Muốn học giỏi Ngoại Ngữ thì cần Zô đây

D

dragongreem

[TẶNG BẠN] TRỌN BỘ Bí kíp học tốt 08 môn
Chắc suất Đại học top - Giữ chỗ ngay!!

ĐĂNG BÀI NGAY để cùng trao đổi với các thành viên siêu nhiệt tình & dễ thương trên diễn đàn.

KINH NGHIỆM HỌC NGOAỊ NGỮ
Làm thế nào để học giỏi ?




Chúng ta thử tìm trong một lớp học, cùng một giáo viên với một phương pháp giảng dạy, điều kiện học tập như nhau, học viên có chỉ số thông minh như nhau, tại sao có người tiến bộ nhiều, có người tiến bộ ít ?
Học ngoại ngữ để có kết quả tốt nhất
Học Anh văn giỏi cũng đơn giản như nấu nồi canh ngon.Muốn nấu ngon, chúng ta phải có gia vị và phải nêm nếm với một lượng đủ,không được “hà tiện”.
Học viên qua loa ở nhà, vào lớp không chú ý nên kết quả cũng “nhạt phèo” như nồi canh không đủ gia vị.

Tâm lý học viên cho rằng mình mất căn bản chứ không phải mất căn bản. Một khi mình có căn bản thật sự thì không bao giờ mình mất nó được. Rồi học hết sách này tới sách nọ, khóa này tới khoá kia mà “căn bản” vẫn biệt tăm như “người tình không chân dung”.Rồi bạn kết luận tại mình không có khiếu ngoại ngữ. Suy nghĩ này quả là sự sai lầm lớn và chính các bạn đã kìm hãm khả năng của mình. “Thiên tài chỉ là sự kiên nhẫn lâu dài mà thôi”. Do đó, chúng ta cần kiên nẫn luyện tập. Vấn đề là kiên nhẫn bao lâu mới đủ trong thời gian quả là vàng bạc so với thời khóa biểu dày đặc. Nếu học viên có một sự hiểu biết cần thiết khi học ngoại ngữ thì những hiểu biết này sẽ giúp cho học viên rất nhiều trong việc giảm bớt thời gian bỏ ra mà kết quả lại thật hữ:)>-u hiệu.
  • Lúc chuẩn bị: Làm bài tập ở nhà, xem qua bài mới, gạch dưới từ mới.
  • Khi ở lớp:
Chú ý kỹ môi, lưỡi, răng khi giáo viên phát âm, bắt trước giọng,ngữ điệu, để ý dấu nhấn. Khi được sửa sai không nên mắc cỡ.
Dạn dĩ thực tập. Đừng quan niệm nói ra là phải đúng, do đó học viên hay ngần ngại phát biểu hoặc lên bảng. Làm sao trong buổi học, chúng ta mở miệng nói được càng nhiều càng tốt. Có nói sai mình mới được sửa sai và hoàn thiện được kỹ năng nói của mình. Tránh tâm lý sợ nói ra bị sai là ta đã vượt qua cửa ải vô cùng khó khăn đầu tiên.
Không nên ngồi một mình. Học là để giao tiếp chứ không phải làm “ốc đảo”.
  • Về nhà:
Tập đọc và viết từ mới nhiều lần. Miệng đọc lớn, tay viết, tai nghe, đầu óc nghĩ đến nghĩa của chữ, hoặc nhắm mắt lại tưởng tượng đến chữ được viết như vậy- điều đó sẽ giúp học viên nhớ lâu hơn.
Tập thói quen học thuộc lòng nếu không học được nhiều (cả một bài text hoặc một đoạn đối thoại) chúng ta cố gắng học thuộc lòng một số câu mà mình cảm thấy đắc ý nhất trong buổi học. Học thuộc lòng rất ích lợi. Để thuộc lòng được một câu, học viên phải đọc đi đọc lại nhiều lần. Dĩ nhiên khi đọc, người học phải nhìn vào chữ hoặc phải tưởng tượng ra chữ đó hoặc ý của câu. Điều này giúp học viên nhớ lâu hơn , viết chính tả ít lỗi hơn và đặc biệt là trong khi học thuộc học viên sẽ tự động nối các âm lại. Nhờ vậy khi nói chuyện với người nước ngoài, ta sẽ bắt kịp cách nối vần(linkage) của họ và sẽ hiểu dễ dàng hơn. Cách nối vần này không phải do ta cố tình là được. Nếu cố tình thì ngay chỗ nối vần ta sẽ bị khựng hoặc đọc gằn tại âm đó- nghe không dược tự nhiên. Khi nối vần, lúc đó ta phải phát âm nhanh, nhẹ và thấp giọng một cách tự nhiên và thoải mái. Ví như khi quạt quay chậm thì ta thấy rõ 3 cánh, khi quay nhanh tưởng chừng như có 1 cánh mà thôi. Nối vần cũng giống như cánh quạt quay nhanh. Điều này học viên chỉ có đượckhi phải đọc 1 câu nhiều lần. Những lần đầu đọc chậm, đúng và những lần sau tốc độ ngày càng nhanh.
Đọc có 2 cách: Đọc ra tiếng (up reading) và đọc thầm (silent reading). Đọc ra tiếng cũng có 2 cách: đọc chậm rãi,vừa đọc vừa hiểu nghĩa, đọc nhanh mà không cần hiểu nghĩa, khi đọc chỉ chú tâm đọc đúng và lưu loát để gia tăng tốc độ đọc của mình.



 
Top Bottom