Vật lí 11 Nam châm có bao nhiêu cực?

neko_kiko@yahoo.com.vn

Học sinh
Thành viên
15 Tháng mười một 2015
7
1
44
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

Chào các bạn, mình vừa làm bài tập Từ trường và có tí thắc mắc như sau:

Đây là mệnh đề sai: "Không có nam châm nào chỉ có một cực và cũng không có nam châm nào có nhiều hơn hai cực"

Câu hỏi mà mình đặt ra là: Tại sao câu trên lại là mệnh đề sai nhỉ?

Theo như mình tìm hiểu trên mạng thì mình biết được rằng nam châm có tính phân cực nên không thể tồn tại (hoặc ít nhất là vẫn chưa ai tách được hai cực của nam châm ra) nam châm một cực được. Vậy điều đó đã cho mình thấy rằng phán đoán của mình đã đúng được vế: "Không có nam châm chỉ có một cực".
Tuy nhiên mình không tìm thấy tài liệu chứng minh vế thứ hai, có thể do mình tìm chưa kĩ @@
Mình mong mọi người có thể trả lời giúp mình thắc mắc của mình ạ.
Mình xin cảm ơn rất nhiềuuuu :>(:>(:>(
 

Isla Chemistry

Cựu Trợ lí Admin | Cựu Kiểm soát viên
Thành viên
3 Tháng mười hai 2018
2,272
3,910
541
23
Hà Nội
Hà Nội
$\color{Red}{\fbox{ハノイ建築大学}}$
Chào các bạn, mình vừa làm bài tập Từ trường và có tí thắc mắc như sau:

Đây là mệnh đề sai: "Không có nam châm nào chỉ có một cực và cũng không có nam châm nào có nhiều hơn hai cực"

Câu hỏi mà mình đặt ra là: Tại sao câu trên lại là mệnh đề sai nhỉ?

Theo như mình tìm hiểu trên mạng thì mình biết được rằng nam châm có tính phân cực nên không thể tồn tại (hoặc ít nhất là vẫn chưa ai tách được hai cực của nam châm ra) nam châm một cực được. Vậy điều đó đã cho mình thấy rằng phán đoán của mình đã đúng được vế: "Không có nam châm chỉ có một cực".
Tuy nhiên mình không tìm thấy tài liệu chứng minh vế thứ hai, có thể do mình tìm chưa kĩ @@
Mình mong mọi người có thể trả lời giúp mình thắc mắc của mình ạ.
Mình xin cảm ơn rất nhiềuuuu :>(:>(:>(
Năm 1931 nhà vật lý lý thuyết Paul Dirac đã đưa ra giả thuyết tiên đoán về sự tồn tại của đơn cực từ (Dirac monopoles) nhưng chưa ai có thể tạo ra được nó. Tuy nhiên, đến năm 2014, nhóm nghiên cứu của GS. David Hall thuộc Đại học Massachusetts Amherst đã tạo ra, chụp ảnh và nghiên cứu xác định đơn cực từ ngay trong phòng thí nghiệm (Observation of Dirac monopoles in a synthetic magnetic field, in trên tạp chí Nature 505, pp.657–660 - 30/1/2014)
doncuctu2.JPG


Đơn cực từ là hạt cư xử như một cực từ bắc hoặc nam cô lập, là chủ đề nghiên cứu từ vài trăm năm trước kể từ lần đầu tiên quan sát thấy hiện tượng từ tính. Nhiều nghiên cứu lý thuyết và tìm kiếm thực nghiệm cho đến nay vẫn chưa thành công đã đi theo sự phát triển lý thuyết các đơn cực của Dirac vào năm 1931, phù hợp với cả cơ lượng tử lẫn bất biến gauge của trường điện từ. Sự tồn tại thậm chí của chỉ một đơn cực từ Dirac sẽ có hệ quả vật lý có ảnh hưởng sâu rộng, mà nổi tiếng nhất là giải thích được vấn đề lượng tử hóa điện tích. Mặc dù những dạng tương tự của đơn cực từ đã được tìm thấy trong băng spin lạ và trong các hệ khác, nhưng cho đến nay vẫn chưa quan sát được trực tiếp bằng thực nghiệm đơn cực Dirac trong môi trường lượng tử như heli-3 siêu chảy. Ở đây chúng tôi cho thấy có thể tạo ra được một cách có kiểm soát các đơn cực Dirac trong từ trường tổng hợp được tạo bởi bể ngưng tụ Bose–Einstein của các spin. Các đơn cực đã được xác định ở điểm cuối đường xoáy trong bể ngưng tụ trên cả thực nghiệm lẫn trong mô phỏng số tương ứng. Bằng cách ghi ảnh trực tiếp đường xoáy có thể thấy rõ thấy sự hiện diện của đơn cực qua các số liệu thực nghiệm. Những hình ảnh trong không gian thực này là bằng chứng thực nghiệm thuyết phục và trông đợi từ lâu về sự tồn tại của đơn cực Dirac. Kết quả của chúng tôi tạo ra cơ hội chưa từng có để quan sát và tác chế các đối tượng cơ lượng tử trong một môi trường có kiểm soát.
Tất nhiên thì SGK Việt Nam chưa được cập nhật cái này, nên câu trên là hoàn toàn đúng
 
Top Bottom