P
phanminhthien
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!! ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.
Đó là câu đầu tiên mà Minh Quân nói với tôi trong căn nhà nhỏ hẹp chưa đầy 10m2 nằm sâu hút trong con ngõ nhỏ phố Khâm Thiên, Hà Nội. Nhà Minh Quân không có gì quí giá ngoài cây organ đặt ngay đầu giường. Mái nhà đã có nhiều chỗ lấp vá nhưng bên trong tươm tất, sạch sẽ. Cây đàn organ Yamaha 740 do một bác Việt kiều tặng, vừa là “cần câu cơm” vừa là “ân nhân” giúp một gia đình bốn người mà có tới ba người khiếm thị vượt qua cơn cùng cực nhất...
Đó là năm 1999, xí nghiệp cao su của Hội Người mù Hà Nội giải thể, bố mẹ Minh Quân thất nghiệp, gia đình rơi vào cảnh “đói sáng chưa xong đã đói chiều”. Ba người mù trong một gia đình và cô gái út - người duy nhất sáng mắt - chỉ mới học lớp 9 thì biết phải làm gì để sống? Hai ông bà già bước vào tuổi 60, 70 đành phải xoay qua nghề bán chổi dạo - những cây chổi cũng do những người đồng cảnh trong hội người mù làm ra.
Sáng sáng, bà con ngõ Khâm Thiên đã quen dần với cảnh hai vợ chồng mù, bà đi trước dò gậy lọc cọc trên đường, ông một tay bám vai, một tay ôm bó chổi lầm lũi bước theo... Cậu con trai mù ngồi bậc cửa nghe tiếng gậy, tiếng lê bước của mẹ cha mà nước mắt cứ rơi lã chã...
Mùa hè hàng bán chạy, ra đi từ mờ sáng đến 7g tối thì hết hàng, kiếm được 10.000 -20.000 đồng cho cả bốn miệng ăn. Mùa đông lạnh lẽo lê bước khắp Hà Nội đến 8, 9g tối mà đôi khi bó chổi trên tay vẫn còn quá nửa, thậm chí có hôm không bán được chiếc nào, cả bốn con người khốn khổ đành nhịn ăn, lấy giấc mơ đêm đông bù lấp để quên đi cái đói cồn cào... Minh Quân đang học trung cấp nhạc viện, xin vào ở hẳn trong ký túc xá, cố xoay xở trong số tiền học bổng 200.000 đồng/tháng cho nhẹ gánh mẹ cha.
Đó là năm 1999, xí nghiệp cao su của Hội Người mù Hà Nội giải thể, bố mẹ Minh Quân thất nghiệp, gia đình rơi vào cảnh “đói sáng chưa xong đã đói chiều”. Ba người mù trong một gia đình và cô gái út - người duy nhất sáng mắt - chỉ mới học lớp 9 thì biết phải làm gì để sống? Hai ông bà già bước vào tuổi 60, 70 đành phải xoay qua nghề bán chổi dạo - những cây chổi cũng do những người đồng cảnh trong hội người mù làm ra.
Sáng sáng, bà con ngõ Khâm Thiên đã quen dần với cảnh hai vợ chồng mù, bà đi trước dò gậy lọc cọc trên đường, ông một tay bám vai, một tay ôm bó chổi lầm lũi bước theo... Cậu con trai mù ngồi bậc cửa nghe tiếng gậy, tiếng lê bước của mẹ cha mà nước mắt cứ rơi lã chã...
Mùa hè hàng bán chạy, ra đi từ mờ sáng đến 7g tối thì hết hàng, kiếm được 10.000 -20.000 đồng cho cả bốn miệng ăn. Mùa đông lạnh lẽo lê bước khắp Hà Nội đến 8, 9g tối mà đôi khi bó chổi trên tay vẫn còn quá nửa, thậm chí có hôm không bán được chiếc nào, cả bốn con người khốn khổ đành nhịn ăn, lấy giấc mơ đêm đông bù lấp để quên đi cái đói cồn cào... Minh Quân đang học trung cấp nhạc viện, xin vào ở hẳn trong ký túc xá, cố xoay xở trong số tiền học bổng 200.000 đồng/tháng cho nhẹ gánh mẹ cha.