1 nền văn học thế kỉ X-XV
Văn học thời kì này phát triển trong hoàn cảnh dậy gió tưng bừng nhất của lịch sử dân tộc:
+ Hai lần chiến thắng chống quân Tống
+ Ba lần chiến thắng quân Nguyên Mông.
+ Hai mươi năm chiến đấu và chiến thắng quân Minh
- Văn học từ thế kỉ X đến Thế kỉ XV được phát triển trên hiện thực phát triển hào hùng của dân tộc đã giành được độc lập chủ quyền sau gần 1000 năm Bắc thuộc. Sau khi giành quyền tự chủ, dân tộc ta vẫn phải chiến đấu liên tục chống quân xâm lược để bảo vệ bờ cõi và giải phóng dân tộc.
- Giai cấp phong kiến thời kì này có một vai trò rất tích cực, đã lãnh đạo nhân dân ta đánh thắng giặc Tống, Nguyên, Minh, giữ yêu bờ cõi, xây dựng một quốc gia phong kiến độc lập, thịnh vượng về kinh tế, chính trị, văn hóa.
- Văn học thời kì này có bước phát triển nhảy vọt so với tiến trình lịch sử văn học dân tộc. Nhiều áng văn thơ yêu nước ra đời như bản anh hùng ca của thời đại. Tiêu biểu là các tác phẩm như : Nam quốc sơn hà, Chiếu dời đô, Hịch tướng sĩ, Phò giá về kinh, Bình ngô đại cáo
Văn học dân gian rất phát triển trong khi văn học chữ Hán suy giảm. Phản ảnh thực tế Nho giáo ngày càng mất uy tín đồng thời chứng tỏ cuộc sống tinh thần của nhân dân được đề cao góp phần làm cho văn học thêm phong phú đa dạng…
Văn học chữ Nôm phát triển mạnh những nhà thơ nổi tiếng như: Nguyễn Bỉnh Khiêm, Đào Duy Từ, Phùng Khắc Hoan.
- Bên cạnh dòng văn học chính thống, dòng văn học trong nhân dân nở rộ với các thể loại phong phú: ca dao, tục ngữ, lục bát, truyện cười, truyện dân gian… mang đậm tính dân tộc và dân gian.
- Thế kỷ XVIII chữ Quốc ngữ xuất hiện nhưng chưa phổ biến.