Văn chương là một thế giới trong tưởng tượng, ta có thể nghĩ ra nhiều cách kết, nhưng cách kết của nhà văn hẳn là phải có ý đồ riêng của nó. Có một tác phẩm văn học có cách kết thúc buồn đến nỗi người đọc đã kiện nhà văn tại sao lại cho cái kết tàn ác với một nhân vật đáng thương như thế, nghe có vẻ nực cười, nhưng qua đó ta có thể thấy ma lực của văn chương với con người, nhất là những người có một tình yêu cái đẹp, ta cũng có thể kết luận rằng nhà văn kia đã quá thành công khi xây dựng một tác phẩm để lại ám ảnh mạnh mẽ trong lòng người đọc như thế nào. Ví như truyện Chí Phèo, ta bức xúc trước cái chết của Chí, tại sao bắt buộc Chí phải chết, nếu Chí sống và cùng Thị Nở chạy trốn khỏi cái làng Vũ Đại ấy hạnh phúc cùng nhau đến trọn đời (như truyện cổ tích) thì có phải sẽ toàn vẹn hơn ko, ta thấy bất bình trước cách kết thúc đó. Nhưng, nghĩ đi nghĩ lại, nhà kết thúc như thế mới hay, mới ám ảnh, nó có dụng ý. Nếu Chí cùng Thị chạy trốn khỏi cái làng Vũ Đại, thì có thoát khỏi cái gầm trời đen tối của xã hội đó ko, điều gì sẽ đảm bảo cho cuộc sống của hai người, trong tay Chí ko có gì cả, muốn bảo tồn cho sự sống của Thị và Chí và có thể là đứa con sắp ra đời, Chí lại phải ăn trộm ăn cắp, cướp của hại người, và như vậy lại về kiếp súc vật, ko nhữnng thế còn kéo theo cả một gia đình tương lai vào kiếp sống đó, nhưng Chí cũng đâu có làm thế được nữa, vì phần người trong Chí đã lài trở về rồi...như thế bế tắc vẫn hoàn bế tắc, xã hội này ko còn có chỗ dành cho Chí, chỉ còn cách tự giải thoát là cái chết, đây là cái kết hợp lý của nhà văn Nam Cao, dù có đổi xuôi, đổi ngược cái kết đó cũng ko còn cách nào hợp lý hơn cách kết này, nếu có thì cũng chỉ là khiên cưỡng, những tác phẩm văn học đã đạt đến tầm cao thì thường cách kết của nó là gần như hợp lý nhất, khó tìm ra một cách khác thay thế. Đấy là em nói riêng về tác phẩm Chí Phèo, bài em nắm vững nhất, còn nhữnng cái khác chưa hiểu nhiều nên chưa dám nói.