Câu 1:
- Ngày 31/5/1793, quần chúng Pa-ri nổi dậy, lật đổ phái Gi-rông-đanh, giành chính quyền về tay phái Gia-cô-banh (2/6/1792)
- Trước những khó khăn, thử thách nghiêm trọng. Chính quyền Gia-cô-banh đã đưa ra những biện pháp kịp thời, hiệu quả.
+ Giải quyết ruộng đất cho nông dân, tiền lương cho công nhân: tịch thu ruộng đất....bán cho nông dân theo lối trả dần trong vòng 10 năm; thủ tiêu đặc quyền phong kiến, đốt khế ước, văn tự phong kiến..
+ Ban hành Sắc lệnh "Tổng động viên",
+ Xóa nạn đầu cơ tích trữ..
+ Thông qua hiến pháp mới, mở rộng tự do dân chủ.Những điểm tiến bộ của Hiến pháp 1793 và hệ thống chuyên chính dân chủ Giacôbanh: xoá bỏ việc phân chia công dân tích cực và tiêu cực, người dân được thảo luận và đóng góp ý kiến vào các dự luật luận văn - báo cáo - tiểu luận - tài liệu chuyên ngành Luật...
+ Phái Gia-cô-banh đã hoàn thành nhiệm vụ chống thù trong, giặc ngoài, đưa cách mạng đến đỉnh cao.
Tăng cường trấn áp bọn phản cách mạng, lập lại trật tự kỉ cương, tổ chức lại toà án cách mạng.....
Nước Pháp có một đội quân hùng mạnh và những thắng lợi trên chiến trường.
Câu 2:
- CMTS cuộc cách mạng do giai cấp tư sản lãnh đạo nhằm thay thế chế độ phong kiến, thiết lập nền thống trị của giai cấp tư sản, mở đường cho sự phát triển của chủ nghĩa tư bản.
Câu 3:
Tôn giáo:
Đứng trước thực trạng suy thoái của Nho giáo, triều Nguyễn thực thi nhiều biện pháp để phục hồi, chấn hưng nó, hạn chế sự phát triển của Phật giáo, cấm đoán Thiên chúa giáo nhằm củng cố chế độ quân chủ quan liêu chuyên chế.
Mặc dù nhà nước cấm đoán gắt gao, nhưng các giáo sĩ phương Tây vẫn tìm mọi cách hoạt động truyền giáo, một số giáo sĩ đã tích cực hoạt động chuẩn bị cho cuộc xâm lược thực dân của tư bản Pháp, bất chấp mọi chính sách cấm đạo ngặt nghèo của nhà nước.
Trong dân chúng, đạo Phật và các tín ngưỡng cổ truyền vẫn được duy trì. Chùa chiền; đền thờ các thần linh khác nhau được xây dựng ở nhiều nơi trong cả nước.
Văn hóa:
Văn học chữ Hán phát triển với nhiều nhà thơ, nhà văn nổi tiếng như Cao Bá Quát, Nguyễn Văn Siêu, Tùng Thiện Vương, Tuy Lý Vương, Minh Mệnh, v.v..
Văn học dân gian tiếp tục phát triển, các loại thơ ca, hò vè ca dao, tục ngữ, phương ngôn, truyện tiếu lâm, v.v. xuất hiện nhiều. Các thể thơ nôm như lục bát, song thất lục bát được sử dụng phổ biến và ngày càng được trau chuốt. Một số tập thơ dài có nội dung sâu sắc, hình thức đẹp, trong sáng, nâng cao vai trò tiếng Việt. Hồ Xuân Hương, Bà huyện Thanh Quan, Cao Bá Quát, Nguyễn Du, v.v., đã trở thành tiếng nói vĩnh cửu của một thời, của muôn đời.