế nào là ở mỗi người. Lịch sử nhân loại có thể bị chi phối bởi những quy luật phổ quát, nhưng mình vẫn lạc quan tin rằng con người thay đổi được lịch sử trong 1 hạn mức nào đó.

Dù sao pic này vẫn của lớp 8, tôn trọng chủ pic mình sẽ dừng tranh luận ở đây.
 
Top Bottom