Sử 9 Mỹ, Nhật Bản và Tây Âu

Lee Da-bin

Học sinh
Thành viên
10 Tháng một 2019
64
119
46
18
Thanh Hóa
THCS Nguyễn Du
[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

1. So sánh điểm giống nhau và khác nhau giữa Nhật Bản và Tây Âu trong quá trình khôi phục kinh tế sau CTTG thứ II
2. Từ sự phát triển của Mỹ, Tây Âu, Nhật Bản trong thời kỳ hoàng kim sau CTTG thứ 2, hãy làm rõ nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển đó. Theo em, Việt Nam có thể rút ra được những bài học gì cho công cuộc xây dựng và phát triển đất nước hiện nay.
3. Trong các nguyên nhân phát triển kinh tế của Nhật Bản và Mỹ từ sau CTTG thứ 2 có những nguyên nhân chung và nguyên nhân riêng hãy trình bày và phân tích những nguyên nhân chung và riêng đó.
Mn giúp e với
 
  • Like
Reactions: Hồ Nhi

AlexisBorjanov

Học sinh chăm học
Thành viên
23 Tháng tư 2020
788
746
121
Hà Nội
Earth
Nguyên nhân chung đưa tới sự phát triển của Mĩ, Tây Âu và Nhật Bản:
- Áp dụng những thành tựu của cuộc cách mạng khoa học kĩ thuật hiện đại để tăng năng suất lao động, nâng cao chất lượng, hạ giá thành sản phẩm. Đây là nguyên nhân chung có ý nghĩa quyết định nhất đến sự phát triển của chủ nghĩa tư bản sau chiến tranh thế giới thứ hai.
- Nhà nước có vai trò rất lớn trong việc quản lý hiệu quả, điều tiết, thúc đẩy nền kinh tế …
- Biết tận dụng tốt các cơ hội bên ngoài để phát triển (Mĩ lợi dụng chiến tranh để làm giàu; Tây Âu tận dụng viện trợ Mĩ, giá nguyên liệu rẻ từ thế giới thứ ba, hợp tác có hiệu quả trong khuôn khổ Cộng đồng châu Âu (EC); Nhật tận dụng viện trợ Mĩ, các cuộc chiến tranh Triều Tiên và Việt Nam để làm giàu)
Bài học kinh nghiệm với Việt Nam:
- Chú trọng tiếp thu những thành tựu khoa học kĩ thuật hiện đại, áp dụng sáng tạo công nghệ mới để đi tắt đón đầu, rút ngắn thời gian xây dựng và phát triển kinh tế.
- Tăng cường vai trò của nhà nước trong việc quản lý, điều tiết nền kinh tế, tiếp thu kinh nghiệm quản lý của các nước khác.
- Ngoài việc phát huy tối đa yếu tố nội lực (tài nguyên phong phú, nhân công dồi dào), cần phải tận dụng tốt những yếu tố bên ngoài để phát triển kinh tế (tranh thủ vốn đầu tư của nước ngoài, thời cơ từ hội nhập quốc tế và khu vực…)
 
  • Like
Reactions: Iam_lucky_girl
Top Bottom