nêu cảm nhận

T

thuyan9i

cảm nhạn là nêu những ý nghĩ của mình về nhan vật đó
nhưng cảm nhạn và phân tích hao hao giống nhau
ở cảm nhận chỉ càn đưa thêm một sôd đánh giá của mình là được thôi
 
C

congchualolem_b

Phân tích nhân vật bé Thu: đây là cách làm theo kiểu Tổng – phân – hợp ,bạn thử tham khảo xem:
1.Tổng:
a.Ý nghĩa tiêu đề: kỉ vật cuối cùng của người cha liệt sĩ – anh Sáu dành cho người con – bé Thu,là hiện thân của tình cha con,gắn với lần gặp gỡ cuối cùng của hai cha con.Câu chuyện được kể lại từ góc độ của nhân vật “tôi” – người bạn của anh Sáu,người chứng kiến từ đầu đến cuối cuộc gặp gỡ ấy.
b.Tác phẩm gắn với tình huống nhận cha con đặc biệt – trước giờ tập kết theo hiệp định Giơ – ne – vơ ,xoay quanh những phản ứng của bé Thu,tạo những đột biến bất ngờ,sinh động.
2.Phân:
a.Niềm khao khát được gặp con của anh Sáu:
+hai cha con k hề biết mặt nhau,chỉ biết qua tấm ảnh nhỏ cách đó bảy năm
+bé Thu mới 8 tuổi,còn quá nhỏ nên k nhớ mặt cha
+linh tính của 1 ng cha đã giúp anh Sáu nhận ra đứa con,nhưng chính vào lúc trùng phùng ấy lại xảy ra đột biến: bé Thu k chịu nhận cha mình
nỗi đau của người cha khi con k nhận ra mình
b.Những phản ứng của bé Thu khi nhất định k nhận cha :
+nhìn anh Sáu với cặp mắt xa lạ và cảnh giác,nhất quyết k chịu gọi “ba” – sự thơ ngây của đứa trẻ đầy cá tính
+tính cách gan lì của bé Thu:mặc chow ng thân khuyên nhủ,tạo tình thế bắt buộc (chắt nc cơm) để bé Thu phải nhận cha nhưng tất cả đều thất bại
+tình huống kịch tính:bé Thu từ chối sự quan tâm của anh Sáu( hất đổ miếng trứng cá ra khỏi chén cơm)khiến cho ng cha nổi nóng đánh con – cho thấy khát khao của ng cha muốn đc cảm nhận tình cảm của con.Nhưng bé Thu đã phản ứng quyết liệt ( k khóc,bỏ về nhà ngọai)
Nguyên nhân:vết sẹo làm biến dạng khuôn mặt ng cha.Điều sâu xa hơn:vết sẹo tạo nên tướng mạo dữ dằn khiến bé Thu nhầm tưởng cha mình là ng xấu.
c.cuộc trùng phùng cảm động:
+nỗi buồn da diết của ng cha: trước khi ra đi mà con k chịu nhận mặt;nỗi đau đớn ân hận vì đã nóng nảy trót đánh con khiến con càng xa cách.Thái độ thể hen cảm giác hối lỗi (chỉ đứng nhìn,đôi mắt trìu mến lẫn buồn rầu,khe khẽ nói)
+thái độ của bé Thu: muốn nhận ba nhưng k dám lại vì đã trót làm ba giận (vẻ mặt nó sầm lại buồn rầu,nhìn với vẻ nghĩ ngợi sâu xa)
+đột biến cao trào đầy bất ngờ:sau lời chào từ biệt của ng cha là tiếng kêu : “Ba…a…a…ba!” như xé ruột – bé Thu đã biết “ba nó đi đánh Tây bị Tây bắn bị thương” – tình cha conn vừa yêu thươg,kính trọng xen lẫn hối hận ( hôn ba cùng khắp,hôn cả vết thẹo dài trên má),muốn níu giữ ba thực chất bé Thu rất giàu tình cảm và trong trắng – khi biết ba đánh giặc bị thương thì ân hận đã k chịu nhận bâ và khao khát đc kêu ba.Tình huống tạo xúc động cho mọi ng.
3.Hợp:
a.qua đọan trích,ng đọc nhận ra vẻ đẹp tâm hồn của bé Thu: yêu thương cha nhưng rạch ròi xấu – tốt,cá tính mạnh mẽ.Thực chất,hai thái độ trái ngược là sự đồng nhất trong tính cách nhân vật.
b.Tình cha con cao đẹp trong cảnh ngộ éo le của chiến tranh.Nghệ thuật kể chuyện của tác giả tạo nên ý nghĩa chính xúc động cho tác phẩm.

với nhân vật anh Sáu,bạn cần chú ý ở một số điểm như sau:
+anh Sáu thóat li gia đình lúc con gái đc 1 tuổi.Bảy năm sau,anh mới có dịp ghé qua nhà,bé Thu đã 8 tuổi
+anh vui mừng khôn xiết,muốn bày tỏ tình cảm ,sự yêu thương và âu yếm với con
+bị con chối bỏ,anh thất vọng và k ngừng nuôi hi vọng,anh tìm mọi cách để con phải gọi ba (dc)
+bữa cơm anh gắp cho bé Thu cái trứng để thể hịên tình cảm,nhưng bé hất ra,anh đã k kềm đc và đánh con
+lúc ra đi,anh luyến tiếc,muốn đc ôm con nhưng thấy có lỗi vì trót đánh con..v.v…
+khi bé Thu gọi ba anh đã k kềm đc cảm xúc.
+lúc ở chiến khu anh luôn nghĩ về con,ân hận vì đánh con,cố công làm cho con chiếc lược bằng ngà.Nhưng chưa kịp làm thì anh hi sinh,anh gửi gắm món quà cho ng đồng đội mới yên tâm thanh thản mà ra đi.

Phân tích nhân vật cũng giống như nêu cảm nhận và ý nghĩa của nhân vật, bạn có thể nêu thêm suy nghĩ và ý kiến riêng của mình, bạn cần dành một đoạn văn để nói về cảm nhận và ý nghĩa với nhân vật sau khi đã nêu những nét chính về nhân vật theo dàn ý trên. Chúc bạn làm bài tốt. Thân!
 
Top Bottom